Luận Văn Tìm hiểu về kiểm toán Báo cáo quyết toán công trình đầu tư xây dựng cơ bản tại Tổng công ty Sông Đà

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục lục

    Mục lục 1

    Lời nói đầu 4

    CHƯƠNG I: 6

    Cơ sở lý luận của việc kiểm toán báo cáo quyết toán công trình đầu tư xây dựng cơ bản trong kiểm toán nội bộ 6

    11.Khại quát chung về kiểm toán 6

    12 Kiểm toán nội bộ Báo cáo quyết toán công trình đầu tư xây dựng cơ bản 10

    12.1 Kiểm toán nội bộ trong quản lý đầu tư xây dựng cơ bản. 10

    12.2 Mục tiêu, yêu cầu, đối tượng của kiểm toán Báo cáo quyết toán công trình đầu tư XDCB do kiểm toán nội bộ thực hiện. 15

    12.3 Quy trình kiểm toán 17

    Chương II: 25

    Thực trạng kiểm toán nội bộ Báo cáo quyết toán công trình đầu tư xây dựng cơ bản tại Tổng công ty Sông Đà 25

    21 Tình hình sản xuất kinh doanh và hoạt động kiểm toán tại Tổng công ty Sông Đà 25

    21.1 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh tại Tổng công ty Sông Đà 25

    21.2 Quá trình hoạt động của bộ máy kiểm toán nội bộ tại Tổng công ty Sông Đà. 29

    22 Thực trạng kiểm toán Báo cáo quyết toán công trình đầu tư xây dựng cơ bản do kiểm toán nội bộ Tổng công ty Sông Đà thực hiện. 31

    22.1 Lập kế hoạch kiểm toán. 32

    22.2 Thực hiện kiểm toán. 49

    22.3 Kết thúc kiểm toán. 65

    23 Nhận xét về quy trình kiểm toán Báo cáo quyết toán công trình đầu tư xây dựng cơ bản do kiểm toán nội bộ Tổng công ty Sông Đà tiến hành. 68

    Chương III 76

    Phương hướng hoàn thiện kiểm toán nội bộ Báo cáo quyết toán công trình đầu tư xây dựng cơ bản qua thực tiễn hoạt động của phòng kiểm toán nội bộ Tổng công ty Sông Đà 76

    31 Sự cần thiết phải hoàn thiện quy trình kiểm toán Báo cáo quyết toán công trình đầu tư xây dựng cơ bản đối với kiểm toán nội bộ Tổng công ty Sông Đà. 76

    32 Một số kiến nghị nhằm khắc phục khó khăn và hoàn thiện kiểm toán Báo cáo quyết toán công trình đầu tư xây dựng cơ bản. 79

    Kết luận 87

    Tài liệu tham khảo 89

    Danh mục sơ đồ, bảng biểu





    Sơ đồ, bảng biểu Tên sơ đồ. bảng biểu

    Sơ đồ số 1 Nộ dung kiểm toán Báo cáo quyết toán vốn đầu tư

    Sơ đồ số 2 Tổ chức bộ máy kế toán Tổng công ty Sông Đà

    Sơ đồ số 3 Đối chiếu quy trình kiểm toán hoạt động và kiểm toán báo cáo tài chính

    Bảng số 1 Một số chỉ tiêu về kết quả hoạt động của Tổng công ty Sông Đà

    Bảng số 2 Quyết định phê duyệt kế hoạch kiểm toán

    Bảng số 3 Bảng phân công công tác

    Bảng số 4 Mẫu đề cương kiểm toán

    Bảng số 5 Đề cương kiểm toán nguồn vốn

    Bảng số 6 Đề cương kiểm toán chi phí xây dựng và lắp đặt

    Bảng số 7 Đề cương kiểm toán chi phí mua sắm trang thiết bị

    Bảng số 8 Đề cương kiểm toán chi phí kiến thiết cơ bản khác

    Bảng số 9 Đề cương kiểm toán Tài khoản tiền

    Bảng số 10 Đề cương kiểm toán vật tư

    Bảng số 11 Đề cương kiểm toán tài sản cố định

    Bảng số 12 Đề cương kiểm toán thanh toán

    Bảng số 13 Tổng hợp dự án đầu tư nhà G10

    Bảng số 14 Chênh lệch giữa dự toán và quyết toán

    Bảng số 15 Bảng kê giảm giá trị công trình

    Bảng số 16 Mục tiêu và các thủ tục kiểm toán các khoản phải thu

    Bảng số 17 Biên bản kiểm toán









    Danh mục chữ viết tắt




    KTCB : Kiến thiết cơ bản

    XDCB : Xây dựng cơ bản

    HĐQT : Hội đồng quản trị



    Lời nói đầu

    Trong những năm gần đây, hoà chung với xu thế hội nhập và mở cửa của nền kinh tế, ngành công nghiệp xây dựng đã vươn lên phát triển về mọi mặt nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về xây dựng của các ngành, các địa phương, các doanh nghiệp cũng như các hộ dân cư trong cả nước. Sự phát triển mạnh mẽ này đòi hỏi việc quản lý công nghiệp xây dựng phải đồng bộ và ngày càng đạt hiệu quả cao. Hơn thế, do tính chất đặc thù của ngành và của sản phẩm xây dựng nên quản lý đầu tư xây dựng cơ bản đòi hỏi có sự kết hợp của nhiều bên khác nhau như chủ đầu tư, cơ quan thiết kế, đơn vị tổ chức thi công, các đơn vị cung cấp vật tư thiết bị, cơ quan quản lý Nhà nuớc, dơ đó các nhà quản lý không những phải nâng cao trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm thực tế mà phải có sự hiểu biết trên nhiều lĩnh vực khác nhau.

    Một trong những hoạt động quản lý đầu tư xây dựng cơ bản có hiệu quả và rất mới mẻ ở nước ta là hoạt động kiểm toán. Hoạt động này không những rất phát triển trong các khu vực kiểm toán nhà nước, kiểm toán độc lập, mà nó còn phát huy được sức mạnh quản lý của mình trong lĩnh vực kiểm toán nội bộ. Trong quá trình thực tập tại phòng Kiểm toán nội bộ của Tổng công ty Sông Đà, em đã được tìm hiểu về quá trình kiểm toán Báo cáo quyết toán công trình đầu tư xây dựng cơ bản. Đây là một lĩnh vực kiểm toán mang tính đặc thù, diễn ra thường xuyên trong hoạt động kiểm toán tại Tổng công ty Sông Đà và hoạt động này đã cung cấp nhiều thông tin, nhiều ý kiến cho Ban lãnh đạo Tổng công ty với mục tiêu kiểm tra tính chính xác, trung thực của báo cáo, giám sát việc tuân thủ những quy tắc, quy định do nhà nước cũng như do Tổng công ty ban hành từ đó góp phần ngăn chặn những hiện tượng gian lận, tiêu cực, phục vụ cho lợi ích của toàn công ty và giúp công ty có thể phát triển vững bền.

    Nhận thức được sự mới mẻ về lý luận và những yêu cầu thiết yếu trong thực tế quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, chuyên đề tốt nghiệp của em sẽ đề cập đến vấn đề: “Tìm hiểu về kiểm toán Báo cáo quyết toán công trình đầu tư xây dựng cơ bản tại Tổng công ty Sông Đa”`. Trong đó chuyên đề sẽ đề cập đến những lý luận cơ bản về vấn đề kiểm toán Báo cáo quyết toán công trình đầu tư xây dựng cơ bản trong kiểm toán nội bộ, tìm hiểu thực tế kiểm toán Báo cáo quyết toán công trình đầu tư xây dựng cơ bản tại Tổng công ty Sông Đà và đưa ra những ý kiến về việc vận dụng lý luận nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán Báo cáo quyết toán công trình đầu tư xây dựng cơ bản tại Tổng công ty Sông Đà.

    Nội dung chuyên đề bao gồm các phần chính sau:

    Chương I: Cơ sở lý luận của việc kiểm toán Báo cáo quyết toán công trình đầu tư xây dựng cơ bản.

    Chương II: Thực trạng kiểm toán nội bộ Báo cáo quyết toán công trình đầu tư xây dựng cơ bản tại Tổng công ty Sông Đà

    Chương III: Hoàn thiện quy trình kiểm toán Báo cáo quyết toán công trình đầu tư xây dựng cơ bản tại Tổng công ty Sông Đà.





















    CHƯƠNG I

    CƠ Sở Lý LUậN CủA VIệC kiểm toán báo cáo quyết toán công trình đầu tư xây dựng cơ bản trong kiểm toán nội bộ

    11.Khại quát chung về kiểm toán

    Kiểm toán là một hoạt động tuy mới xuất hiện ở nước ta khoảng 10 năm nay nhưng đã có những bước phát triển lớn và ngày càng khẳng định rõ vai trò của mình trong việc xác minh và bày tỏ ý kiến, tạo niềm tin cho những người quan tâm, củng cố nền nếp hoạt động tài chính và góp phần nâng cao hiệu quả, năng lực quản lý.

    Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều quan niệm về kiểm toán, các quan niệm đó không hoàn toàn đối lập nhau mà phản ánh quá trình phát triển của cả thực tiễn và lý luận kiểm toán đồng thời nêu lên bản chất của kiểm toán đó là việc xác minh và bày tỏ ý kiến về thực trạng hoạt động được kiểm toán bằng hệ thống phương pháp kỹ thuật của kiểm toán chứng từ và kiểm toán ngoài chứng từ do các kiểm toán viên có trình độ nghiệp vụ tương xứng thực hiện trên cơ sở hệ thống pháp lý có hiệu lực.

    Như vậy, kiểm toán có chức năng cơ bản là xác minh và bày tỏ ý kiến của mình về những lĩnh vực được kiểm toán với mục đích là tạo niềm tin cho những người quan tâm về tính trung thực của thông tin, tính quy tắc trong việc thực hiện các nghiệp vụ, tính hiệu quả, tính hiệu năng của hoạt động.

    Nội dung trực tiếp của kiểm toán là thực trạng hoạt động tài chính. Thực trạng này một phần được phản ánh trên các bảng khai tài chính hay những tài liệu kế toán nói chung và một phần không thể hiện trên các tài liệu kế toán hay các tài liệu khác.

    Để thực hiện tốt chức năng của mình, kiểm toán phải hình thành một hệ thống phương pháp kỹ thuật hoàn chỉnh khoa học bao gồm các phương pháp kiểm toán chứng từ và các phương pháp kiểm toán ngoài chứng từ.

    Phân hệ phương pháp kiểm toán chứng từ bao gồm:

    - Kiểm toán các cân đối kế toán: là phương pháp dựa trên các cân đối kế toán và các cân đối khác để kiểm toán các quan hệ nội tại của các yếu tố cấu thành cân đối đó.

    - Đối chiếu trực tiếp: là đối chiếu một chỉ tiêu trên các nguồn tài liệu khác nhau với nhau.

    - Đối chiếu logic: là việc nghiên cứu các mối liên hệ giữa các chỉ tiêu có quan hệ với nhau.

    Phân hệ phương pháp kiểm toán ngoài chứng từ bao gồm:

    - Kiểm kê: là việc kiểm tra tại chỗ các đối tượng kiểm toán.

    - Điều tra:là dùng các cách khác nhau để tiếp cận và đánh giá đối tượng kiểm toán.

    - Trắc nghiệm : là việc tái diễn các hoạt động, nghiệp vụ để xác minh lại kết quả của một quá trình, một sự việc đi qua.

    Một cuộc kiểm toán phải được thực hiện bởi những kiểm toán viên có trình độ nghiệp vụ chuyên sâu về kế toán và kiểm toán đồng thời phải có những hiểu biết nhất định về lĩnh vực mà mình kiểm toán.

    Khách thể kiểm toán được xác định là một cá nhân hay một đơn vị, tổ chức cần được kiểm toán.

    Trong quá trình hình thành và phát triển, ngành kiểm toán không chỉ dừng lại ở việc kiểm toán bảng khai tài chính hay tài liệu kế toán mà còn thâm nhập vào nhiều lĩnh vực khác nhau. Vì vậy theo quan điểm hiện đại, phạm vi kiểm toán rất rộng bao gồm các lĩnh vực chủ yếu sau:

    Kiểm toán thông tin (information audit): hướng vào việc đánh giá tính trung thực và hợp pháp của các tài liệu làm cơ sở pháp lý cho việc giải quyết các mối quan hệ về kinh tế và tạo niềm tin cho những người quan tâm đến tài liệu kế toán.

    Kiểm toán tính quy tắc (regularity audit): hướng vào việc đánh giá tình hình thực hiện các thể lệ, chế độ, luật pháp của đơn vị được kiểm toán trong quá trình hoạt động.

    Kiểm toán hiệu quả (efficiency audit): hướng vào mối quan hệ giữa một bên là các sản phẩm dịch vụ làm ra với một bên là các nguồn lực đã tạo ra chúng với yêu cầu có kết quả tối đa và chi phí về nguồn lực tối thiểu.

    Kiểm toán hiệu năng (effect audit): hướng vào mối quan hệ giữa mục tiêu và kết quả cụ thể của một chương trình.

    Kiểm toán là một hoạt động phát sinh từ yêu cầu quản lý và phục vụ cho yêu cầu quản lý. Kiểm toán tạo niềm tin cho những người quan tâm như các nhà đầu tư, các nhà quản trị doanh nghiệp, người lao động, khách hàng, nhà cung cấp, cơ quan Nhà nước, . Kiểm toán góp phần hướng dẫn nghiệp vụ và củng cố nền nếp hoạt động tài chính kế toán nói chung và hoạt động của đơn vị được kiểm toán nói riêng. Đồng thời kiểm toán góp phần nâng cao hiệu quả và năng lực quản lý. Trong điều kiện ở nước ta hiện nay, hệ thống pháp lý chưa hoàn chỉnh, chưa có các chuyên gia giỏi, giàu kinh nghiệm về quản lý, để duy trì kỷ cương và bảo đảm phát triển đúng hướng thì việc xây dựng đồng bộ và tổ chức thực hiện tốt kiểm toán trên mọi lĩnh vực là việc làm rất cần thiết và có vai trò, ý nghĩa lớn trong hệ thống quản lý.

    Hiện nay, với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của các hoạt động kinh tế, kiểm toán đóng vai trò to lớn. Hoạt động này là thực sự cần thiết đối với các đơn vị thuộc mọi thành phần kinh tế. Hình thức tổ chức bộ máy kiểm toán theo đó cũng được phân thành 3 loại hình: kiểm toán Nhà nước, kiểm toán độc lập, kiểm toán nội bộ.

    Kiểm toán nhà nước

    Kiểm toán Nhà nước là hệ thống bộ máy chuyên môn của Nhà nước thực hiện các chức năng kiểm toán tài sản của Nhà nước.

    ở nước ta, kiểm toán Nhà nước được chính thức thành lập theo Nghị định 70CP/ và có chức năng “xác nhận tính đúng đắn, hợp pháp của tài liệu, số liệu kế toán, báo cáo quyết toán của các cơ quan Nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, đơn vị kinh tế Nhà nước và các đoàn thể quần chúng, các tổ chức xã hội sử dụng kinh phí do ngân sách Nhà nước cap”(^' trích điều 1 của Nghị định 70CP/)

    Theo điều 2 của Nghị định 70CP/ “kiểm toán Nhà nước có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch kiểm toán hàng năm. Qua kiểm toán, cung cấp kết quả cho chính phủ và góp ý kiến với đơn vị được kiểm toán củng cố nền tài chính kế toán và kiến nghị với cấp có thẩm quyền xử lý những vi pham ”.

    Kiểm toán độc lập

    Kiểm toán độc lập là hình thức tổ chức kinh doanh dịch vụ kiểm toán và tư vấn theo yêu cầu của khách hàng do các kiểm toán viên độc lập thực hiện.

    Chức năng của kiểm toán độc lập là xác minh và đưa ra ý kiến về tính trung thực, hợp lý của các thông tin tài chính tại đơn vị được kiểm toán với tạo sự tin cậy cho những người quan tâm tới các thông tin đó .

    Kiểm toán nội bộ

    Theo các chuẩn mực Hành nghề kiểm toán nội bộ ban hành tháng 5 năm 1978, “ Kiểm toán nội bộ là bộ máy thực hiện chức năng thẩm định độc lập được thiết lập bên trong một tổ chức để xem xét và đánh giá các hoạt động của tổ chức đó với tư cách là một sự trợ giúp đối với tổ chức đo”(Modern' internal auditing_ appraising operationand control – Victor ZBrink. and Herbert Witt).

    Như vậy, kiểm toán nội bộ là bộ máy thực hiện chức năng kiểm toán trong phạm vi đơn vị, phục vụ yêu cầu quản lý nội bộ đơn vị. Do mục tiêu được giới hạn ở phạm vi nội bộ đơn vị nên bộ máy này thường chỉ bao gồm các kiểm toán viên nội bộ. Về nội dung kiểm toán, kiểm toán nội bộ không chỉ kiểm tra chất lượng thông tin kế toán, tài chính mà còn thực hiện kiểm toán hiệu quả, kiểm toán hiệu năng, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán thông tin nhằm phục vụ các yêu cầu khác nhau của quản lý.

    ở các nước phát triển như Mĩ và Pháp, kiểm toán nội bộ đã trở thành một hoạt động nghề nghiệp phức tạp đòi hỏi cả sự nghên cứu, đào tạo và tổ chức tương ứng với chức năng và lĩnh vực hoạt động trong từng thời kỳ, từ lĩnh vực xử lý thông tin đến hiệu quả kinh doanh và năng lực quản lý.

    ở nước ta, kiểm toán nội bộ gắn liền với hoạt động kế toán và quản lý, chưa tách ra thành một hệ thống pháp quy riêng với những quy trình và phương pháp kỹ thuật riêng đồng thời đội ngũ kiểm toán viên nội bộ cũng chưa được quan tâm đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ đúng mức.

    Để đáp ứng các yêu cầu trong quản lý, Bộ Tài chính đã ban hành Quy chế kiểm toán nội bộ áp dụng đối với các doanh nghiệp nhà nước kèm theo Quyết định số 832 TCQĐ/CĐKT/ ngày 2810/1997/. Theo điều 3 của quy chế này “doanh nghiệp phải thường xuyên tổ chức kiểm toán nội bộ nhằm đánh giá về chất lượng và độ tin cậy của thông tin kinh tế, tài chính; về bảo vệ an toàn tài sản của doanh nghiệp; về chấp hành pháp luật, chính sách, chế độ của nhà nước, cũng như các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị, của Ban giám đốc doanh nghiệp đối với hoạt động của doanh nghiệp (kể cả đối với công ty cổ phần, liên doanh mà số vốn góp của doanh nghiệp nhà nước chiếm trên 50%)”. Quy chế này là căn cứ để doanh nghiệp xây dựng và duy trì hệ thống kiểm soát nội bộ thích hợp và có hiệu quả ở doanh nghiệp và các đơn vị thành viên.

    Phạm vi hoạt động của kiểm toán nội bộ là các lĩnh vực: Kiểm toán các báo cáo tài chính, các báo cáo quản trị của doanh nghiệp và của các đơn vị thành viên; Kiểm toán tuân thủ; Kiểm toán hoạt động.

    Trong quá trình kiểm toán, kiểm toán nội bộ phải thực hiện các nhiệm vụ sau:

    - Kiểm tra tính phù hợp, hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ.

    - Kiểm tra và xác nhận chất lượng, độ tin cậy của thông tin kinh tế, tài chính phản ánh trên báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị trước khi trình ký duyệt.

    - Kiểm tra sự tuân thủ các nguyên tắc hoạt động, quản lý kinh doanh, đặc biệt sự tuân thủ luật pháp, chính sách, nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị, của Ban giám đốc doanh nghiệp.

    - Phát hiện những sơ hở, yếu kém, gian lận trong quản lý, trong bảo vệ tài sản của doanh nghiệp, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống quản lý, điều hành kinh doanh.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...