Đồ Án Tìm hiểu về IPv6 và cơ chế chuyển đổi giữa IP v4 và IPv6 trong hệ thống mạng sử dụng IP v4 và v6

Thảo luận trong 'Công Nghệ Thông Tin' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI GIỚI THIỆU
    Phiên bản IPv6 là một phiên bản mới của Internet. Nó được xây dựng trên cơ sở của giao thức IPv4 nhằm tận dụng các ưu điểm và khắc phục hạn chế của IPv4. Thay đổi của IPv6 chủ yếu vào những phạm trù sau:

    Mở rộng những khả năng định vị.: IPv6 có địa chỉ nguồn và đích dài 128 bít, không gian địa chỉ lớn của IPv6 được thiết kế dự phòng đủ lớn cho phép phân bổ địa chỉ và mạng con từ trục xương sống Internet đến từng mạng con trong một tổ chức. Tính biến đổi được lộ trình nhiều sắc thái được cải thiện gần thêm một phạm vi giải quyết tới những địa chỉ nhiều sắc thái.

    Sự đơn giản hoà khuôn dạng đầu mục (Header): Header của IPv6 được thiết kế để giảm chi phí đến mức tối thiểu. Điều này đạt được bằng cách chuyển các trường không quan trọng và các trường lựa chọn sang các header mở rộng được đặt phía sau của IPv6 header. Khuôn dạng header mới của IPv6 tạo ra sự xử lý hiệu quả hơn tại các ruoter.

    Tiến bộ hỗ trợ cho những mở rộng và những tuỳ chọn: Thay đổi trong cách mà những tuỳ chọn đầu mục IP được mã hoá kể cả hiệu quả hơn đẩy tới ít hơn những giới hạn về khó khăn trên những tuỳ chọn mới trong tương lai.

    Khả năng ghi nhãn luồng: Một khả năng mới được thêm để cho phép sự ghi nhãn của những gói thuộc về tới giao thông “chảy” đặc biệt cho người gửi nào những yêu cầu đặc biết điều khiển, như không mặc định chất lượng của dịch vụ hoặc “ thời gian thực “ dịch vụ.

    Những khả năng chứng thự và riêng tư: Những mở rộng để chứng thực sự toàn vẹn dữ liệu được chỉ rõ cho IPv6.

    CHƯƠNG 5
    Kết luận và hướng phát triển tiếp theo

    Kết luận

    - Đây là một vấn đề nóng bỏng của toàn thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng. Khi chuyển sang sử dụng IPv6, ta có thể dễ dàng trong việc truy cập vào các địa chỉ trong mạng Internet rộng lớn. Hơn nữa các thiết bị kết nối trong mạng có thể kết nối với nhau và thay đổi thông tin với nhau. Tuy nhiên để kiểu mạng lưới này hoạt động, mỗi thiết bị trong mạng cần phải có một địa chỉ IP (là thông số chỉ vị trí của các thiết bị trên mạng).
    5.2 hướng phát triển tiếp theo:
    - Hiện nay tai Châu á một phần kế hoạch E –Japan initiative có mục đích chính là đưa ngành công nghệ thông tin Nhật Bản vươn lên hàng đầu. Chính phủ Nhật Bản đẫ tài trợ cho Hội Đồng xúc tiến IPv6 (IPv6 Promotion Council) thiết lập thử nghiệm giao thức mới trong mạng của mộn số nhà cung cấp. Information Service International Dentsu (ISID)- công ty tích hợp hệ thống tại Tokyo- đã xây dựng mạng IPv6 trong công ty này, kết nối với hơn 5.000 hệ thống. Đại diện nhóm nghiên cứu ISID cho biết : dù đã triển khai IPv6 nhưng quá trình chuyển đổi trong công ty diễn ra còn chậm. Hệ thống mạng có hai ngăn phần mềm dành cho IPv4 và IPv6 để tiến hành hoà nhập từng bước. IPv6 vẫn còn cần phát triển tiếp vấn đề bảo mật kết nối chạy hoàn toàn trên IPv6 sẽ mất đi một số tính năng bảo mật của IPv4. Hỗ trợ IPv6 tường lửa (firewall ) chẩng hạn sẽ là một đòi hỏi tiên quyết khác công nghệ mới này được chấp nhận rộng rãi hơn trong tương lai.
    - Tuy nhiên Cico nhà sản xuất bộ định tuyến chính thống trị thế giới mới chỉ cung cấp khả năng IPv6 cho các bộ định tuyến qua các phần mềm, và dự định chỉ sẽ giới thiệu phần cứng hỗ trợ IPv6 trong năm nay. Riêng hệ điều hành Windows XP hiện có sẵn cả tính năng IPv4 và IPv6 , chủ yếu dùng xây dựng sẵn sàng IPv6. Hệ điều hành máy chủ hiện tại của Windows 2000 Server cũng có sẵn một bộ công cụ phảt triển phần mềm dành cho các ứng dụng và thiết bị IPv6.
    - Vào cuối năm 2002 Microsoft cũng giới thiệu tính năng IPv6 tỏng bộ nâng cấp dành cho Windows XP và thế hệ hệ điều hành máy chủ kế tiếp windows. Net Server. Hãng Sun Microsytems đã hỗ trợ IPv6 trong phiên bản Solari 8 phát hành trên thị trường ngay từ năm 2000. Nếu một máy chủ Solaris 8 được cắm vào mạng IPv6, nó có thể tự đông trao đổi ccs gói tin IPv6.
    - Riêng trong hệ điều hành Linux, giao thức IPv6 chưa được tích hợp sẵn nhưng nó được cung cấp kèm theo trong phiên bản Red Hat không chính thức cung cấp hỗ trợ cho thành phần IPv6. Một số ứng dụng cơ bản, như truyền tập tin, email, DNS, đang được điều chỉnh để có thể làm việc với giao thúc mới, tiếp sau dó sẽ là những ứng dụng phức tạp như cơ sở dữ liệu và chương trình CAD.
    - Đồ gia dụng chắc chắn sẽlà một trong những thiết bị đầu tiên được lựa chọn kết nối vào mạngIP v6, khi mà việc cung cấp địa chỉ IPv6 trở lên dễ dàng vì nó là vô hạn mà lại rất an toàn bởi tính bảo mật cao mà IPv4 không có. Thậm chí ngay bây giờ, các nhà sản xuất đồ gia dụng đang triển khai kỹ thuật kết nối các sản phẩm của mình với mạng “ toàn cầu”.
    - Rất có thể đến một ngày nào đó tất cả các thiết bị sử dụng dịch vụ không dây (LAN), các server gia đình, automobile telematics và các vật dụng khác đều sẽ được kết nối vói nhau.

    IPv6 bao giờ được sử dụng tại Việt Nam?

    - Trên thực tế tại Việt Nam, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet chưa nhận thấy sự càn thiết phải sử dụng đến IPv6 vì không bức xúc trước nguy cơ cạn kiệt tên miền. Cho đến thời điểm này, Việt Na chưa có hoạt động thúc đẩy ứng dụng IP6 và chưa được phân bổ vùng địa chỉ IPv6 từ Quốc tế. Hiện tại chỉ có VNPT và NetNam đã tham gia đề tài “triển khai thử nghiệm mạng IPv6 ở Việt Nam và kết nối mạng IPv6 Quốc tế”. VNPT cũng là đơn vị đầu tiên yêu cầu địa chỉ IPv6 và cũng là doang nghiệp duy nhất đủ tiêu chuẩn cấp phát địa chỉ IPv6. Theo các chuyên gia thì vấn đề đặt ra đối với Việt Nam hiện nay là phải xác định bài toán liệu có đủ sức để phát triển các loại dịch vụ và ứng dụng mới đi theo nền tảng ứng dụng IPv6 hay không?
    - Hiện trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) cũng đã thực hiện một số hoạt động nghiên cứu về công nghệ và chính sách IPv6 của khu vực và Quốc tế.
    - VNNIC đang xem xét phương án triển khai thiết lập mạng thử nghiệm IPv6 công cộng có thể dựa trên cơ sở hạ tầng có sẵn. theo đề nghị của VNNIC, cân phải có chính sách khuyến khích phát triển công nghệ phần cứng, phần mềm và ứng dụng IPv6. Ngoài ra, VNNIC còn đề nghị cần đầu tư cho nghiên cứu phát triển các ứng dụng IPv6. Bên cạnh đó, Chính phủ cần phải có chiến lược lâu dài phát triển IPv6 để bắt kịp sự phát triển của công nghệ. Theo một quan chức của Bô bưu chính Viễn thông trong chiến lược BCVT đến năm 2010 cũng đã đề cập đến việc phát triển địa chỉ tên miền IPv6. Vì vậy ngay từ bây giờ Bộ cũng sẽ phải xem xét để có chủ chương, chính sách đối với vấn dề phát triển IPv6 ở Việt Nam.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...