Thạc Sĩ Tìm hiểu về làng nghề nuôi rắn ở xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc (1986- 2008)

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 24/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Trong lịch sử, Việt Nam vốn là một nước nông nghiệp trồng lúa nước. Hiện nay, nông thôn chiếm 74,8% dân số, 72% lực lượng lao động xã hội, tạo ra 40% GDP của cả nước, thời gian lao động không được sử dụng (nông nhàn) chiếm tới gần 21%, khoảng cách giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị ngày càng rộng, trong khi đó công nghiệp nông thôn mới chỉ chiếm khoảng 23% giá trị công nghiệp toàn ngành.
    Do địa hình không bằng phẳng, việc áp dụng cơ giới hoá trong nông nghiệp gặp nhiều khó khăn. Sản xuất nhỏ, lẻ, manh mún, chưa tạo ra được nhiều vùng sản xuất hàng hoá với quy mô lớn. Năng suất khai thác từ đất nông nghiệp và năng xuất chưa cao. Thu nhập GDP trên đầu người từ nông nghiệp còn thấp. Vì vậy vấn đề phát triển kinh tế nông thôn càng trở nên quan trọng và cấp thiết.
    Để phát huy lợi thế của nước ta về tiềm năng thiên nhiên, tính cần cù lao động sáng tạo của người dân, phải xây dựng một nền nông nghiệp phát triển mạnh và bền vững trên cơ sở áp dụng công nghệ cao, công nghệ mới, hiện đại hoá ngành nông nghiệp trở thành một ngành sản xuất hàng hoá lớn có sức cạnh tranh ngày càng cao trong tiến trình hội nhập.
    Mục tiêu mà đảng và nhà nước ta đề ra trong giai đoạn hiện nay là phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường. Khuyến khích làm giàu hợp pháp, đồng thờig ra sức xoá đói, giảm nghèo, tạo điều kiện về hạ tầng và năng lực sản xuất để các vùng, các cộng đồng đều có thể phát triển
    Hiện nay khu vực nông nghiệp, nông thôn lực lượng lao động chưa có việc làm và lao động dôi dư theo mùa vụ rất lớn. Do vậy, hướng giải quyết hiệu quả nhất là từng địa phương phải xác định lợi thế sẵn có của mình để trồng cây gì, nuôi con gì, sản xuất như thế nào để có lợi nhất trên cơ sở tạo công ăn việc làm tại chỗ cho người dân nhằm nâng cao thu nhập góp phần xoá đói, giảm ngheo, tăng hộ giàu. Phát triển công nghiệp nông thôn nói chung, làng nghề nói riêng không những góp phần phát triển ngành công nghiệp mà còn tạo ra nhiều việc làm tăng thu nhập nông thôn, từ đó giảm bớt sự chênh lệch về phát triển kinh tế, thu hẹp khoảng cách thu nhập giữa thành thị và nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động ở nông thôn, tăng thêm lượng hàng hoá và gia tăng tốc độ phát triển của nền kinh tế.
    Nghị quyết TW5 khoá 9 về đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001- 2005 đã đề ra nhiều giải pháp phát triển công nghiệp nông thôn, trong đó chỉ rõ “ Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản phẩm và lao động nông nghiệp ” và nhấn mạnh “Nhà nước hỗ trợ, khuyến khích phát triển mạnh các nhàng công nghiệp ở nông thôn, nhất là công nghiệp chế biến Nông- Lâm- thuỷ sản và các ngành sử dụng nguyên liệu tại chỗ cần nhiều lao động như sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp khai thác mỏ, dệt may, da giầy, có khí lắp ráp, sửa chữa ”
    Như vậy, đẩy mạnh phát triển công nghiệp ở khu vực nông thôn trong đó có làng nghề là khâu mấu chốt trong việc thúc đẩy nền kinh tế.
    Làng nghề trong lịch sử nước ta có nhiều: làng thuần nông, làng buôn, làng thủ công phát triển làng nghề sẽ góp phần củng cố kinh tế hộ gia đình, đồng thời góp phần giải quyết nguồn nhân lực dư thừa tại chỗ (hạn chế sự lưu động dân cư). Do vậy, phát triển nông thôn có vai trò hết sức quan trọng và có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển kinh tế- xã hội nói chung của cả nước, việc nghiên cứu làng nghề thực sự có ý nghĩa thời sự và thực tiễn.
    Đất nước ta sau hơn hai mươi năm đổi mới, chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp, chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Các ngành kinh tế đã phát huy được tính năng động và tiềm lực sẵn có để tạo nên một bức tranh kinh tế toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, góp phần đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Với mục tiêu cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020, trước hết nước ta cần phải đẩy nhanh công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Đặc biệt là phát triển các làng nghề trong kinh tế nông thôn nhằm đưa các sản phẩm truyền thống của nông nghiệp nông thôn ra thị trường trong và ngoài nước. Từ đó góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng giảm nhanh tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp, tăng giá trị sản xuất công nghiệp và dịch vụ nông thôn, giải quyết việc làm cho lao động nhàn dỗi và dư thừa trong nông thôn, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân làng nghề, nâng cao mức thu nhập của người lao động, làm thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội trong khu vực nông thôn và thúc đẩy quá trình hình thành kinh tế thị trường.
    Trong những năm gần đây, nhu cầu hưởng thụ những sản phẩm đặc sản của thực khách trong và ngoài nước ngày càng tăng, do đó việc gây nuôi những cây, con đặc sản nhằm cung cấp cho thị trường một hướng đi hiệu quả, góp phần tích cực vào việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, giải quyết việc làm tại chỗ cho người dân nông thôn và gián tiếp hạn chế nạn khai thác bừa bãi rắn trong tự nhiên, từ đó tạo điều kiện thực hiện tốt chính sách xoá đói, giảm nghèo của Đảng và nhà nước.
    Vĩnh Sơn là một làng nuôi rắn có lịch sử lâu đời, sản phẩm rắn của làng đã có mặt ở nhiều nơi trong và ngoài nước. Sản phẩm từ rắn rất đa dạng và phong phú. Rắn không những là nguyên liệu của các món ăn ngon ở nhiều nhà hàng nổi tiếng, các loại đồ uống bổ dưỡng như rượu rắn, cao rắn mà rắn còn là nguyên liệu cho thủ công mỹ nghệ như dây lưng, giày Tuy việc nuôi rắn ở khu vực Vĩnh Tường nói chung và xã Vĩnh Sơn nói riêng bước đầu đã đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn các ngành chăn nuôi và sản xuất khác. Tuy nhiên quá trình nuôi và tiêu thụ sản phẩm rắn còn gặp rất nhiều khó khăn vất vả và nguy hiểm, có khi người nuôi rắn phải đánh cược cả mạng sống của mình. Hơn nữa, để có được hiệu quả kinh tế cao trong điều kiện thị trường nhiều biến động như hiện nay thì vấn đề tìm ra một số biện pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi rắn là rất cần thiết. Không những nâng cao thu nhập cho người dân chăn nuôi rắn mà còn gây dựng được một thương hiệu tập thể “ Rắn Vĩnh Sơn”.
    Nhận thức được vấn đề quan trọng của việc phát triển nghề nuôi rắn đối với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong khu vực nông nghiệp nói chung và địa bàn xã Vĩnh Sơn nói riêng. Để quá trình chăn nuôi rắn ở địa phương ngày càng đạt được hiệu quả kinh tế cao hơn, đáp ứng được nhu cầu trong và ngoài nước, đồng thời góp phần đưa vùng Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc trở thành vùng nuôi rắn quan trọng, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Tìm hiểu về làng nghề nuôi rắn ở xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc (1986- 2008) ”.
    Do điều kiện có hạn và với phạm vi yêu cầu của một đề tài luận văn thạc sĩ, chúng tôi đi sâu nghiên cứu làng nghề nuôi rắn Vĩnh Sơn giai đoạn 1986- 2008. Đây là làng nghề chăn nuôi tiêu biểu ở tỉnh Vĩnh Phúc.
    Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ cung cấp những thông tin, tư liệu, những hiểu biết cụ thể, đúng dắn về làng nghề.
    1.
    2 Mục đích nghiên cứu của đề tài
    a. Mục đích chung
    Trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng chăn nuôi và hiệu quả kinh tế trong nghề nuôi rắn của các hộ nông dân tại xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc, từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế nghề nuôi rắn ở địa phương trong thời gian tới.
    b. Mục đích cụ thể
    + Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế nói chung, hiệu quả kinh tế trong nghề nuôi rắn nói riêng.
    + Đánh giá các nguồn lực phục vụ sản xuất và đời sống người dân ở địa bàn nghiên cứu nói chung và nghề nuôi rắn nói riêng.
    + Thực trạng nghề nuôi rắn của nông dân xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường , tỉnh Vĩnh Phúc.
    + Đánh giá hiệu quả kinh tế và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong nghề nuôi rắn ở xã Vĩnh Sơn trong thời gian qua.
    + Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế nghề nuôi rắn ở xã Vĩnh Sơn trong thời gian tới.
    + Nghiên cứu làng nghề nuôi rắn ở Vĩnh Sơn sẽ góp thêm tư liệu và có cơ sở khoa học cho việc biên soạn lịch sử địa phương, địa chí của huyện, trước mắt phục vụ công tác phát triển nông thôn trong giai đoạn hiện nay
    3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
    Nghề nuôi rắn là một nghề không mới nhưng những năn gần đây mới được chú trọng phát triển, vì vậy những nghiên cứu về nghề nuôi rắn là không nhiều. Một số nghiên cứu trước đây như:
    - “ Nghiên cứu hiệu quả kinh tế gây nuôi rắn của các hộ ở huyện Vĩnh Tường – tỉnh Vĩnh Phúc”, luận văn Thạc sĩ kinh tế Đàm Thị Ánh Tuyết, 2008, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Nghiên cứu nêu lên được quy mô và hình thức gây nuôi, nhất là đã tính được hiệu quả kinh tế của việc gây nuôi rắn của các hộ gây nuôi rắn ở huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh phúc. Tác giả cũng đưa ra một số định hướng, giải pháp tháo gỡ khó khăn của các hộ nuôi rắn, tuy nhiên các giải pháp còn chung chung chưa sát với thực tế.
    - “ Tìm hiểu hoạt động gây nuôi và kinh doanh rắn ở xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc”. Khóa luận tốt nghiệp Đại học Trần Thị Hương, 2010. Nghiên cứu này nêu lên tình hình gây nuôi rắn, hiệu quả kinh tế của việc gây nuôi rắn mang lại và một số giải pháp để phát triển nghề rắn. Tuy nhiên giải pháp chưa cụ thể và đầy đủ, thực trạng còn có điểm chưa xát với thực tế địa phương.
    - “Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế nghề nuôi rắn tại xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc” . Khoá luận tốt nghiệp Đại học Nguyễn Thị Trang 2011.
    4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
    a. Nguồn tư liệu
    Nguồn tư liệu do địa phương cung cấp, ngoài ra chủ yếu do quá trình đi điền dã, hỏi trực tiếp những người đã từng làm cán bộ xã và những người dân trong xã
    b. Phương pháp nghiên cứu
    Phương pháp nghiên cứu đa ngành, liên ngành, phương pháp phân tích, so sánh, đánh giá, tổng hợp
    5. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm có 3 chương
    Chương 1: Một vài nét về xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc
    Chương 2: Làng chăn nuôi rắn Vĩnh Sơn trong những năm 1986- 2008
    Chương 3: Thực trạng và một vài giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của làng nghề trong tương lai
    MỤC LỤC

    MỤC LỤC . i
    DANH MỤC CÁC BẢNG v
    DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ v
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT . vi
    MỞ ĐẦU 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài . 1
    2 .Mục đích nghiên cứu của đề tài 4
    a. Mục đích chung . 4
    b. Mục đích cụ thể 4
    3 .Lịch sử nghiên cứu vấn đề . 5
    4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu . 6
    a.Nguồn tư liệu . 6
    CHƯƠNG I: MỘT VÀI NÉT VỀ XÃ VĨNH SƠN, HUYỆN VĨNH TƯỜNG, TỈNH VĨNH PHÚC .7
    1.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên . 7
    1.1.1 Vị trí địa lý 7
    1.1.2 Thời tiết, khí hậu . 8
    1.1.3 Địa hình, đất đai 9
    1.2. Điều kiện kinh tế kỹ thuật& xã hội 9
    1.2.1 Tình hình phân bố đất đai . 10
    1.2.2 Tình hình hộ khẩu và lao động của xã Vĩnh Sơn 11
    1.2.3 Tình hình cơ sở hạ tầng của xã Vĩnh Sơn 13
    CHƯƠNG II: LÀNG CHĂN NUÔI RẮN VĨNH SƠN TRONG NHỮNG NĂM 1986- 2008 17
    2.1.Nghề nuôi rắn . 17
    2.1.1 Một số khái niệm . 317
    2.1.2 Vai trò của nghành chăn nuôi nói chung và nghề nuôi rắn nói riêng trong phát triển kinh tế 17
    2.1.3 Tình hình làng nghề nuôi rắn ở xã Vĩnh Sơn- Vĩnh Tường- Vĩnh Phúc trước 1986 20
    2.2 Làng nghề chăn nuôi rắn Vĩnh Sơn từ 1986- 2008 22
    2.2.1. Hộ, nông hộ và kinh tế hộ . 22
    2.2.2.Vai trò của kinh tế hộ nông dân 29
    2.2.3.Tình hình nuôi và tiêu thụ sản phẩm rắn trong khu vực và trên thế giới 30
    2.2.4. Tình hình nuôi và tiêu thụ rắn ở Việt Nam 30
    2.2.5 Điều kiện để nuôi rắn 31
    2.2.5.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi nói chung và nghề nuôi rắn nói riêng 31
    2.2.5.2 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật 32
    2.2.5.3. Chuồng trại . 34
    2.2.5.4. Thức ăn . 34
    2.2.5.5. Chăm sóc nuôi dưỡng 35
    2.2.5.6 Kinh nghiệm . 37
    2.3. Sự phát triển của nghề nuôi rắn sau 20 năm tiến hành đổi mới 37
    2.4.Tiêu thụ sản phẩm rắn Vĩnh Sơn 51
    2.4.1 Hệ thống kênh tiêu thụ sản phẩm rắn ở xã Vĩnh Sơn . 53
    2.4.2. Kết quả và hiệu quả kinh tế nghề nuôi rắn ở xã Vĩnh sơn . 55
    2.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế nghề nuôi rắn ở xã Vĩnh Sơn . 57
    2.5.1. Quy mô chăn nuôi rắn 57
    2.5.2. Nguồn giống rắn 57
    2.5.3. Kỹ thuật chăm sóc . 58
    2.5.4. Thú y phòng bệnh cho rắn 58
    2.5.5. Đầu tư vốn cho chăn nuôi rắn . 58
    2.5.6. Yếu tố con người 59
    2.6. Những sản phẩm tiêu biểu được chế biến từ rắn . 59
    2.6.1. Rượu rắn . 59
    2.6.2. Thịt rắn 60
    2.6.3. Bào chế thuốc 61
    2.7. Thị trường tiêu thụ sản phẩm nghề nuôi răn ở Vĩnh sơn- Vĩnh Tường- Vĩnh Phúc 62
    2.8. Những tác động của nghề nuôi rắn 63
    2.8.1. Tác động tích cực 63
    2.8.2. Tác động chưa tích cực 65
    CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG VÀ MỘT VÀI GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LÀNG NGHỀ TRONG TƯƠNG LAI .66
    3.1. Thực trạng nghề nuôi rắn ở Vĩnh Sơn 66
    3.1.1. Thực trạng về vấn đề thị trường . 66
    3.1.2. Vấn đề ô nhiễm môi trường . 66
    3.1.3. Vấn đề thức ăn cho rắn . 69
    3.2. Nhận xét chung về thực trạng hiệu quả kinh tế . 69
    3.2.1. Thuận lợi . 69
    3.2.2. Khó khăn . 71
    3.3. Định hướng 74
    3.4. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế nghề nuôi rắn ở Vĩnh Sơn - Vĩnh tường- Vĩnh Phúc trong thời gian tới . 76
    3.4.1. Các căn cứ chung để đề xuất giải pháp 76
    3.4.1.1. Căn cứ vào thực trạng nghề nuôi rắn và hiệu quả kinh tế của nó ở xã Vĩnh Sơn trong thời gian qua 76
    3.4.1.2. Căn cứ vào chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước các cấp về phát triển đa dạng hóa ngành nghề nông thôn . 77
    3.4.1.3. Căn cứ vào nhu cầu của thị trường về sản phẩm rắn . 78
    3.4.1.4. Căn cứ vào khả năng các nguồn lực phục vụ cho nghề nuôi rắn của địa phương 78
    3.4.1.5. Căn cứ vào phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội của Vĩnh sơn trong thời gian tới . 79
    3.5.Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế nghề nuôi rắn ở Vĩnh Sơn - Vĩnh tường- Vĩnh Phúc trong thời gian tới . 80
    3.5.1. Giải pháp về chính sách và nguồn vốn . 80
    3.5.2. Giải pháp về mặ bằng xây dựng cơ bản 82
    3.5.3. Giải pháp về thị trường . 83
    3.5.4. Giải pháp về kỹ thuật . 86
    3.5.5.Giải pháp về quy mô chăn nuôi 87
    3.5.6. Giải pháp an toàn cho người nuôi rắn . 88
    3.5.7. Giải pháp về môi trường . 89
    3.5.8. Giải pháp về phát triển sản phẩm . 90
    3.5.9 Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực 90
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 92
    1 Kết luận . 92
    2 Kiến nghị . 93
    TÀILIỆU THAM KHẢO .99
    DANH MỤC CÁC BẢNG
    Bảng 1.1. Tình hình phân bổ và sử dụng đất đai của xã qua 3 năm 2006 – 2008 1010
    Bảng 1.2. Tình hình hộ khẩu và lao động xã Vĩnh Sơn qua 3 năm ( 2006 – 2008 ) 1212
    Bảng 1.3. Tình hình cơ sở hạ tầng của xã tính đến tháng 12 năm 2008 14
    Bảng 2.1: Kết quả sản xuất kinh doanh của xã qua 3 năm ( 2006 – 2008 ) 399
    Bảng 2.2: Tình hình chăn nuôi của xã qua 3 năm 2006 – 2008 400
    Bảng 2.3. Thông tin chung của các nhóm hộ điều tra ở xã Vĩnh Sơn . 4444
    Bảng 2.4. Kết quả sản xuất của các nhóm hộ điều tra ở xã Vĩnh Sơn 46
    Bảng 2.5. Tình hình nuôi rắn của các nhóm hộ điều tra ở xã Vĩnh Sơn 488
    Bảng 2.6. Tình hình chi phí chăn nuôi rắn của các nhóm hộ điều tra ở xã Vĩnh Sơn 500
    Bảng 2.7. Tổng giá trị sản xuất một số loại sản phẩm rắn của các nhóm hộ điều tra ở xã Vĩnh Sơn 52
    Bảng 2.8. Kết quả và hiệu quả kinh tế nghề nuôi rắn của các nhóm hộ điều tra ở xã Vĩnh Sơn . 56s56

    DANH MỤC SƠ ĐỒ
    Sơ đồ 2.1. Hệ thống kênh tiêu thụ sản phẩm rắn của các nhóm hộ điều tra
    ở xã Vĩnh Sơn . 54
    Sơ đồ 3.1. Mô hình liên kết bốn nhà trong sản xuất 87
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...