Đồ Án Tìm hiểu về phần mềm sản xuất chương trình phát thanh fast edit.

Thảo luận trong 'Viễn Thông' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 14/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU
    Thiết bị sản xuất chương trình phát thanh liên tục được đa dạng theo sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật. Trong môi trường thay đổi nhanh, đòi hỏi thiết bị phải đáp ứng yêu cầu là hiệu quả cao hơn, chất lượng tốt hơn. Để đáp ứng nhu cầu đó, đài phát thanh truyền hình Thái Bình luôn tiếp cận khoa học kĩ thuật mới nhất phục vụ cho sản xuất các chương trình phục vụ cho khán thính giả trong và ngoài tỉnh. Đài Thái Bình thành lập từ ngày 2/9/1956, Đài truyền thanh Thái Bình chỉ có 08 cán bộ, công nhân viên, vừa khai thác, thợ máy, đường dây vừa làm phóng viên, biên tập, phát thanh viên với những phương tiện kỹ thuật thô sơ để đưa tín hiệu truyền thanh vượt ra ngoài khu vực Thị xã, tới một số địa bàn lân cận. Sau đó, do yêu cầu nhiệm vụ chính trị và phát triển sự nghiệp, năm 1957 tỉnh đã đầu tư xây dựng Đài truyền thanh thứ 2 tại xã Trung Đồng (Nay là Nam Trung), huyện Tiền Hải, thành lập Xưởng truyền thanh, đội công trình và phòng nghiệp vụ.
    Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, các thế hệ của Đài đã sát cánh cùng nhân dân vừa sản xuất, vừa chiến đấu, vượt qua bao khó khăn, thử thách, viết lên bản anh hùng ca về chủ nghĩa anh hùng cách mạng, về độc lập dân tộc và CNXH. Hệ thống truyền thanh của tỉnh đã phát huy sức mạnh trong việc đưa chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đến với người dân một cách nhanh chóng và kịp thời. Các chương trình của Đài đã phản ánh, cổ vũ phong trào thi đua yêu nước, khơi dậy và nhân lên truyền thống, sức mạnh của nhân dân Thái Bình vừa sản suất, chiến đấu, xây dựng hậu phương vững mạnh, chi viện sức người, sức của tới mức cao nhất cho tiền tuyến, với quyết tâm "Thóc thừa cân, quân vượt mức". Trong bom đạn của kẻ thù, Thái Bình đã viết lên "Bài ca 5 tấn", qua cánh sóng vang xa, làm nức lòng nhân dân cả nước. Qua hệ thống truyền thanh người Thái Bình ở hậu phương được dõi theo bước chân của con em mình, của những đoàn quân giải phóng trên các chiến trường và đón nhận tin vui thắng trận của quân dân hai miền Nam, Bắc. Trong khí thế cách mạng dâng trào và hào hùng ấy có những cán bộ Đài truyền thanh đã anh dũng hy sinh, như Nguyễn Đức Toàn dùng thân mình nối 2 đầu đường dây truyền thanh bị đứt để Tiếng nói Thái Bình không bị gián đoạn, anh đã vinh dự được Bác Hồ gửi Thư khen và tặng Huy hiệu của Người. Nhiều phóng viên biên tập viên luôn có mặt ở những địa bàn nóng bỏng để có tin bài nhanh nhất về các sự kiện, các chiến công trên mọi lĩnh vực . Khi Tổ quốc cần, họ tự nguyện lên đường đi chiến đấu. Nguyễn Thanh Xuân - người phóng viên trẻ đã anh dũng hy sinh ở mặt trận phía Nam để lại cho đồng nghiệp một tấm gương sáng về lòng yêu nước nồng nàn của một nhà báo - chiến sỹ.
    Đầu năm 1975, Đài đã trang bị máy phát sóng cực ngắn chạy bằng đèn điện tử, mở ra thời kỳ phát thanh của Đài. Ngày 15 tháng 5 năm 1975 lễ mít tinh chào mừng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đã được truyền trực tiếp qua sóng cực ngắn đến các cơ sở, làm nức lòng cán bộ, quân dân toàn tỉnh.
    Cùng với Đài tỉnh, Đài truyền thanh 8 huyện, thị và các xã, phường thị trấn đã tạo nên một hệ thống phát thanh, truyền thanh khép kín, chuyển tải đầy đủ, kịp thời các chủ trương, chính sách, các chỉ thị, nghị quyết, các nhiệm vụ đến cơ sở. Thái Bình là tỉnh hoàn chỉnh mạng lưới truyền thanh cơ sở sớm nhất, được Cục Truyền thanh tổ chức Hội nghị rút kinh nghiệm cho Đài các tỉnh miền Bắc. Ngày 02/9/1977 UBND tỉnh Thái Bình ra quyết định thành lập Đài phát thanh Thái Bình trên cơ sở sáp nhập Đài Truyền thanh với Công ty Truyền thanh và bộ phận quay phim thuộc phòng Thông tin cổ động - Sở VHTT Thái Bình.
    Bên cạnh hệ thống phát thanh truyền thanh, thực hiện mong muốn của Bác Hồ: "Làm sao dân ta được xem truyền hình"? ngày 28/6/1988, UBND tỉnh Quyết định lắp đặt máy phát sóng truyền hình, công suất 40W. Đúng vào ngày 2/9/ 1988, trên không gian Thái Bình xuất hiện làn sóng màu - sóng Truyền hình Thái Bình, một công nghệ mới, một kênh thông tin mới phục vụ có hiệu quả công tác tuyên truyền, đáp ứng lòng mong mỏi của Bác kính yêu.
    Ngày 19/8/1989, UBND tỉnh đã ra Quyết định số 384/QĐ - UBND đổi tên Đài Phát thanh Thái Bình thành Đài Phát thanh - Truyền hình Thái Bình. Cũng từ đó, Truyền hình của tỉnh đã có những bước phát triển mới, phù hợp với xu thế phát triển chung của đất nước. Máy phát hình ThomSon 200W kênh 6 được lắp đặt vào năm 1990; máy phát hình HaRit công suất 5KW được lắp đặt vào năm 1996, tiếp đó là nâng công suất máy phát hình kênh 6 lên 1200W rồi 5KW, xây dựng cột phát sóng 125 mét; thực hiện dự án đầu tư thiết bị sản suất chương trình truyền hình kỹ thuật số; trang bị máy phát hình 5KW kênh 32 phát chuyển tiếp Đài THVN. Với sự đầu tư đó, tiếng nói và hình ảnh Thái Bình ngày càng vươn xa, là công cụ tuyên truyền tin cậy của Đảng bộ, chính quyền, là người bạn gần gũi và là diễn đàn dân chủ của các tầng lớp nhân dân trong tỉnh. Thái Bình sớm trở thành địa phương hoàn thành việc phủ sóng Đài tiếng nói Việt Nam và Đài THVN tới tất cả các vùng quê trong tỉnh. Riêng sóng THVN được phủ cả 3 kênh V1, V2, V3. Tháng 4-2004, Tỉnh uỷ có Kết luận số 11 và UBND tỉnh có Quyết định số 31 về Định hướng chiến lược phát triển sự nghiệp phát thanh và truyền hình đến năm 2010, thể hiện đầy đủ quan điểm, chủ trương và giải pháp để tiếp tục đầu tư các thiết bị kỹ thuật phát thanh, truyền hình cho ngang tầm khu vực và toàn Quốc, nâng cao chất lượng sản xuất chương trình, nội dung phong phú và đa dạng, hình thức đẹp hơn và hấp dẫn hơn.
    Là một sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp ra trường, được thực tập trên trang thiết bị máy móc hiện đại là một may mắn cho tôi, khóa thực tập này tôi rất mong ban giám đốc , các anh chị tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong thời gian thực tập để tôi có thể hoàn thành khóa thực tập.

    nội dung
    Chương i: Giới thiệu về đài phát thanh - truyền hình thái bình
    Chương ii: Các yêu cầu đối với phòng thu. Một số loại phòng thu.
    Chương iii: Tìm hiểu về phần mềm sản xuất chương trình phát thanh fast edit.
    Chương iv: Hệ thống sản xuất chương trình phát thanh tại cơ sở
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...