Tiểu Luận Tìm hiểu về khu kinh tế ven biển (KKT) với ví dụ sinh động là KKTM Chu Lai

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU . . 3
    NỘI DUNG CHÍNH . . 5
    I .Cơ sở lý luận . 6
    1. Quan niệm . 6
    2. Điều kiện hình thành . . 6
    3. Vai trò . 7
    II. Tình hình phát triển các KKT tại Việt Nam . . 8
    1. Chính sách phát triển các KKT ở Việt Nam . . 8
    2. Đánh giá hiệu quả kinh tế của các KKT ở Việt Nam . . 11
    III. Đánh giá sự phát triển của KKT Chu Lai . . 15
    1. Giới thiệu khái quát về KKT mở Chu Lai . 15
    2. Kết quả hoạt động . . 16
    3. Định hướng và giải pháp phát triển . . 18
    KẾT LUẬN . 22
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . . 23




    LỜI MỞ ĐẦU
    Khu kinh tế là một hình thức tổ chức lãnh thổ theo không gian được xuất
    hiện vào cuối thập niên 70 của thế kỷ XX từ Trung Quốc. Thực chất KKT là sự
    biến dạng của KCN. Song về mặt tổ chức, các khu chắc năng bên trong khu kinh
    tế đa dạng hơn KCN, có nhiều chính sách của nhà nước ưu tiên hơn,quy mô lãnh
    thổ rộng lớn hơn. KKT ra đời được kỳ vọng với những vai trò: (1)thu hút vốn
    đầu tư trong và ngoài nước; (2) tiếp nhận kĩ thuật công nghệ hiện đại cũng như
    học tập được phương pháp quản lý tiên tiến từ các dự án thu hút vốn đầu tư FDI;
    (3) khai thác hiệu quả các nguồn lực và lợi thế so sánh của đất nước, vùng lãnh
    thổ, biến những tiềm năng thành hiện thực, tạo ra giá trị gia tăng lớn cho nền
    kinh tế, góp phần khai thác tiềm năng về lao động từ đó đẩy nhanh quá trình
    chuyển dịch cơ cấu lao động sao cho phù hợp với tốc độ chuyển dịch cơ cấu
    kinh tế; (4) tạo công ăn việc làm và nâng cao trình độ cho người lao động; góp
    phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế,tăng năng lực xuất khẩu; (5) góp phần đổi mới
    cơ chế quản lý, cải thiện môi trường đầu tư,mở rộng quan hệ kinh tế khi các
    doanh nghiệp trong nước liên kết với các doanh nghiệp FDI để sản xuất (liên kết
    phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ, )
    Do vai trò ngày càng nổi bật của KKT nên đối với mỗi quốc gia đang phát
    triển mà trong đó có Việt Nam thì xu hướng thành lợp các KKT và đầu tư phát
    triển trọng tâm có ý nghĩa hết sức to lớn.
    Hiện nay chính phủ Việt Nam đã quy hoạch 18 KKT và được phân bố ở 4/6
    vùng kinh tế của nước ta (trừ Tây Nguyên và Trung du miền núi Bắc Bộ). Ở mỗi
    vùng kinh tế hiện đã nổi lên vai trò đầu tàu,động lực phát triển kinh tế - xã hội
    của một số KKT. Những hiểu biết cơ bản về KKT cũng như các phân tích đánh
    giá mối quan hệ giữa KKT với vấn đề phát triển kinh tế - xã hội là hết sức cần
    thiết bởi đó là cơ sở để đề ra những định hướng và giải pháp phát triển các KKT
    của vùng nói riêng và việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng nói chung .




    KKTM Chu Lai là KKT đầu tiên được chính phủ thành lợp,trong quá
    trình phát triển đã gặp không ít khó khăn thách thức, nhưng với sự kiên trì mục
    tiêu đã chọn, thẳng thắn nhìn nhận những thiếu sót khuyết điểm, phát huy sáng
    tạo để tìm cách làm mới và phù hợp với đặc điểm riêng của Chu Lai trong điều
    kiện hội nhập, đến nay, KKTM Chu Lai được coi như một ví dụ thực tiễn sinh
    động cho việc nghiên cứu về KKT ven biển ở Việt Nam.
    Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi quyết định chọn chủ đề “Tìm
    hiểu về khu kinh tế ven biển (KKT) với ví dụ sinh động là KKTM Chu
    Lai
    ”.
    Bố cục của bài nghiên cứu này được trình bày làm 3 phần:
    1. Cơ sở lý thuyết về Khu kinh tế
    2. Tình hình phát triển các Khu kinh tế tại Việt Nam
    3. Nghiên cứu Khu kinh tế Chu Lai.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...