Luận Văn Tìm hiểu về mối quan hệ dân tộc nhân loại trong thời kì hiện nay

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tìm hiểu về mối quan hệ dân tộc nhân loại trong thời kì hiện nay




    Lời Mở Đầu



    Trong hoàn cảnh thế giới hiện nay, xảy ra các cuộc chiến tranh,các cuộc khủng bố nhằm đe doạ đến hoà bình an ninh thế giới. Các cuộc tàn sát đẫm máu giữa các trường phái theo đạo hồi, hồi giáo, các vấn đề nan dải đó là nạn phân biệt chủng tộc vẫn xảy ra ở các nước trên thế giới tạo cho mối quan hệ giữa các dân tộc không được tốt đẹp cho lắm. Bên cạnh những mặt trái của các mối quan hệ này là mở rộng quan hệ hợp tác hữu nghị, hoà bình, song phương giữa các nước tạo điều kiện giúp đỡ nhau phát triển. Giao lưu văn hoá các dân tộc tạo điều kiện gắn bó chặt chẽ mối quan hệ giữa các nước với nhau.Trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, sẽ tạo lên một mối quan hệ trên toàn thế giới đó là hướng tới những cái tốt đẹp cho toàn nhân loại, đem lại lợi ích cho nhiều quốc gia và các dân tộc trên thế giới. Sự toàn cầu hoá sẽ thủ tiêu các sự khác biệt giữa các nền văn hoá khác nhau, mỗi quốc gia đều có bản sắc riêng của mình, bản sắc dân tộc giữ một vai trò không nhỏ trong việc hội nhập với thế giới. Chúng ta có bản sắc dân tộc thì mới có thể hội nhập , giao lưu với thế giới , mới có cái để giao lưu. Nước Ta Là một nước có 54 dân tộc, có những ngôn ngữ khác nhau, có mối quan hệ mật thiết với nhau như anh em một nhà.
    Với những lý do trên, chúng ta đã làm thế nào để có mối quan hệ tốt đẹp, giữa các dân tộc trong nước và giữa các dân tộc trên thế giới. Vì vậy em đã chọn nghiên cứu đề tài “Tìm hiểu về mối quan hệ dân tộc nhân loại trong thời kì hiện nay”
    Và em hi vọng đề tài này sẽ giúp chúng ta hiểu thêm phần nào về mối quan hệ dân tộc nhân loại hiện nay. Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của Cô giáo . Người đã tận tình giúp em hoàn thành bài tiểu luận này.
    Do thời gian sưu tầm tài liệu không nhiều và trình độ nhận thức của em còn hạn chế nên bài viết của em không tránh khỏi những sai sót và bất cập, em rất mong nhận được sự nhận xét của Cô, và đóng góp của các bạn để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn.
    Em xin chân thành cảm ơn.

















    Phần nội dung
    Chương I: Mối quan hệ dân tộc – nhân loại theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng
    1. Khái niệm về dân tộc và nhân loại
    1.1. Khái niệm dân tộc:
    là một cộng đồng dân cư hình thành từ một bộ tộc hoặc từ sự
    liên kết của tất cả các bộ tộc sống trên cùng một vùng lãnh thổ.
    gồm có những đặc điểm chung thống nhất rất chặt chẽ:
    Thứ nhất, cộng đồng về lãnh thổ: lãnh thổ là sự biểu hiện cụ thể về mặt chủ quyền của một dân tộc trong quan hệ với các quốc gia dân tộc khác.trong một quốc gia nhiều dân tộc thì lãnh thổ quốc gia gồm lãnh thổ của tất cả các dân tộc thuộc quốc gia ấy hợp thành
    Thứ hai, cộng đồng về kinh tế: C.Mác và Ph.ăngghen chứng minh
    rằng: động lực gắn kết các dân tộc thành một nhà nước, một quốc gia thống nhất chính là yếu tố kinh tế. Lịch sử cho thấy, sự tương đồng và phù hợp về lợi ích càng lớn, tính thống nhất dân tộc càng cao,sự cách biệt và đối lập về lợi ích giữa các bộ tộc càng cao, nguye cơ tan rã dân tộc càng lớn.
    Thứ ba, cộng đồng về ngôn ngữ: ngôn ngữ là công cụ quan trọng nhất trong giao tiếp của các dân tộc.Mỗi dân tộc đều có ngôn ngữ riêng của dân tộc mình, nhưng trong một quốc gia nhiều dân tộc bao giờ cũng có ngôn ngữ chung thống nhất.Ngôn ngữ là nền tảng văn hoá, đồng thời là di sản tinh thần của mỗi dân tộc.
    Thứ tư, cộng đồng về văn hóa, về tâm lý: Văn hoá là yếu tố đặc biệt trong sự gắn kết cộng đồng dân tộc thành một khối thống nhất.Lịch sử phát triển văn hoá của mỗi dân tộc rất phong phú và đa dạng.Giao lưu văn hóa giữa các dân tộc vừa là nhu cầu, vừa là động lực không thể thiếu được của sự phát triển. Đấu tranh chống lại sự nô dịch và áp bức dân tộc chính là đấu tranh vì sự phát triển và tiến bộ chung của nhân loại
    1.2. Khái niệm nhân loại: là chỉ toàn thể cộng đồng ngời sống trên Trái đất từ hàng triệu năm nay
    Nhân loại một mặt phân chia thành các giai cấp ,tầng lớp có vai trò xã
    hội và lơị ích khác nhau,mặt khác phân chia thành các cộng đồng xã hội
    tộc ngời có trình độ phát triển khác nhau,song nhân loại vẫn là một thể
    thống nhất
     
Đang tải...