Luận Văn Tìm hiểu về Luật giáo dục góp phần đưa Luật đi vào cuộc sống thực tế

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài

    Sau khi Luật giáo dục được Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ tư thông qua ngày 2 tháng 12 năm 1998, vấn đề đặt ra là phải có kế hoạch hành động nhằm tuyên truyền, phổ biến, quán triệt Luật giáo dục trong toàn ngành và xã hội. Đồng thời phải xây dựng một hệ thống các văn bản pháp qui, hoàn thiện pháp luật về giáo dục cả về số lượng và chất lượng, tạo ra một hành lang pháp lý, đưa pháp luật vào cuộc sống. Có thể nói đây là một công tác trọng tâm của những năm trước mắt, là nhiệm vụ chiến lược quan trọng hàng đầu của ngành giáo dục trong hàng chục năm tới.

    Vì lí lẽ đó, việc quán triệt tinh thần và nội dung của Luật giáo dục cho đội ngũ cán bộ quản lý là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng đặc biệt. Các chuyên đề bài giảng ở Trường cán bộ quản lý giáo dục nói chung và ở Khoa cơ sở (khoa II) nói riêng đều phải đi sát với những qui định của đạo luật này. Việc nghiên cứu, tìm hiểu nội dung của luật để phục vụ cho việc giảng dạy, học tập cần phải được tiến hành hơn nữa.

    Đề tài này nghiên cứu, tìm hiểu về Luật giáo dục là một sự cần thiết để giải quyết những vấn đề trên, góp phần nhỏ bé để Luật giáo dục đi vào cuộc sống thực tế.

    2. Mục đích nghiên cứu

    Mục đích cuả đề tài này là nghiên cứu nội dung của Luật giáo dục và các văn bản pháp quy về giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập, từ việc soạn bài giảng (cả về lý thuyết và bài tập), đến việc lên lớp, thảo luận và ôn tập. Thông qua việc nghiên cứu Luật giáo dục mà so sánh, đối chiếu các chuyên đề, nội dung bài giảng, nội dung bài giảng tìm ra những chỗ thừa thiếu, mâu thuẫn, lỗi thời để bổ sung sửa đổi các bài giảng này cho hoàn thiện hơn, có độ sâu hơn. Từ đó, đề tài sẽ góp phần thúc đẩy việc nghiên cứu, giảng dạy Luật giáo dục. Đó là sự cần thiết, một công việc có ý nghĩa và mong muốn đóng góp trong việc đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục tại Trường.

    3. Nhiệm vụ nghiên cứu

    Nhiệm vụ của đề tài là nghiên cứu một cách khái quát về sự cần thiết, tầm quan trọng của Luật giáo dục, những nội dung cơ bản của Luật giáo dục, mối liên hệ giữa Luật giáo dục với các ngành luật khác.

    Đề tài cũng nghiên cứu, tìm hiểu những nội dung chính, cơ bản, những vấn đề có mối liên hệ trực tiếp đến nội dung các chuyên đề giảng dạy trong khoa. Từ khi có Luật giáo dục các nội dung giảng dạy đã được sắp xếp, bổ sung như thế nào để phù hợp với qui định của Luật.

    4. Phương pháp nghiên cứu

    Đề tài sẽ được nghiên cứu bằng các phương pháp sau đây:

    - Phương pháp nghiên cứu lý luận

    - Phương pháp đối chiếu, so sánh

    - Phương pháp thống kê, tổng kết rút kinh nghiệm

    5. Phạm vi nghiên cứu

    Đề tài tìm hiểu, nghiên cứu những nội dung chính, cơ bản nhất của Luật giáo dục và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật, mối liên hệ của các nội dung chuyên đề giảng dạy của Khoa cơ sở, bao gồm:

    - Luật giáo dục và hệ thống văn bản pháp qui về giáo dục.

    - Hệ thống giáo dục quốc dân

    - Quản lý Nhà nước về giáo dục
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...