Luận Văn Tìm hiểu về liên từ và liên từ nhưng trong Tiếng Việt

Thảo luận trong 'Văn Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Tìm hiểu về liên từ và liên từ “nhưng” trong Tiếng Việt​
    Information
    MỤC LỤC
    DẪN NHẬP 2
    0. 1. Lí do chọn đề tài 2
    0. 2. Lịch sử vấn đề 4
    0. 3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 6
    0. 4. Phương pháp nghiên cứu 6
    NỘI DUNG 8
    Chương 1. Tìm hiểu chung về liên từ và liên từ “nhưng” 8
    1. 1 Tìm hiểu chung về liên từ 8
    1. 2 Vị trí liên kết của liên từ 19
    1. 3 Sơ bộ về liên từ “nhưng” trong Tiếng Việt 21
    Chương 2. Các phương thức liên kết của liên từ và liên từ “nhưng” trong tiếng Việt 24
    2. 1 Phương thức liên kết trong liên từ tiếng Việt 24
    2. 2 Phương thức liên kết của liên từ “nhưng” trong tiếng Việt 27
    Chương 3. Các cấp độ của liên từ “nhưng” và liên kết liên từ “nhưng” trong phát ngôn đoạn văn 29
    3. 1 Các cấp độ của liên từ “nhưng” trong Tiếng Việt 29
    3. 2 Liên từ “nhưng” trong liên kết phát ngôn, đoạn văn 30
    TỔNG KẾT 36
    INDEX 40
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 42






    DẪN NHẬP

    0. 1. Lí do chọn đề tài
    Tiếng Việt có vốn từ vô cùng phong phú. Về mặt từ vựng, vốn từ này chia theo cấu tạo từ đơn, từ phức. Về mặt ngữ pháp, vốn từ được chia thành thực từ và hư từ. Việc phân chia này dựa vào các tiêu chí:
    a. Theo ý nghĩa từ vựng – ngữ pháp.
    b. Theo chức năng cấu tạo phát ngôn câu.
    Trong đó, hư từ là một mảng vốn từ của ngôn ngữ. Một hư từ cũng như một thực từ, là một đơn vị cơ bản của ngôn ngữ. Nó cũng là một vật liệu tạo nên các đơn vị lớn hơn, tạo nên đoản ngữ và câu nói. Vì vậy, nếu đã nói đến ý nghĩa của thực từ thì cũng cần phải nói đến hư từ.
    Nhiều nhà ngữ pháp quan niệm hư từ là những từ không có ý nghĩa là những từ không có nghĩa hoặc không có ý nghĩa từ vựng chân thực. Người ta phủ nhận ý nghĩa từ vựng với lí do chủ yếu là chúng không có tính độc lập hoặc không có tính chất định danh, không biểu thị một khái niệm hoặc ý niệm nào.
    Đối với tiếng Việt, khi nghiên cứu một số loại hư từ cũng có tác giả không coi chúng là từ, mà là phụ tố, ngữ tố. Nhưng hư từ nằm trong vốn từ, thì nhất thiết hư từ cũng phải có một ý nghĩa nhất định. Đương nhiên, ý nghĩa của một từ có thể là ý nghĩa từ vựng cũng có thể là ý nghĩa về quan hệ ngữ pháp. Nhưng, đối với tiếng Việt nói riêng và một số ngôn ngữ khác nói chung, hầu hết những bộ phận hư từ bắt nguồn từ thực từ, vì vậy nếu chỉ nói rằng hư từ chỉ là những từ không có ý nghĩa từ vựng chân thực thì sẽ không phản ánh được gì diện mạo chung của hư từ tiếng Việt.
    Trừ một số vốn từ ít ỏi các hư từ tạm coi là những hư từ thuần túy, tức là những hư từ vốn xuất hiện từ đầu như một công cụ ngữ pháp, còn lại nói chung, hư từ đều là kết quả của một quá trình hư hóa thực từ. Vì vậy, có lẽ mỗi hư từ đều có liên quan đến một ý nghĩa từ vựng nhất định nào đó.
    Một vấn đề không kém phần quan trọng đối với tiếng Việt là có thừa nhận hư từ có một ý nghĩa từ vựng nhất định chúng ta mới có thể tiến hành mô tả những nét nghĩa khác nhau, từ chủ yếu đến thứ yếu, từ nghĩa hiện đến nghĩa ẩn .v.v. Và đi xa hơn, chúng ta mới có thể nói đến những hư từ đồng nghĩa hay phản nghĩa.
    Liên quan đến hư từ, khái niệm chức năng thường được nói đến. Chẳng hạn, hư từ không có chức năng định danh, hư từ có chức năng biểu đạt các quan hệ ngữ pháp,
    Hư từ cũng có ý nghĩa, nhưng vì ý nghĩa của nó chủ yếu là được xác định thông qua các yếu tố trong kết cấu, trong tổ hợp. Do đó, chức năng ngữ nghĩa của hư từ cũng chủ yếu là biểu đạt mối quan hệ giữa các yếu tố trong kết cấu với nhau và đôi khi là quan hệ giữa kết cấu với hiện thực bên ngoài.
    Hư từ cũng như mọi từ khác, đều có thể tham gia vào các kiểu loại cấu trúc khác nhau, cho nên ngoài chức năng ngữ nghĩa, chúng ta còn nói đến chức năng làm thành tố trong các cấu trúc của hư từ, chẳng hạn, làm thành tố trong cấu trúc đoản ngữ .
    Liên từ là những hư từ cú pháp. Chúng không có khả năng làm thành tố trong một ngữ mà chỉ có thể kết hợp với ngữ để dạng thức hóa một tổ hợp cú pháp, bổ sung cho cấu trúc đặc điểm phấn bố. Nói một cách khác đi, liên từ có chức năng diễn đạt quan hệ giữa thực từ với thực từ. Cho nên liên từ diễn đạt ý nghĩa về quan hệ, có tác dụng xác định quan hệ cú pháp và phương tiện để kết nối các từ, ngữ, các thành phần câu. Trên góc độ ngữ pháp văn bản, liên từ còn là phương tiện liên kết văn bản.
    Liên từ có đầy đủ những đặc tính và chức năng của hư từ mà người viết đã trình bày ở phần trên. Và vì vậy, liên từ đóng một vai trò không kém phần quan trọng trong hệ thống từ loại tiếng Việt. Tiếng Việt là một linh hồn của người Việt, là chiếc cầu nối giao tiếp giữa mỗi người trên đất nước chúng ta nói chung và thế giới nói riêng.
    Đồng thời, tiếng Việt của chúng ta phản ánh đời sống tư tưởng và tình cảm dồi dào, phong phú của dân tộc từ hình ảnh đến màu sắc và âm điệu.
    Qua những tác phẩm văn học của nước ta, chúng ta càng thấy rõ cái tinh hoa đặc sắc của tiếng Việt.
    Nhìn chung, tiếng Việt của chúng ta có khả năng diễn tả đầy đủ đời sống tư tưởng và các trạng thái tình cảm đẹp đẽ của dân tộc Việt Nam, có khả năng truyền tải các tri thức văn hóa, khoa học, kĩ thuật. Giữ gìn sự trong sáng và giàu đẹp của tiếng Việt là giữ gìn và phát triển từ vựng tiếng việt, nói và viết đúng ngữ pháp tiếng Việt, giữ gìn bản sắc, tinh hoa phong cách tiếng Việt trong mọi thể văn, nhiệm vụ của mỗi chúng ta, là cần phải giữ gìn vốn tiếng Việt đáng quý của dân tộc Việt Nam. Chúng ta phải cùng nhau giữ gìn bản sắc đẹp đẽ, độc đáo của tiếng Việt, đồng thời, cần phải xây dựng, phát triển các chuẩn mực tiếng Việt về ngữ âm, chữ viết, từ vựng, ngữ pháp, văn phong, .v.v
    Và quả thực, trong những vấn đề về việc sử dụng tiếng Việt hiện nay, vai trò và cách sử dụng của liên từ tiếng Việt là vô quan trọng trong việc trình bày, diễn đạt ngôn ngữ nói cũng như ngôn ngữ viết. Và đó cũng chính là những lí do cơ bản giúp người viết trả lời cho câu hỏi tại sao chọn tìm hiểu và khảo sát về đề tài này.
    0. 2. Lịch sử vấn đề
    Hiện tượng đầu tiên được các nhà ngữ pháp văn bản chú ý là tính liên kết. Đã có nhiều công trình nghiên cứu viết về hư từ, về cú pháp, về tiền giả định, về hàm ý, về ngữ nghĩa, . ít nhiều đề cập đến vấn đề này.
    Một trong những sợi dây liên kết chặt chẽ mà theo K. Boots viết: Những sợi dây này kéo dài từ câu nọ sang câu kia nhiều đến nỗi tạo nên một mạng lưới dày đặc [ ], trong đó mỗi câu riêng biệt gắn bó chặt chẽ với những câu còn lại phải kể đến là thành phần liên kết liên từ.
    Vấn đề nghiên cứu về liên từ trong tiếng Việt đã được các nhà ngôn ngữ đề cập đến đã từ rất lâu. Ngữ pháp truyền thống gọi các hư từ cú pháp là liên từ và giới từ. Trong tiếng Việt, còn có những thuật ngữ khác để gọi chúng, chẳng hạn là từ nối hoặc quan hệ từ. Trong khuôn khổ của bài viết này, người viết xin theo quan niệm gọi quan hệ từ và từ nối là liên từ nói chung.
    Các tác giả cuốn Việt Nam văn phạm đã thống kê và phân loại khá chi tiết hệ thống liên từ tiếng Việt.
    Trong cuốn “Nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt”, Nguyễn Kim Thản đã định nghĩa liên từ như sau:
    Liên từ là một loại hư từ có tác dụng nối liền những từ, có quan hệ liên hợp hay qua lại với nhau.
    Và Nguyễn Kim Thản phân loại liên từ dựa vào quan hệ giữa hai thành phần do liên từ nối lại, gồm hai tiểu loại là:
    + Liên từ biểu thị quan hệ liên hợp.
    + Liên từ biểu thị quan hệ qua lại.
    Trong cuốn Giáo trình tiếng Việt do Bùi Tất Tươm chủ biên của nxb Giáo dục in năm 1994, thì liên từ được gọi là quan hệ từ hay từ nối. Giáo trình này chỉ miêu tả các quan hệ từ hay liên từ chân chính của tiếng Việt. Giáo trình đã chia liên từ thành liên từ biểu thị quan hệ đẳng lập và liên từ biểu thị quan hệ chính phụ.
    Theo tác giả Đinh Văn Đức trong cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt”, cũng xem liên từ thuộc nhóm quan hệ từ, một loại hư từ cú pháp được dùng để diễn đạt các quan hệ logic, các quan hệ trong cách thức phản ánh của người bản ngữ. “Chúng là một thứ phương tiện liên kết xúc tác thành tố phụ với trung tâm đoản ngữ, các đoản ngữ, các mệnh đề với nhau trong cấu trúc phát ngôn”.
    Ông cho rằng, việc tìm ra ranh giới triệt để giữa liên từ và giới từ là khó, do tính chất đa chức năng của chúng, ông chỉ nêu lên phạm vi của các quan hệ từ, phân loại nội bộ các quan hệ từ và mức độ ngữ pháp hóa của các quan hệ từ trong phần trình bày của ông.
    Nhìn chung, các công trình nghiên cứu của các công trình đi trước đã giúp người viết có được sự định hướng ban đầu. Trên cơ sở đó, người viết sẽ đi vào nghiên cứu cụ thể về vấn đề người viết cần đề cập. Đó là vấn đề Liên từ và liên từ nhưng trong tiếng Việt.
    Và tất cả những ý kiến, những định hướng của các tác giả về vấn đề liên từ trong tiếng Việt như một cách mào đầu, sẽ là những gợi ý quan trọng, giúp đỡ rất nhiều cho người viết trong việc nghiên cứu đề tài này. Tất cả những công trình ấy, sẽ là cơ sở để người viết đi vào tìm hiểu đề tài Tìm hiểu liên từ và liên từ nhưng trong tiếng Việt.
    0. 3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
    Bài viết khảo sát về liên từ và liên từ nhưng trong tiếng Việt được thể hiện trong các câu, các đoản ngữ, và trong các phát ngôn.
    Bài viết tập trung đi vào tìm hiểu liên từ nhưng trong quan hệ ngược hướng và điểm qua một số liên từ thường gặp trong tiếng Việt.
    Ngoài ra, người viết còn sử dụng thêm một số tác phẩm khác có bàn về liên từ trong tiếng Việt cũng như liên từ nhưng.
    Để hoàn thành tốt bài viết này, người viết đã tham khảo qua một số sách của các giáo sư: Nguyễn Kim Thản, Đào Xuân Quý, Hà Minh Đức, Đỗ Lai Thúy, Trần Đình Sử, và một số luận văn thạc sĩ, luận văn tốt nghiệp liên quan đến đề tài.
    0. 4 Phương pháp nghiên cứu
    0. 4. 1 Phương pháp thống kê, thu thập từ các cuốn Từ điển Bách khoa Việt Nam, Nxb Bách Khoa, Hà Nội, các trích dẫn trong các công trình ngôn ngữ học.
    0. 4. 2 Phương pháp hệ thống vấn đề, từ đó rút ra được những cơ sở quan trọng trong việc trình bày phần tìm hiểu và khảo sát của mình.
    0. 4. 3 Phương pháp mô hình hóa được sử dụng và phát hiện một số nét nghĩa có thể có với đối tượng mà bài viết cần làm rõ.
    Ngoài ra, người viết còn sử dụng một số phương pháp phân tích, so sánh đối chiếu và mô hình hóa, . để phục vụ và làm rõ đề tài.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...