Tiểu Luận Tìm hiểu về Marketing virus

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    virus

    "Marketing virus" chính là hình thức bằng dư luận, tạo nên một hình ảnh đẹp về công ty nhằm tiếp thị sản phẩm/hoặc dịch vụ của công ty đó. Khi sựi cạnh tranh trong kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp cần có các chiến lược Marketing đặc biệt để quảng cáo sản phẩm của mình. Và một trong các chiến lược được nhiều doanh nghiệp sử dụng mang lại hiệu quả cao là "Marketing virus"

    [​IMG]


    Ngày nay, sự cạnh tranh trong kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp cần có các chiến lược marketing đặc biệt để quảng bá sản phẩm của mình. Và một trong các chiến lược được nhiều doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả là marketing virus.

    Lời đồn thổi xuất phát từ đâu?

    Theo lời ông Ti. Pavel Karaulov một CEO của hãng phân phối điện thoại DIVIZION, Nga, và là một tín đồ nhiệt thành của marketing virus thì con người tin vào lời đồn một cách vô ý thức. Ví dụ, khi chọn một hãng du lịch, một chiếc ô-tô hay một đồ kỹ thuật điện gia dụng nào đó, thì thông tin đầu tiên mà mọi người dựa vào không phải từ quảng cáo mà là từ lời khuyên của bè bạn.

    Theo thống kê, một người có thể truyền một thông tin hữu ích đến cho 16 người

    khác. Còn trong trường hợp, đó là một tin tồi tệ thì lượng "thích giả" của họ có thể


    gấp từ 4-10 lần con số trên. Lời đồn truyền đi rất nhanh giống như virus, chính vì vậy, việc tạo ra những làn sóng đồn thổi còn được gọi là marketing virus.

    Marketing virus không có bất cứ một sự giới hạn nào cả. Tất cả phụ thuộc vào chính sách của công ty, những biện pháp nào họ có thể chấp nhận và họ muốn có một danh tiếng như thế nào.

    Ví dụ, một hãng quảng cáo đã thực hiện chiến dịch PR gây sốc cho một tổng đài điện thoại Tele2 GSM như sau: trong thời gian các học sinh cuối cấp ba tổ chức lễ bế giảng cuối cùng của đời học sinh, một nhóm các cô gái – những người mặc đồng phục học sinh cải trang thành một bà bầu vào tháng cuối và trước ngực có đeo bảng với dòng chữ: "Mẹ ơi, con chưa có điện thoại Tele2 GSM!" – đi trên đường phố trung tâm. Chiến dịch PR này đã dấy lên một làn sóng đồn thổi và làm tăng đáng kể danh tiếng của nhãn hiệu này. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng cho phép mình sử dụng cách PR như vậy.


    Im lặng là vàng

    DIVIZION đã sử dụng marketing virus khi muốn thay đổi thương hiệu của mình. Vài năm trước, hãng có tên MegaPhon. Do muốn phát triển thị trường trên toàn nước Nga, những người chủ của hãng nghĩ ra một cái tên mới là – DIVIZION. Sau đó, trong suốt ba tháng hãng hoàn toàn im lặng không đưa ra bất cứ một thông tin chính thức nào về việc điều gì đã xảy ra với những cửa hàng MegaPhon cũ.

    Điều này đã tạo ra rất nhiều lời đồn thổi từ phía những đối tác của chúng tôi. Khi sự quan tâm lên tới đỉnh điểm, – Pavel Karaulov nhớ lại, – thì chúng tôi tổ chức hội nghị các đối tác dưới cái tên mới – DIVIZION. Sự kiện đã thành công rực rỡ: rất nhiều cửa hàng bán điện thoại di động từ các tỉnh đã đến dự hội nghị, và giới
    báo chí cũng công bố tin này rộng rãi trên các phương tiện truyền thông đại chúng.


    Nếu sử dụng những biện pháp truyền thống và thông tin về sự thay đổi ngay từ đầu, thì chắc chắn là chúng tôi không đạt được thành công đến như vậy.

    "Ba hoa" bằng công nghệ

    Trước khi thực hiện một chiến dịch virus, phải xác định bạn cần đồn thổi thông tin như thế nào. Để làm được điều này, bạn phải xác định được khách hàng mục tiêu của bạn là ai? Họ quan tâm đến những điều gì? Ví dụ, như công ty DIVIZON, với sự trợ giúp của các nghiên cứu makerting hãng được biết gần như 100% đối tác tiềm năng của mình đều sử dụng Internet. Vì vậy, DIVIZION quyết định tiến hành chiến dịch PR trên mạng: chi phí rất thấp mà thông tin lại đến đúng đối tượng cần nhắm tới.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...