Luận Văn Tìm hiểu về quy trình làm việc của dây chuyền sản xuất bột giấy OCC MIXED WASTE PAPER 400

Thảo luận trong 'Hóa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khóa luận tốt nghiệp
    Đề tài: Tìm hiểu về quy trình làm việc của dây chuyền sản xuất bột giấy OCC MIXED WASTE PAPER 400
    Định dạng file word


    PHẦN MỞ ĐẦU
    1.1 Đặt vấn đề
    Giấy là một sản phẩm của nền văn minh nhân loại với lịch sử hàng nghìn năm. Thành phần chính của giấy là xelluloz, một loại polyme mạch thẳng và dài có trong gỗ, nằm bên trong lõi cây.
    Theo thống kê của Hiệp hội giấy Việt Nam, trong 6 tháng đầu năm 2011, tình hình sản xuất của ngành giấy Việt Nam vẫn tương đối ổn định, sản lượng giấy, bìa các loại ước đạt 925,7 nghìn tấn. Với lượng sản phẩm cao như vậy, cùng với gia tăng giấy nhập khẩu đã tạo ra một lượng giấy đã sử dụng rất cao. Việc sử dụng số lượng giấy này vào một mục đích khác sao cho có hiệu quả đang đặt một thách thức không hề nhỏ cho những giải pháp mới. Giấy đã qua sử dụng nếu không được đem tái sản xuất sẽ rất lãng phí. Không phải nguồn nguyên liệu lúc nào cũng sẵn có trong tự nhiên, sau một thời gian sẽ không còn đủ cho sản xuất giấy nữa, và không còn đủ để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của con người. Do vậy chúng ta phải tìm ra một phương pháp hay một hướng đi mới cho ngành giấy, và phương pháp sản xuất giấy từ giấy đã qua sử dụng là một hướng đi mới cho ngành giấy.
    Từ nhứng lý do trên em xin trình bày về quy trình sản xuất bột giấy OCC từ các loại giấy đã qua sử dụng.
    1.2 Mục tiêu đề tài
    Xây dựng quy trình sản xuất bột OCC cung cấp cho sản xuất giấy Cacton từ nguồn nguyên liệu giấy đã qua sử dụng để đáp ứng nhu cầu của ngành công nghiệp.
    1.3 Nhiệm vụ đề tài
    T Đưa ra được quy trình sản xuất bột giấy OCC từ giấy đã qua sử dụng.
    T Làm rõ quá trình làm việc của các thiết bị trong dây chuyền sản xuất bột OCC.
    1.4 Nội dung đề tài
    T Tìm hiểu về quy trình làm việc của dây chuyền sản xuất bột giấy OCC MIXED WASTE PAPER 400.
    CHƯƠNG I
    TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN
    GIẤY SÀI GÒN – MỸ XUÂN
    1.1. Giới thiệu khái quát về công ty
    T Tên công ty: Công ty TNHH một thành viên giấy Sài Gòn – Mỹ Xuân.
    T Tên tiếng giao dịch đối ngoại: Saigonpaper Corporation.
    T Tên viết tắt: SGP Corp.
    T Mã số thuế: 3500813231
    T Địa chỉ: KCN Mỹ Xuân A, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
    T Điện thoại: 064-899338
    T Fax: 064-899338
    T Email: <a class="__cf_email__" href="http://www.cloudflare.com/email-protection" data-cfemail="aec3d7d6dbcfc0c8cfcddac1dcd7eeddcfc7c9c1c0decfdecbdc80cdc1c3">[email protected]<script type="text/javascript">
    (function(){try{var s,a,i,j,r,c,l,b=document.getElementsByTagName("script");l=b[b.length-1].previousSibling;a=l.getAttribute(data-cfemail);if(a){s=;r=parseInt(a.substr(0,2),16);for(j=2;a.length-j;j+=2){c=parseInt(a.substr(j,2),16)^r;s+=String.fromCharCode(c);}s=document.createTextNode(s);l.parentNode.replaceChild(s,l);}}catch(e){}})();

    T Website: www saigonpaper.com.
    1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
    Công ty TNHH một thành viên giấy Sài Gòn – Mỹ Xuân được thành lập từ năm 1997.
    Tháng 12/1998, công ty trách nhiệm hữu hạn giấy Sài Gòn với vốn đầu tư là 5 tỷ đồng.
    Tháng 6/2003, công ty chuyển đổi thành công ty cổ phần giấy Sài Gòn (saigonpaper corporation) vốn điều lệ là 18 tỷ đồng, giấy đăng ký kinh doanh số 4103001675 ngày 25 tháng 06 năm 2003 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM cấp.
    Tháng 4/2004, công ty đầu tư xây dựng nhà máy giấy Mỹ Xuân tại khu công nghiệp Mỹ Xuân A, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trên diện tích 45ha với số vốn đầu tư là 392 tỷ đồng.
    Tháng 10/2005 xây dựng khu nhà ở dành cho cán bộ công nhân viên nhà máy Mỹ Xuân.
    Tháng 6/2006 đầu tư xây dựng tổng kho quận 12 tại phường An phú đông Q.12 TP.HCM trên diện tích 7.000m[SUP]2[/SUP] chuyên về thu mua giấy phế liệu và chứa thành phẩm.
    Tháng 7/2007 công ty giấy Mỹ xuân chuyển thành công ty TNHH một thành viên giấy Sài Gòn – Mỹ Xuân với 100% vốn góp từ công ty cổ phần giấy Sài Gòn.
    Tháng 10/2007 khởi công dự án mở rộng nhà máy giấy Mỹ Xuân tại Khu Công Nghiệp Mỹ Xuân A, Tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu trên diện tích đất 6,8 ha, tổng số vốn đầu tư 110 triệu USD, đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất các loại giấy cao cấp như giấy testliners, coated board, tissue có công suất 230.000 tấn/năm.
    Năm 2010, tiến hành lắp đặt các dây chuyền sản xuất được nhập khẩu từ Châu Âu với công nghệ hiện đại nhất hiện nay tại ASEAN trong ngành giấy. Sau khi chính thức đưa vào vận hành sẽ nâng tổng công suất hàng năm của Giấy Sài Gòn lên 35.000 tấn giấy Tissue, 230.000 tấn giấy công nghiệp.
    1.1.2. Các thành tựu đạt được
    Công ty đã đầu tư vốn để xây dựng nhà máy Mỹ Xuân với quy mô lên đến 50.000 m[SUP]2[/SUP] tại khu công nghiệp Mỹ Xuân A, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với vốn đầu tư lên dến 20 triệu USD. Hiện nay, nhà máy là nhà máy sản xuất giấy hàng đầu Việt Nam với công suất 90.000 tấn/năm. Đây là nhà máy có quy trình sản xuất hiện đại nhất Đông Nam Á, với các thiết bị được nhập khẩu từ các nước hàng đầu như công nghệ Nhật Bản, Châu Âu, Hoa Kỳ, với quy trình sản xuất hiện đại, nhà máy cũng đáp ứng được nhu cầu xử lý chất thải theo tiêu chuẩn xanh, đảm bảo về sự an toàn cho môi trường.
    Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, bằng sự nỗ lực hết mình của từng thành viên trong công, công ty đã đạt được nhiều thành tựu như: thương hiệu nổi tiếng Việt Nam, Sao vàng đất Việt, được người tiêu dung bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao 10 năm liền.
    Đặc biệt trong năm 2007, công ty đạt được danh hiệu doanh nghiệp ASEAN được ngưỡng mộ nhất về tốc độ tăng trưởng, tạo công ăn việc làm cho người lao động nhân dịp kỉ niệm 40 thành lập ASEAN.
    1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng của các phòng ban


    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    [1]. Nguyễn Thị Ngọc Bích, “Kỹ thuật Xenlulo và Giấy”, NXB Đại Học Quốc Gia TP.HCM - 2003.
    [2]. Giáo trình “Công nghệ sản xuất bột và giấy”, Công Ty TNHH một thành viên Giấy Sài Gòn – Mỹ Xuân.
    [3]. “Sổ tay quá trình thiết bị công nghệ hoá chất tập I” – NXB Khoa Học Kỹ Thuật - 1997.
    [4]. “Sổ tay quá trình thiết bị công nghệ hoá chất tập II” – NXB Khoa Học Kỹ Thuật -1999.
    [5]. TS. Hồ Sỹ Tráng, “Cơ sở Hóa học gỗ và xenluloza” (Tập I, Tập II).
    [6]. http://www.saigonpaper.com.
    [7]. http://www.vinapaco.com.vn.
    [8]. http://***********.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...