Báo Cáo tìm hiểu về khoai tây và các sản phẩm từ khoai tây

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Trang

    LỜI MỞ ĐẦU 1

    Phần 1: TÌM HIỂU KHOAI TÂY 3

    Chương 1. NGUỒN GỐC LỊCH SỬ .3

    Chương 2. Đ ẶC TÍNH THỰC VẬT .5

    2.1 Đặc điểm sinh học 5

    2.2Yêu cầu ngoại cảnh .5

    Chương 3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC KHOAI TÂY .7

    3.1 Chất khô .8

    3.2 Tinh bột 9

    3.3 Đường .10

    3.4 Chất Nitơ 10

    3.5 Acid hữu cơ 11

    3.6. Cenlulose và Hemicenlulose 12

    3.7 Pectin .12

    3.8 Khoáng .12

    3.9 Vitamin 13

    3.10 Lipid .13

    3.11 Enzyme 13

    3.12 Chất độc khoai tây 14

    Chương 4. VAI TRÒ CỦA KHOAI TÂY TRONG ĐỜI SỐNG. .15

    Phần 2: CÁC SẢN PHẨM TỪ KHOAI TÂY 19

    Chương 1: Tinh bột khoai tây .19

    Chương 2: Bánh snack, Khoai tây chiên .26

    Chương 3: Mì ăn liền khoai tây 34

    Chương 4: Một số bánh từ khoai tây làm bằng thủ công .40

    Phần 3: KẾT LUẬN .49

    Tài liệu tham khảo .

    LỜI MỞ ĐẦU

    Củ khoai tây ngày nay đã trở thành một loại thực phẩm thiết yếu cho con người. Công dụng của khoai tây đã được phát huy hết tác dụng, nó không chỉ dùng làm thực phẩm để chế biến các món ăn ngon miệng mà còn được dùng để chữa bệnh và làm đẹp.

    Khoai tây trở thành loại cây lương thực chủ lực, đứng đầu trong các loại củ trên toàn thế giới và đứng thứ 5 trong số các cây lương thực nói chung (chỉ sau lúa mì, gạo, ngô, đậu tương). Với sản lượng 322 triệu tấn vào năm 2005, khoai tây hiện được sử dụng hàng ngày trong những bữa ăn của người phương Tây. Cái hình ảnh "khoai tây hầm thịt bò" với người phương Tây là một câu để chỉ sự no đủ.

    Các nhà dinh dưỡng học đã phân tích giá trị thực phẩm của khoai tây, cho thấy thành phần của nó khá cân đối về các chất cần thiết cho nhu cầu " ăn đủ chất" của con người. Trong 100g khoai tây có: hydratcabon 19g (trong đó có 15g tinh bột, 2,2g chất xơ), 0,1g chất béo, 3g protein và 79g nước. Bên cạnh đó, khoai tây còn chứa vi chất dinh dưỡng giá trị, đặc biệt là các vitamin (bao gồm vitamin B1: 0,08mg (8%), vitamin B2: 0,03mg (2%), vitamin B3: 1,1mg (7%), vitamin B6 (19%), vitamin C: 20mg (33%) cùng với những khoáng chất như canxi 12mg, sắt 1,8 mg, magiê 23 mg, photpho 57 mg, kali 421 mg, natri 6 mg.

    Tất nhiên, khoai tây được dùng như một thành phần chính cung cấp chất bột. Khoai tây được chế biến thành rất nhiều món ăn. Người châu Âu, hấp khoai tây rồi nghiền thành món chính kiểu nh ư cơm để ăn với thức ăn khác (thịt, cá, gia cầm .) tưới nước sốt trong khẩu phần hằng ngày hoặc nấu thành súp với thịt bò hầm đủ kiểu. Dưới bàn tay tài hoa, thiên biến vạn hóa của bà nội trợ, khoai tây biến thành hàng trăm món ăn đặc sắc ngon miệng và có lợi cho sức khỏe của con ng ười. Trong một thống kê, người châu Âu có gần một nghìn món ăn chế biến từ khoai tây.

    Những túi khoai tây chiên giòn có thể là món ăn khoái khẩu chẳng phải chỉ các cô nữ sinh hay ăn vặt mà còn của nhiều người khi ngồi trước ti vi xem các tiết mục văn nghệ trong không khí gia đình ấm áp. Những lát khoai tây mặn, tẩm gia vị được các đấng mày râu nhâm nhi với cốc bia sau giờ làm việc mệt nhọc.

    Việc sử dụng khoai tây làm thực phẩm còn được khuyến khích hơn nữa khi một số nhà khoa học của Viện thực phẩm Anh mới đây phát hiện, trong khoai tây

    những hợp chất sinh học, có tên chung là cucoamin (tr ước đây đã thấy trong một số cây thuốc của Trung Quốc) có tác dụng làm giảm huyết áp nếu ăn thường xuyên và chữa bệnh "ngủ" ở châu Phi.

    Khoai tây xay thành b ột là nguyên liệu chính của công nghiệp bánh kẹo, lượng tiêu thụ không hề nhỏ. Khoai tây dùng trong chăn nuôi cứ 5,6kg khoai tây có thể biến thành một cân thịt lợn, thịt bò. Đó là phương pháp "cổ truyền" biến bột thành đạm, tìm sự cân đối dinh dưỡng cho nhu cầu số một của con người là ăn.

    Ngoài ra khoai tây còn được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nh ư: có thể dùng để lên men thành các loại cồn pha một số loại r ượu hoặc dùng làm nguyên liệu sinh học, khoai tây cũng trở nên cần thiết trong việc làm đẹp của phụ nữ hoặc có tác dụng trong đông y như một cây thuốc dùng để chữa bệnh, trong tây y khoai tây được sử dụng nhằm chiết một dược chất là solanine là thành phần của các loại thuốc giảm đau, chữa đau bụng, đau gan, đau nhức xương khớp, dị ứng, động kinh .

    Với đề tài: tìm hiểu về khoai tây và các sản phẩm từ khoai tây, dưới sự hướng dẫn của cô Nguyễn Đặng Mỹ Duyên nhóm chúng tôi thực hiện bài làm này nhằm tìm hiểu về những vấn đề liên quan đến củ khoai tây từ nguồn gốc lịch sử của khoai tây đến đặc tính, thành phần hóa học, vai trò trong đời sống của khoai tây. và quy trình, công nghệ sản xuất các sản phẩm từ khoai tây, các thiết bị thường sử dụng trong quá trình sản xuất.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...