Luận Văn tìm hiểu về lạm phát của việt nam trong những năm gần đây

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 4/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU: Trang
    1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI . 4
    2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 5
    3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 5
    4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5
    4.1. Phương pháp luận . 5
    4.2. Phương pháp khác 6
    5. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 7
    CHƯƠNG I : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ LẠM PHÁT
    1.1. CÁC QUAN ĐIỂM VỀ LẠM PHÁT – ĐO LƯỜNG LẠM PHÁT . 8
    1.1.1. Các quan điểm về lạm phát 8
    1.1.1.1. Trường phái lưu thông tiền tệ 8
    1.1.1.2. Trường phái cầu kéo . 8
    1.1.1.3. Trường phái lạm phát và giá cả . 8
    1.1.1.4. Trường phái K.Max 9
    1.1.2. Đo lường lạm phát . 9
    1.1.2.1. Chỉ số tiêu dùng CPI . 9
    1.1.2.2. Chỉ số giảm phát tổng sản phẩm quốc nội 10
    1.1.2.3. Chỉ số lạm phát cơ bản 10
    1.2. PHÂN LOẠI LẠM PHÁT 11
    1.2.1. Lạm phát vừa phải . 11
    1.2.2. Lạm phát cao 11
    1.2.3. Siêu lạm phát 11
    1.3. NGUYÊN NHÂN GÂY RA LẠM PHÁT 12
    1.3.1. Lạm phát do cầu kéo . 12
    1.3.2. Lạm phát do chi phí đẩy . 12
    1.3.3. Lạm phát do cung tiền tăng 13
    1.3.4. Lạm phát do dự kiến . 13
    1.4. HẬU QUẢ CỦA LẠM PHÁT . 13
    1.5. TÁC ĐỘNG CỦA LẠM PHÁT . 13
    1.5.1. Lạm phát không dự kiến . 15
    1.5.2. Lạm phát dự kiến . 16
    CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
    2.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1976 ĐẾN NAY 16
    2.1.1 Khái quát tình hình lạm phát Việt nam từ năm 1976 đến 1995 16
    2.1.1.1 Giai đoạn từ 1976 đến 1980 . 17
    2.1.1.2 Giai đoạn từ 1981 đến 1988 . 16
    2.1.1.3 Giai đoạn từ1989 đến 1995 18
    2.1.2. Khái quát tình hình lạm phát Việt Nam từ năm 1996 đến 1999 . 19
    2.1.3. Khái quát tình hình lạm phát Việt Nam từ năm 2000 đến 2006 . 19
    2.1.4. Tình hình lạm phát Việt Nam giai đoạn 2007 đến 9/2011 20
    2.1.4.1. Giai đoạn từ 2007 đến 2009 20
    2.1.4.2. Giai đoạn từ 2010 đến 9/2011 . 21
    2.2. TÁC ĐỘNG CỦA LẠM PHÁT . 24
    2.2.1. Tác động của lạm phát đến tình hình kinh tế . 24
    2.2.1.1. Lĩnh vực tiền tệ tín dụng . 25
    2.2.1.2. Lĩnh vực sản xuất 25
    2.2.1.3. Lĩnh vực lưu thông 26
    2.2.2 Tác động của lạm phát đến tình hình xã hội 27
    2.3. NGUYÊN NHÂN LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 28
    2.3.1. Nguyên nhân khách quan 28
    2.3.2. Nguyên nhân chủ quan . 29
    2.3.2.1. Chi tiêu công và độc lập của ngân hàng nhà nước . 30
    2.3.2.2. Khả năng điều hành nền kinh tế 31
    CHƯƠNG III : CÁC GIẢI PHÁP VẬN DỤNG VÀO VIỆT NAM NHẰM KIỀM CHẾ VÀ KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG LẠM PHÁT TRONG NỀN KINH TẾ
    3.1. GIẢI PHÁP CỦA CHÍNH PHỦ ĐƯA RA 33
    3.1.1. Chính sách tài khóa 34
    3.1.2. Chính sách tiền tệ . 35
    3.1.3. Về công tác quản lý 36
    3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ 37
    3.3. DỰ BÁO TÌNH HÌNH LẠM PHÁT TRONG THỜI GIAN TỚI 39
    KẾT LUẬN 41
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 42

    DANH MỤC BẢNG BIỂU

    Bảng 1: Tăng trưởng kinh tế và lạm phát 1988-1995 (tỷ lệ %) 18
    Bảng 2: Tăng trưởng GDP của Việt Nam qua các năm (%) 26
    Bảng 3: Số liệu CPI, GDP, lương tối thiểu qua các năm 2001-2011 29
    Bảng 4: Điều chỉnh tỷ giá tiền qua các thời kỳ 32
    Bảng 5: Dự báo một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô giai đoạn 2012-2013 32
    Hình 1: Mô hình tổng cung và tổng cầu 13
    Hình 2: Diễn biến tốc độ tăng CPI năm 2010 22
    Hình 3: Tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán và tốc độ tăng GDP
    2007-2011 31
    Hình 4: Tốc độ tăng giá điện giai đoạn 2009-2011 40







    MỞ ĐẦU
    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
    Có thể nói lạm phát luôn là một vấn đề làm đau đầu các nhà hoạch định chính sách kinh tế. Nói lạm phát là một vấn đề cũ thì không có gì sai, bởi vì từ xưa đến nay, có rất nhiều nhà kinh tế đã gián tiếp hay trực tiếp đề cập đến nó. Trong đó có những trí tuệ vĩ đại như Các Mác, Fisher hay Friedman .Song lạm phát lúc nào cũng là vấn đề mới cả, nó nóng bỏng từng ngày, từng giờ, thay đổi liên tục, có khi tạm ổn định, có khi lên cơn sốt. Cho nên bàn về lạm phát trong trường hợp này tưởng chừng như đã quá muộn nhưng thực chất thì chưa trễ tí nào bởi vì trong mỗi thời kỳ, giai đoạn phát triển kinh tế, lạm phát có những sắc thái riêng, có sự biến động riêng, sự biến động của lạm phát có khi để lại âm hưởng khá lâu trong nền kinh tế. Và nhất là trong tình hình hiện nay thì tình hình lạm phát ở Việt Nam lên tới mức báo động là 2 con số, vượt qua ngưỡng lạm phát cho phép tối đa là 9% của mỗi quốc gia. Điều này sẽ dẫn đến nhiều tiêu cực trong đời sống kinh tế của chính phủ. Lạm phát trong năm 2011 sẽ không vượt quá 7% và chỉ trong quý một năm 2011 lạm phát ở Việt Nam đã lên tới 6,1%. Diễn biến tình hình thay đổi của chỉ số giá tiêu dùng nước ta đã làm hao tốn không biết bao nhiêu giấy mực của các nhà hoạch định, nhà nghiên cứu.
    Vậy lạm phát có ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế, những nguyên nhân nào gây ra lạm phát ở nước ta là những vấn đề cần được làm sáng tỏ, để trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp thích hợp kiểm soát lạm phát góp phần thực hiện thắng lợi Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội Theo Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/2/2011 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an ninh xã hội.
    Bài viết này với đề tài: “TÌM HIỂU VỀ LẠM PHÁT CỦA VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY”. Xuất phát từ vấn đề nghiên cứu lạm phát là cần thiết, cấp bách, đặc biệt thấy được tầm quan trọng của lạm phát. Vì vậy, với lực lượng kiến thức còn hạn chế, em thiết nghĩ nghiên cứu đề tài này cũng là một phương pháp để hiểu nó một cách thấu đáo hơn, sâu sắc hơn.
    Rất mong nhận được sự thông cảm của các thầy, cô giáo và các bạn đọc. Em xin chân thành cảm ơn Thạc Sĩ Lưu Thị Minh Hà đã tận tình hướng dẫn cho em hoàn thành đề án này một cách thuận lợi nhất.
    2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
    Xuất phát từ lý do như trên, đề tài đi vào nghiên cứu những vấn đề sau:
    Thứ nhất, làm rõ những quan điểm, lý luận về lạm phát, từ đó xem xem những quan điểm nào được vận dụng phổ biến và phù hợp với nền kinh tế Việt Nam.
    Thứ hai, khái quát lại tình hình lạm phát của Việt Nam từ sau khi thống nhất (1976) đến nay đặc biệt là giai đoạn 2007-2011.
    Thứ ba, chỉ ra được ảnh hưởng của lạm phát tới 3 biến số kinh tế vĩ mô quan trọng còn lại trong tứ giác kinh tế, đó là tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp và cán cân thanh toán.
    Thứ tư, trên cơ sở diễn biến tình hình lạm phát ở nước ta rút ra được những nguyên nhân cơ bản nào tác động tới lạm phát ở nước ta.
    Thứ năm, xem xét lại cách đo lường lạm phát ở nước ta hiện nay, từ đó rút ra những hạn chế để đề xuất một cách đo lường tốt hơn
    Thứ sáu, đề xuất các giải pháp nhằm kiểm soát lạm phát để ổn định kinh tế vĩ mô giai đoạn hiện nay.
    3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
    Để giải quyết những vấn đề nêu ra ở trên đề tài cần trả lời được những câu hỏi như sau:
    - Một là nêu thực trạng lạm phát trong những năm gần đây, cụ thể là trong giai đoạn 2007-2011.
    - Hai là các nhân tố chủ yếu tác động đến lạm phát ở Việt Nam
    - Ba là lạm phát ảnh hưởng như thế nào đến tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp và cán cân thanh toán.
    - Bốn là những nguyên nhân nào gây ra lạm phát trong thời gian qua.
    - Năm là phân tích ảnh hưởng của lạm phát tới đời sống xã hội Đưa ra các ý kiến, đề xuất về các biện pháp kiềm chế lạm phát sao cho phù hợp với tình hình thực tế.
    4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    a. Phương pháp luận:
    Do vấn đề lạm phát có liên quan mật thiết đến nhiều vấn đề khác như tỷ giá, lãi suất, tăng trưởng kinh tế, thất nghiệp, cán cân thanh toán thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như tài chính nhà nước, tín dụng ngân hàng nên khi nghiên cứu lạm phát phải đặt trong mối quan hệ tương hỗ qua lại giữa các yếu tố trên, giữa các lĩnh vực trên. Do vậy, phương pháp luận chủ đạo là vận dụng phép duy vật biện chứng
    Tuy nhiên vận dụng phương pháp nghiên cứu như thế nào đi nữa thì cũng có thể xa rời, thoát li khỏi thực tiễn. Do vậy phải căn cứ vào tình hình thực tiễn kinh tế-xã hội Việt Nam của Đảng làm kim chỉ nam cho mọi vấn đề, khi đó giải pháp đưa ra mới phù hợp. Do vậy phương pháp luận của bài là vận dụng quan điểm của Đảng về chiến lược phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/2/2011 của Chính phủ.
    b. Phương pháp khác:
    Trên cơ sở phương pháp lẫn chủ đạo, trước tiên bài làm sẽ đi vào thu thập các số liệu về lạm phát, tăng trưởng kinh tế và các số liệu cần cho nghiên cứu. Do vậy, phương pháp nghiên cứu của bài là phương pháp nghiên cứu tại bàn, phương pháp thống kê, sưu tầm các số liệu trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là từ các bộ và ban ngành. Công việc này tiến hành qua 2 bước như sau:
    - Thống kê các số liệu cần thiết cho nghiên cứu như tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, tốc độ tăng trưởng kinh tế qua các năm.
    - Tùy vào mục đích nghiên cứu mà trích lọc số liệu từng giai đoạn khác nhau.
    Dựa trên số liệu thống kê được luận văn sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, đồ thị có sự hỗ trợ của máy tính để xử lí và biểu diễn số liệu có được theo nội dung cần thiết.
    Để có thể thấy được vấn đề nghiên cứu thay đổi như thế nào qua thời gian, bài viết sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu nhằm xem xét vấn đề trong mối tương quan, so sánh đối chiếu trong những thời kì khác nhau.
    Ngoài ra, để mổ xẻ vấn đề nghiên cứu một cách tỉ mỉ, bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành: xem xét, nghiên cứu vấn đề dưới góc độ từ nhiều ngành khác nhau.
    Cuối cùng, một phương pháp khác không kém phần quan trọng đó là phương pháp chuyên gia: tìm hiểu vấn đề thông qua hình thức thu thập ý kiến của những người có nhiều kinh nghiệm (đặc biệt là các thầy cô giảng viên), am hiểu trên từng lĩnh vực để từ đó rút ra những kết luận xác thực.
    5. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
    Trong bối cảnh khu vực và thế giới có nhiều bất ổn do chiến tranh, xung đột, thiên tai đặc biệt là nạn khủng bố thì Việt Nam trong những năm gần đây được xem là điểm đến an toàn nhất, có tình hình chính trị ổn định nhất. Nếu như chúng ta tạo được một sự ổn định nữa về mặt kinh tế thì khả năng thu hút đầu tư nước ngoài là rất lớn. Nhưng trước hết là tạo được tâm lí ổn định trong nước, khuyến khích mọi tầng lớp dân cư an tâm làm ăn lâu dài góp phần vào việc phát triển kinh tế một cách ổn định, bền vững.
    Để tạo đươc một sự ổn định về kinh tế, cần phải thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế-xã hội. Trong đó một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu đặt ra là phải ổn định nền tài chính tiền tệ của quốc gia mà nổi lên đó là vấn đề kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị tiền tệ để tăng trưởng ổn định, bền vững và có hiệu quả.
    Bằng việc đi sâu vào nghiên cứu tìm hiểu các vấn đề liên quan đến lạm phát cùng với việc đề ra các biện pháp kiềm chế lạm phát, em mong muốn góp chút công sức để người đọc có cái nhìn sâu sắc hơn về nền kinh tế Việt Nam.
     

    Các file đính kèm:

    nhân đẹp trai thích bài này.
Đang tải...