Luận Văn Tìm hiểu về Portal và Dotnetnuke

Thảo luận trong 'Công Nghệ Thông Tin' bắt đầu bởi Mai Kul, 15/12/13.

  1. Mai Kul

    Mai Kul New Member

    Bài viết:
    1,299
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục lục
    1. Khái niệm Portal 3
    1.1 Khái niệm cổng thông tin tích hợp (portal) 3
    1.2 Phân loại cổng thông tin 3
    1.2.1 Các Portal công cộng (Public Portal) 3
    1.2.2 Các Portal tác nghiệp (Enterprise Portal) 3
    1.2.3 Các Portal Website 4
    1.3 Các tính năng cơ bản của portal 4
    1.4 Các dịch vụ mà hệ thống Portal có thể cung cấp 6
    1.5 Sự khác nhau cơ bản của Portal và WebSite 7
    2. Giới thiệu Dotnetnuke Portal (Giải pháp phát triển Website cộng nghệ mới) 9
    2.1 Giới thiệu chung 9
    2.1.1 Dotnetnuke là gì (DNN) ? 9
    2.1.2 Nguồn gốc Dotnetnuke 11
    2.1.3 Khả năng mở rộng 12
    2.2 Cài đặt Dotnetnuke 12
    2.2.1 Tải hệ thống DotNetNuke 12
    2.2.2 Cài đặt 13
    2.3 Trang cơ bản 22
    2.3.1 Tổng quan về trang 22
    2.3.2 Tạo trang cơ bản 24
    2.3.3 Xóa trang 27
    2.3.4 Phục hồi trang bị xóa 28
    2.3.5 Phân quyền sử dụng trên trang 31
    2.3.6 Di chuyển trang 32
    2.4 Quản Lý WebSite 35
    2.4.1 Thay đổi Skin của WebSite 35
    2.4.2 Thay đổi logo của WebSite 41
    2.4.3 Quản lý người dùng 43
    2.4.4 Quản lý File 45
    2.5 Quản lý Modules 47
    2.5.1 Tổng quan về module 47
    2.5.2 Thêm module vào trang 51
    2.5.3 Di chuyển module 53
    2.5.4 Xóa Module 56
    2.5.5 Phục hồi module bị xóa 57
    2.5.6 Phân quyền cho module 59
    2.6 Một số module thường dung 62
    2.6.1 Text/Html 62
    2.6.2 Announcements (thông báo) 63
    2.6.3 Link (liên kết) 66
    2.6.4 Module Documents (tài liệu) 71
    2.6.5 Events (sự kiện) 75
    3 kiến trúc Module của Dotnetnuke 78
    3.1 Định nghĩa 78
    3.2 xây dựng module 80
    3.2.1 Cơ sở dữ liệu và thiết lập ban đầu 81
    3.2.2 Tầng logic nghiệp vụ (Business Logic Layer - BLL) 83
    3.2.3 Tầng truy cập dữ liệu (Data Access Layer - DAL) 85
    3.2.4 Tầng giao diện (Presentation Layer) 86
    3.2.5 Khai báo module với Dotnetnuke 87
    4. Ứng dụng xây dựng Tòa soạn báo điện tử 91
    4.1 Cách nhìn nhận về Tòa soạn báo điện tử 91
    4.2 Mục tiêu đề tài 91
    4.2.1 Tìm hiểu Bộ portal mã nguồn mở DotNetNuke 91
    4.2.2 xây dựng tòa soạn báo điện tử 92
    4.3 xây dựng hệ thống 93
    4.3.1 Các chức năng chính của hệ thống 93
    4.3.2 xây dựng cơ sở dữ liệu 103
    4.3.3 xây dựng module và gắn vào Dotnetnuke 110
    4.4 Giao diện chương trình 122
    5. Tổng kết 128
    Tài liệu tham khảo 130



    CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP CÔNG NGHỆ .NET
    Portal và Dotnetnuke
    1. Khái niệm Portal
    1.1 Khái niệm cổng thông tin tích hợp (portal)
    “Cổng thông tin điện tử tích hợp là điểm truy cập tập trung và duy nhất, tích hợp các kênh thông tin, các dịch vụ và ứng dụng, phân phối tới người sử dụng thông qua một phương thức thống nhất và đơn giản trên nền tảng Web”.
    1.2 Phân loại cổng thông tin
    Có nhiều cách phân loại Portal, ở đây phân loại theo mục đích sử dụng cũng như quy mô thì có thể chia các Portal hiện có thành ba loại.
    1.2.1 Các Portal công cộng (Public Portal)
    Các Portal loại này được thiết kế dành cho một lượng rất lớn người dùng dễ dàng truy cập vào các ứng dụng trên web (web-based) thông qua các liên kết và hộp tìm kiếm chỉ bằng một lần đăng nhập duy nhất. Nổi tiếng nhất trong loại Portal này là các Portal: My Yahoo, AOL hay Excite. Các Portal kiểu này hướng đến đại đa số người dùng, do vậy chúng thường tập trung vào khả năng cá nhân hóa (Personalization), đa ngôn ngữ, phát triển các tính năng phổ biến sao cho người dùng có thể sử dụng dễ dàng. Khả năng quản lý số lượng người dùng rất lớn cũng như cho phép tìm kiếm nhanh thông tin từ một lượng dữ liệu khổng lồ là thế mạnh của loại portal này tuy nhiên vì phục vụ số đông nên chúng không dành cho các công việc nghiệp vụ cụ thể nào cả.
    1.2.2 Các Portal tác nghiệp (Enterprise Portal)
    Các Portal loại này quản lý số lượng người dùng không nhiều bằng Portal công cộng. Các Portal loại này chuyên dùng cho các doanh nghiệp, phục vụ cho tác nghiệp, chuyên làm các công việc nghiệp vụ như: quản lý mạng lưới bán lẻ, ngân hàng, website bán hàng cỡ lớn hay quản lý tài nguyên công ty . Do vậy, chúng được thiết kế rất tốt, thực hiện được các nghiệp vụ phức tạp, liên kết nhiều kiểu dữ liệu khác nhau.
    1.2.3 Các Portal Website
    Các Portal kiểu này thường dùng để tạo ra các Website, chính xác hơn là các Website có thể tùy biến (customizable website). Các Portal này cung cấp các tính năng rất cơ bản, giúp các nhà phát triển web có thể dễ dàng tạo ra một website cho riêng mình. Các Portal này hỗ trợ các tính năng cá nhân hoá và đa ngôn ngữ ở mức vừa phải, có thể thêm vào các mô đun tác nghiệp không quá phức tạp. Để làm được điều này, các Portal được mở một phần hoặc hoàn toàn mã nguồn, để người dùng Portal (thường là quản trị Website) có thể tự xây dựng các mô đun, tất nhiên là theo chuẩn của Portal, để tích hợp vào website của mình hoặc thậm chí đem bán cho các site khác có cùng nguồn gốc. Các portal này tương đối đơn giản, chỉ sử dụng một vài cơ sở dữ liệu phổ biến, tuy nhiên cũng không kém phần linh động khi tuỳ biến giao diện cũng như thao tác nghiệp vụ.
    1.3 Các tính năng cơ bản của portal
    Tuy có nhiều loại cổng thông tin khác nhau, cung cấp nhiều loại dịch vụ và ứng dụng khác nhau, nhưng tất cả các loại cổng thông tin đều có chung một số tính năng cơ bản. Các tính năng này là được sử dụng như là một tiêu chuẩn để phân biệt giữa cổng thông tin điện tử tích hợp với một website hoặc với một ứng dụng chạy trên nền tảng Web (web application).
    Các tính năng đó bao gồm:
    ã Đăng nhập một lần (Single-Sign-On-SSO)
    Để truy cập vào dữ liệu và dịch vụ khác nhau, người dùng chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất. Hệ thống Portal thực hiện điều này thông qua quá trình quản lý phiên (Session Management). Thông qua quá trình này, người dùng dễ dàng truy cập và thao tác dữ liệu, nhưng không phải lo lắng gì về mặt an ninh bảo mật vì Portal đã dùng những công nghệ bảo mật an toàn nhất ngầm phía dưới một phiên làm việc từ khi người dùng đăng nhập đến khi đăng xuất.
    ã Khả năng cá nhân hoá (Customization hay Personalization)
    Khi người dùng đăng ký với hệ thống, họ sẽ được cấp một tài khoản. Mỗi tài khoản người dùng đăng nhập vào đều được cấp cho một “khung trời riêng”, họ có cảm giác như là một website của riêng mình, họ có thể tuỳ biến được giao diện tuỳ theo ý thích, thêm bớt các mô đun, hình ảnh giống như post hay delete một bài viết của mình trên forum vậy. Khả năng này còn thể hiện ở chỗ: nhà quản trị website có thể trực quan hoá các công việc thêm bớt, thay đổi vị trí các mô đun mà không động đến một dòng HTML hay mã nguồn của Website mình.
    ã Tích hợp nhiều loại thông tin (Content aggregation):
    Cho phép xây dựng nội dung thông tin từ nhiều nguồn khác nhau cho nhiều đối tượng sử dụng. Sự khác biệt giữa các nội dung thông tin sẽ được xác định qua các ngữ cảnh hoạt động của người dùng, ví dụ như đối với từng đối tượng sử dụng sau khi thông qua quá trình xác thực thì sẽ được cung cấp các thông tin khác nhau, hoặc nội dung thông tin sẽ được cung cấp khác nhau trong quá trình cá nhân hoá thông tin.
    ã Xuất bản thông tin (Content syndication):
    Thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, cung cấp cho người dùng thông qua các phương pháp hoặc giao thức (protocol) một cách thích hợp. Một hệ thống xuất bản thông tin chuyên nghiệp phải có khả năng xuất bản thông tin với các định dạng đã được quy chuẩn, ví dụ như RDF (Resource Description Format), RSS (Realy Simple Syndication), NITF (News Industry Text Format) và NewsXML. Ngoài ra, các tiêu chuẩn dựa trên XML cũng phải được áp dụng để quản trị và hiển thị nội dung một cách thống nhất, xuyên suốt trong quá trình xuất bản thông tin. Các tiêu chuẩn dựa trên XML này cho phép đưa ra giải pháp nhanh nhất để khai thác và sử dụng thông tin trên các Web site khác nhau thông qua quá trình thu thập và bóc tách thông tin với các định dạng đã được quy chuẩn.
    ã Hỗ trợ nhiều môi trường hiển thị thông tin (Multidevice support):
    Cho phép hiển thị cùng một nội dung thông tin trên nhiều loại thiết bị khác nhau như: màn hình máy tính (PC), thiết bị di động (Mobile phone, Wireless phone, PDA), sử dụng để in hay cho bản fax . một cách tự động bằng cách xác định thiết bị hiển thị thông qua các thuộc tính khác nhau. Ví dụ: cùng một nội dung đó, khi hiển thị trên màn hình máy tính thì sử dụng HTML, nhưng khi hệ thống xác định được thiết bị hiển thị là PDA hay mobile phone, hệ thống sẽ loại bỏ các ảnh có trong nội dung và tự động chuyển nội dung đó sang định dạng WML (Wireless Markup Language) để phù hợp cho việc hiển thị trên màn hình của thiết bị di động.
    ã quản trị portal (Portal administration):
    Xác định cách thức hiển thị thông tin cho người dùng cuối. Tính năng này không chỉ đơn giản là thiết lập các giao diện người dùng với các chi tiết đồ hoạ (look-and-feel), với tính năng này, người quản trị phải định nghĩa được các thành phần thông tin, các kênh tương tác với người sử dụng cuối, định nghĩa nhóm người dùng cùng với các quyền truy cập và sử dụng thông tin khác nhau.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...