Tiểu Luận Tìm hiểu về tác dụng và vai trò của tri thức nhân loại

Thảo luận trong 'Dân Tộc Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tìm hiểu về tác dụng và vai trò của tri thức nhân loại
    - Khái niệm của triết học về tri thức:
    Theo quan điểm của triết học thì tri thức là kết qủa quá trình nhận thức của con người về thế giới hiện thực, làm tái hiện trong tư tuởng những thuộc tính, những quy luật của thế giới ấy và diễn đạt chúng dưới hình thức ngôn ngữhoặc các hệ thống ngôn ngữ khác
    - Một số khái niệm khác về tri thức:
    Có rất nhiều cách hiểu về tri thức chúng ta có thể tham khảo một số khái niệm khác như
    Tri thức được hiểu là kết quả của nhận thức, là phản ánh trung thực của thực tiễn vào t¬ư duy của con người, tính đúng đắn của nó thể hiện bằng sự kiểm nghiệm của thực tế, đồng thời phù hợp với các nguyên lý của lý luận về nhận thức trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng.
    Có thể coi tri thức là sự hiểu biết, sáng tạo và những khả năng, kỹ năng để ứng dụng nó ( hiểu biết sáng tạo) vào việc tạo ra cái mới nhằm mục đích phát triển kinh tế- xã hội.
    b, Cấu trúc của tri thức:
    Tri thức là lĩnh vực rất rộng, có thể xem xét ở nhiều cấp độ, khía cạnh khác nhau. Tri thức có thể là tri thức đời thường (còn gọi là tri thức tiền khoa học, tri thức kinh nghiệm đời thường hoặc có sách viết là tri thức thường nghiệm), tri thức nghệ thuật và tri thức khoa học (kình nghiệm và lý luận)
    Hầu hết các nhà khoa học đều thừa nhận tri thức khoa học bao gồm tri thức kinh nghiệm và tri thức lý luận. Trong đó tri thức kinh nghiệm là trình độ thấp, còn tri thức lý luận là trình độ cao của tri thức khoa học. Giữa hai trình độ này các tri thức khoa học có mối quan hệ mật thiết với nhau, làm tiền đề, cơ sở cho nhau cùng phát triển, phản ánh ngày càng gần đúng hơn, đầy đủ hơn và sâu sắc hơn về thế giới vật chất đang vận động không ngừng.
    Tri thức kinh nghiệm là sự phản ánh cái hiện tượng, cái đơn nhất, cái cụ thể, cái trực tiếp, bề ngoài của sự vật. Nó mới chỉ là một hình thức, một trình độ của nhận thức, nên chưa thể nắm bắt được một cách đầy đủ, toàn diện cái tất yếu, cái bản chất sâu sắc, cũng như các mối liên hệ bên trong của sự vật, hiện tượng.
    Tri thức lý luận được khái quát từ tri thức kinh nghiệm. Nó tồn tại trong hệ thống các khái niệm, phạm trù, quy luật, giả thuyết, lý thuyết, học thuyết nào đó. Lý luận hình thành từ kinh nghiệm nhưng nó không xuất hiện một cách trực tiếp, tự phát và không phải mọi lý luận đều xuất phát trực tiếp từ kinh nghiệm. Hồ Chí Minh nói: "Lý luận là sự tổng kết những kinh nghiệm của loài người, là sự tổng hợp những tri thức về tự nhiên và xã hội, được tích lũy lại trong quá trình lịch sử" (Hồ Chí Minh, 1995-/996, tập 8, tr. 497). Trì thức lý luận ở vào trình độ cao nhất của tri thức khoa học, là sản phẩm của tư duy bậc cao. Tri thức lý luận mang lại những hiểu biết có tính bản chất, bên trong, vạch ra những mối liên hệ tất nhiên, và tính quy luật của đối tượng
    Nói tóm lại Tri thức kinh nghiệm, chính là cơ sở dữ liệu để khái quát hình thành nên tri thức lý luận. Tri thức lý luận nâng tri thức kinh nghiệm lên trình độ cao hơn về chất, từ chỗ là cái cụ thể, đơn nhất trở thành cái có tính khái quát phổ biến
    2. Vai trò của tri thức trong hoạt động của con người
    Khi xem xét về tác dụng của Tri thức đối với cuộc sống loài người, thường khảo sát hai vấn đề chính: "Tri thức có vai trò gì trong việc hình thành loài người?" và "Tri thức có vai trò gì trong việc tồn tại và phát triển của loài người?".
    a, Vai trò của tri thức trong sự hình thành con nguời:
    Để xét xem Tri thức có vai trò gì trong việc tạo ra loài người, đồng thời có vai trò gì trong quá trình phát triển của loài người, chúng ta phải khảo sát các học thuyết về việc loài người được tạo ra như thế nào. Từ khi ngành sinh vật học ra đời, đã có rất nhiều lý thuyết khác nhau về việc hình thành và phát triển của các sinh vật sống. Cho đến nay, có hai học thuyết chính chưa bị chứng minh là sai
     
Đang tải...