Tiểu Luận Tìm hiểu về Nho giáo và ảnh hưởng của Nho giáo đến truyền thống văn hóa Việt Nam

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    A. MỞ ĐẦU 2
    B. NỘI DUNG 2
    1. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ TRIẾT HỌC TRUNG HOA CỔ - TRUNG ĐẠI. 2
    1.1. Đặc điểm chính trị, xã hội Trung Hoa cổ - trung đại 2
    a. Địa lý. 2
    b. Nhân chủng học. 2
    c. Hoàn cảnh lịch sử phát sinh các học thuyết triết học. 2
    1.2. Các đặc điểm cơ bản của triết học Trung Hoa cổ - trung đại 3
    1.3. Các học thuyết có ảnh hưởng đến sự hình thành Nho giáo. 3
    a. Thuyết Âm – Dương. 3
    b. Thuyết Ngũ hành. 4
    c. Thuyết Bát quá. 6
    2. NHỮNG TƯ TƯỞNG CƠ BẢN TRONG TRIẾT HỌC NHO GIÁO 6
    2.1. Các tác phẩm kinh điển của Nho giáo. 6
    a. Tư Thư. 6
    b. Ngũ Kinh. 7
    2.2. Nội dung cơ bản của Nho giáo. 8
    a. Tu thân. 8
    b. Hành đạo. 9
    2.3. Các giai đoạn phát triển của Nho giáo Trung Hoa, các học giả tiêu biểu. 9
    a. Nho giáo nguyên thủy. 10
    b. Hán Nho. 10
    c. Tống Nho. 10
    3. ẢNH HƯỞNG CỦA NHO GIÁO TRUNG HOA ĐẾN NỀN VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CỦA VIỆT NAM . 10
    3.1. Sự du nhập của Nho giáo vào Việt Nam 10
    3.2. Ảnh hưởng của nho giáo Trung Hoa đến nền văn hóa truyền thống của Việt Nam 11
    a. Ảnh hưởng của Nho giáo đến sự phát triển của xã hội cổ đại Việt Nam 11
    b. Ảnh hưởng của Nho giáo trong thời kỳ cách mạng dân tộc Việt Nam 12
    C. KẾT LUẬN 13










    A. MỞ ĐẦUVăn minh Trung Hoa là một trong những nền văn minh xuất hiện sớm nhất trên thế giới với hơn 4000 năm phát triển liên tục, với nhiều phát minh vĩ đại trong lịch sử trên nhiều lĩnh vực khoa học. Có thể nói, văn minh Trung Hoa là một trong những cái nôi của văn minh nhân loại. Bên cạnh những phát minh, phát kiến về khoa học, văn minh Trung Hoa còn là nơi sản sinh ra nhiều học thuyết triết học lớn có ảnh hưởng đến nền văn minh Châu Á cũng như toàn thế giới.
    Trong số các học thuyết triết học lớn đó phải kể đến trường phái triết học Nho giáo. Nho gia, Nho giáo là những thuật ngữ bắt nguồn từ chữ “nhân” (người), đứng cạnh chữ “nhu” (cần, chờ, đợi). Nho gia còn được gọi là nhà nho, người đã đọc thấu sách thánh hiền được thiên hạ trọng dụng dạy bảo cho mọi người sống hợp với luân thường đạo lý. Nho giáo xuất hiện rất sớm, lúc đầu nó chỉ là những tư tưởng hoặc trí thức chuyên học văn chương và lục nghệ góp phần trị nước. Đến thời Khổng tử đã hệ thống hoá những tư tưởng và tri thức trước đây thành học thuyết, gọi là nho học hay “Khổng học” - gắn với tên người sáng lập ra nó.
    Ngày nay, chúng ta thường nghe nói “nước có quốc pháp, nhà có gia phong” là những câu nói răn dạy để giáo dục con người Việt Nam sống có phép tắc, khuôn mẫu đạo đức nhất định theo tinh thần “Nho giáo”, đồng thời còn là biểu tưởng tự hào về truyền thống văn hoá dân tộc, là nguyên khí tinh thần độc lập, từ cường của một dân tộc, là bản sắc riêng về truyền thống văn hoá.
    Tìm hiểu về Nho giáo và ảnh hưởng của Nho giáo đến truyền thống văn hóa Việt Nam có ý nghĩa hết sức quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...