Đồ Án Tìm hiểu về lãi suất và chính sách lãi suất của Việt Nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    31 trang

    LỜI MỞ ĐẦU


    Trong nền kinh tế thị trường lãi suất là một trong những biến số được theo dõi một cách chặt chẽ nhất bởi nó có quan hệ mật thiết đối với lợi ích kinh tế của từng người trong xã hội. Lãi suất tác động đến quyết định của mỗi cá nhân: chi tiêu hay tiết kiệm để đầu tư. Sự thay đổi của lãi suất có thể dẫn tới sự thay đổi quyết định của mỗi doanh nghiệp: vay để mở rộng sản xuất, hoặc đầu tư vào đâu có lợi nhất. Thông qua những quyết định của cá nhân, doanh nghiệp lãi suất ảnh hưởng đến mức độ phát triển cũng như cơ cấu của nền kinh tế đất nước.

    Công cuộc đổi mới toàn diện ở nước ta trong hơn mười năm qua đã tạo cho đất nước bộ mặt mới, sức sống mới. Những thành tựu đạt được trên các mặt đã đưa nước ta thoát khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội, nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế, từ đó tạo tiền đề cho giai đoạn phát triển mới của đất nước - giai đoạn phát triển không chỉ theo chiều rộng mà còn hướng tới chiều sâu. Trong công cuộc đổi mới nền kinh tế, ý thức được lãi suất là công cụ quan trọng để điều hành chính sách tiền tệ quốc gia, Chính phủ, Ngân hàng nhà nước đã có những bước cải cách quan trọng về lãi suất để tiến dần tới tự do hoá hoàn toàn lãi suất ở nước ta - đáp ứng đòi hỏi mang tính tất yếu của nền kinh tế thị trường. Lãi suất bước đầu đã điều chỉnh theo yêu cầu của thị trường, chế độ kiểm soát lãi suất cứng nhắc dần được nới lỏng, ngày càng trở nên linh hoạt. Tuy nhiên, hiện nay việc xây dựng và thực thi một chính sách lãi suất tiến tới tự do hoá trên cơ sở vừa đảm bảo được sự kiểm soát của nhà nước đối với thị trường nhằm phù hợp với mục tiêu và diễn biến của các biến kinh tế vĩ mô, với thực trạng thị trường tài chính trong nước đang là một bài toán khó đối với các nhà hoạch định chính sách.

    Xuất phát từ những lý do trên, em đã lựa chọn đề tài: “Tìm hiểu về lãi suất và chính sách lãi suất của Việt Nam”. Đề án gồm ba chương:

    Chương I: Cơ sở lý luận về lãi suất.

    Chương II:Thực trạng lãi suất ở Việt Nam trong thời gian qua.

    Chương III: Giải pháp hoàn thiện chính sách lãi suất ở Việt Nam - Tự do hoá lãi suất.

    Thông qua việc sử dụng các kênh thông tin thứ cấp: sách, báo, tạp chí . với phương pháp thống kê, phân tích kinh tế, tổng hợp, so sánh số liệu. Bằng cách kết hợp việc nghiờn cứu lý thuyết và thực tế, thực trạng của nền kinh tế, của chớnh sỏch lói suất ở Việt Nam. Mục đích của đề án là trình bày rõ lý luận về lãi suất trên phương diện chung, từ đó đi nghiên cứu các chính sách lãi suất đã sử dụng ở Việt Nam nhằm thấy rõ những ưu điểm và các mặt hạn chế của từng chính sách qua đó có thể rút ra những bài học để hoàn thiện chính sách lãi suất ở Việt Nam, giải pháp để tiến hành tự do hoá lãi suất.

    Với trình độ về lý luận và thực tiễn có hạn, đề án chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy giáo, cô giáo và các bạn nhằm giúp cho đề án được hoàn thiện hơn, đặc biệt là giúp cho em có thể bổ sung những khiếm quyết trong vốn kiến thức nhỏ hẹp của bản thân. Em xin chân thành cảm ơn Thạc sỹ Hoàng Lan Hương - cô giáo đã trực tiếp hướng dẫn làm đề án, xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong trường đã truyền đạt cho em những vốn kiến thức quý báu để viết nên đề án này, cảm ơn những ý kiến đóng góp của các bạn đã giúp cho đề án được hoàn thành!



    MỤC LỤC

    LỜI MỞ ĐẦU 1

    CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LÃI SUẤT 3

    1. Khái niệm về lãi suất. 3

    1.1Khái niêm về lãi suât. 3

    1.2.Vai trò cua lãi suất 3

    1.3. Các loại lãi suất cơ bản và phương pháp đo lường. 4

    1.4. Một số phân biệt về lãi suất. 7

    2. Các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất. 8

    2.1. Cung và cầu về vốn. 8

    2.2. Lạm phát kỳ vọng. 8

    2.3. Bội chi Ngân sách. 9

    2.4. Những thay đổi về thuế. 9

    2.5. Tỷ giá. 9

    2.6. Những thay đổi trong đời sống xã hội. 10

    3. Ảnh hưởng của lãi suất trong nền kinh tế. 10

    3.1. Lãi suất với quá trình huy động vốn. 10

    3.2. Lãi suất với quá trình đầu tư. 11

    3.3. Lãi suất với tiêu dùng và tiết kiệm. 11

    3.4. Lãi suất với tỷ giá và hoạt động xuất nhập khẩu. 12

    3.5. Lãi suất với lạm phát. 12

    CHƯƠNG II: CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT CỦA VIỆT NAM 13

    1. Trước tháng 3/1989. 13

    2. Từ tháng 3/1989 đến 1/101993. 14

    3. Từ 1/10/1993 đến 1/1/1996. 15

    4.Từ ngày1/1/1996 đến 21/1/1998. 17

    5.Từ ngày 21/1/1998 đến 5/8/2000. 18

    6. Từ ngày 5/8/2000 đến 1/6/2002. 19

    7. Lãi suất thoả thuận. 21

    CHƯƠNG III: Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH LÃI SUÁT CỦA VIỆT NAM 23

    1. Sự cần thiết của tự do hoá lãi suất 23

    1.1. Hạn chế của cơ chế kiểm soát lãi suất trực tiếp 23

    1.2. Nguyên nhân thực hiện tự do hoá lãi suất 24

    2.Ý kiến đề xuất về tự do hoá lãi suất 24

    2.1. Quá trình tự do hoá lãi suất ở Việt Nam 24

    2.2. Ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện chính sách tự do hoá lãi suất 25

    KẾT LUẬN 27


    TÀI LIỆU THAM KHẢO




    1. Tiền tệ, Ngân hàng và Thị trường tài chính- Fredric S. Mishkin

    2. Giáo trình lý thuyết tài chính tiền tệ – Trường ĐHKTQD chủ biên T.s Nguyễn Hữu Tài

    3. Thời báo kinh tế Việt Nam ngày 9/1/2003 tác giả Phan Lê

    4. Báo đầu tư chứng khoán số 130 ngày 3/6/2002 tác giả Chí Tín

    5. Tin tức (TTXVN) ngày 5/8/2000 và ngày 30/11/2000

    6. Tạp chí ngân hàng số 1,2,3,6 năm 2000

    7. Tạp chí ngân hàng số 1/2001 và số 1,2/2002

    8. Thời báo ngân hàng số 78 năm 2000

    Thời báo ngân hàng số 46 năm 2001
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...