Luận Văn Tìm hiểu về JDBC và kết nối cơ sở dữ liệu

Thảo luận trong 'Công Nghệ Thông Tin' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Tìm hiểu về JDBC và kết nối cơ sở dữ liệu
    Information
    [TABLE]
    [TR]
    [TD="width: 5%"][/TD]
    [TD="width: 90%"]Chương 1: Tổng quan về JDBC
    Giới thiệu:
    1. Giải thích về JDBC
    + Kết nối cơ sở dữ liệu:

    Java đã được công nhận như là xương sống trong việc điện toán doanh nghiệp. Cốt lõi của những ứng dụng Java trong doanh nghiệp phụ thuộc vào hệ quản trị cơ sở dữ liệu (Database Managerment Systems – MBMS), nó thực thi như là kho của dữ liệu doanh nghiệp. Do đó, để xây dựng những ứng dụng như vậy, thì những cơ sở dữ liệu trong kho cần phải được truy nhập. Để kết nối các ứng dụng java với cơ sở dữ liệu, thì cần phải có những phần mềm giao diện lập trình ứng dụng (Application Programming Interfaces – APIs) cho việc kết nối cơ sở dữ liệu, như là JDBC (Java Database Connection) đã được sử dụng. Một trong những phầm mềm giao diện lập trình ứng dụng trong bộ sưu tập của thư viện ứng dụng và trình điều khiển cơ sở dữ liệu, nó thực hiện độc lập với ngôn ngữ lập trình, hệ thống cơ sở dữ liệu và hệ điều hành.

    + Định nghĩa của JDBC
    JDBC là API Java cơ sở, mà nó cung cấp một các lớp và các giao diện được viết bằng Java để truy xuất và thao tác với nhiều loại hệ cơ sở dữ liệu khác nhau.
    Sự kết hợp của JDBC API và Java nền tảng cung cấp các lợi thế cho việc truy xuất và bất kỳ nguồn dữ liệu khác nhau và sự linh hoạt của hoạt động trên một nền có hỗ trợ máy ảo Java (JVM). Đối với một nhà phát triển, đó là điều không cần thiết để viết một chương trình riêng biệt để truy cập vào các hệ cơ sở dữ liệu khác nhau như SQL Server, Oracle hoặc IBM DB2. Thay vào đó, một chương trình đơn lẻ với việc thực hiện JDBC có thể gửi Structured Query Language (SQL) hoặc gửi những câu lệnh khác tới các nguồn dữ liệu phù hợp hoặc hệ cơ sở dữ liệu.

    2. Những thuận lợi của JDBC
    + Sử dụng tiếp tục dữ liệu hiện có
    JDBC cho phép các ứng dụng doanh nghiệp tiếp tục sử dụng dữ liệu hiện có, ngay cả nếu dữ liệu được lưu trữ trên các hệ quản trị cơ sở dữ liệu khác nhau.
    + Cung cấp độc lập
    Sự kết hợp của các Java API và JDBC API làm cho các cơ sở dữ liệu dịch chuyển từ một trong những nhà cung cấp này tới nhà cung cấp khác mà không cần các đoạn mã trong ứng dụng.
    + Nền độc lập
    JDBC thường được sử dụng để kết nối với một ứng dụng người đến một “hậu trường” cơ sở dữ liệu, không có vấn đề của phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu được sử dụng để kiểm soát các cơ sở dữ liệu. Trong vấn đề kiểu cách, JDBC là nền tảng chéo độc lập.
    + Dễ sử dụng
    Với JDBC, sự phức tạp của một chương trình kết nối người dùng đến một “hậu trường” cở sở dữ liệu bị ẩn đi, và làm cho nó dễ dàng triển khai hơn, kinh tế hơn để duy trì.

    3. Kiến trúc JDBC
    + Mô hình hai tầng

    JDBC API hỗ trợ trợ mô hình hai tầng cũng như mô hình ba tầng xử lý dữ liệu cho các mô hình truy xuất cơ sở dữ liệu.
    Trong mô hình hai tầng hệ thống máy khách / máy chủ, máy khách có thể liên hệ trực tiếp với cơ sở dữ liệu của máy chủ mà không cần của bất kỳ một công nghệ trung gian hoặc máy chủ khác. Trong mô hình hai tầng môi trường JDBC, các ứng dụng Java là khách và DBMS là cơ sở dữ liệu máy chủ.
    Việc thực hiện tiêu biểu của mô hình hai tầng liên quan đến việc sử dụng JDBC API để chuyển và gửi yêu cầu của khách hàng tới cơ sở dữ liệu. Cơ sở dữ liệu có thể nằm cùng trên một mạng hoặc có khác mạng. Các kết quả được gửi trả về cho khách hàng một lần nữa thông qua JDBC API.

    + Mô hình ba tầng

    Trong mô hình ba tầng, tầng giữa là tầng các dịch vụ, một máy chủ thứ ba đảm nhiệm việc gửi yêu cầu của khách hàng tới máy chủ cơ sở dữ liệu. Tầng giữa giúp việc tách các cơ sở dữ liệu máy chủ từ máy chủ WEB. Sự tham gia của máy chủ thứ 3 hoặc máy chủ Proxy tăng cường an nình bằng cách đi qua tất cả các yêu cầu đến máy chủ cơ sở dữ liệu thông qua máy chủ Proxy. Máy chủ cơ sở dữ liệu xử lý các yêu cầu và gửi lại các kết quả đến tầng giữa (Proxy Server), một lần nữa kết quả được gửi trả về máy khách (Client).
    Mô hình ba tầng có lợi thế hơn so với mô hình hai tầng là nó đơn giản hóa hơn và giảm chi phí triển khai ứng dụng, ngoài ra nó còn cung cấp và sửa đổi quyền truy xuất vào cơ sở dữ liệu.
    + JDBC API
    JDBC API là bộ sưu tập của các cách định nghĩa cơ sở dữ liệu theo nhiều cách khác nhau và các ứng dụng giao tiếp với nhau.
    Cốt lõi của JDBC API được dựa trên Java, vì vậy, nó được dùng như là nền tảng để xây dựng chung giữa ba tầng kiến trúc. Do đó, JDBC API là tầng giữa. Nó định nghĩa thế nào là mở kết nối của một ứng dụng và cơ sở dữ liệu, các yêu cầu được gửi tới cơ sở dữ liệu, các câu lệnh truy vấn SQL được thực thi, và kết quả của câu truy vấn đó được lấy ra, JDBC đã đạt được mục tiêu thông qua một tập các giao diện Java, đó là sự thực hiện một cách riêng biết của một lớp cho một cơ sở dữ liệu cụ thể và được gọi là trình điều khiển JDBC (JDBC Driver).[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]




     
Đang tải...