Báo Cáo Tìm hiểu về IPSec và cấu hình IPSec trong Domain

Thảo luận trong 'Công Nghệ Thông Tin' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    I:/ TÌM HIỂU VỀ IPSEC 2
    1. IPSec là gì? 2
    2. Vai trò của IPSec 3
    3. Những tính năng của IPSec 4
    4. Giao thức sử dụng trong IPSec 5
    5. Các chế độ IPSec 5
    6. IPSec làm việc thế nào? 6
    7. Chính sách bảo mật IPSec 7
    8. Những chính sách IPSec mặc định 8
    9. Các mô hình triển khai sử dụng IPSec 9
    II:/ CẤU HÌNH IPSEC 11
    1) Cài đặt Active Directory 12
    2) Cấu hình IPSec 21

    I/: TÌM HIỂU VỀ IPSEC
    Như ta đã biết vấn đề bảo mật kết nối trong quá trình truyền tải giữa các dữ liệu khác nhau là một vấn đề rất quan trọng và nó đặc biệt quan trọng khi các dữ liệu của chúng ta được truyền qua một mạng chia sẻ giống như mạng internet.
    Bài toán đặt ra là làm thế nào để bảo mật an toàn cho các dữ liệu trong quá trình truyền qua mạng? Làm thế nào có thể bảo vệ chống lại các cuộc tấn công trong quá trình truyền tải các dữ liệu đó? Sau đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu về bảo mật các dữ liệu qua mạng bằng việc sử dụng IPSec.
    1. IPSec là gì?
    IP Sercurity hay còn gọi là IPSec, dựa trên nền tảng chuẩn được cung cấp một khoá cho phép bảo mật giữa hai thiết bị mạng ngang hàng. Hay nói cách khác nó là một tập hợp các chuẩn, các nguyên tắc đã được định nghĩa để kiểm tra, xác thực và mã hóa gói dữ liệu IP để cung cấp cho kênh truyền dẫn mạng bảo mật. Đây là một bộ phận cấu thành của IPv6. Nó cũng có thể tương thích ngược vớiIPv4, nhưng gặp các trở ngại khi sử dụng kết hợp với các thiết bị mạng như NAT.
    Thuật ngữ Internet Protocol Security (IPSec). Nó có quan hệ tới một số bộ giao thức (AH, ESP, FIP-140-1, và một số chuẩn khác) được phát triển bởi Internet Engineering Task Force (IETF). Mục đích chính của việc phát triển IPSec là cung cấp một cơ cấu bảo mật ở tầng 3 (Network layer) của mô hình OSI, như hình vẽ:



    Mọi giao tiếp trong một mạng trên cơ sở IP đều dựa trên các giao thức IP. Do đó, khi một cơ chế bảo mật cao được tích hợp với giao thức IP, toàn bộ mạng được bảo mật bởi vì các giao tiếp đều đi qua tầng 3. (Đó là lý do tại sao IPSec được phát triển ở giao thức tầng 3).
    Ngoài ra, với IPSec tất cả các ứng dụng đang chạy ở tầng ứng dụng của mô hình OSI đều độc lập trên tầng 3 khi định tuyến dữ liệu từ nguồn đến đích. Bởi vì IPSec được tích hợp chặt chẽ với IP, nên những ứng dụng có thể dùng các dịch vụ kế thừa tính năng bảo mật mà không cần phải có sự thay đổi lớn nào. Cũng giống IP, IPSec trong suốt với người dùng cuối, là người mà không cần quan tâm đến cơ chế bảo mật mở rộng liên tục đằng sau một chuỗi các hoạt động.
    2. Vai trò của IPSec
    + Cho phép xác thực hai chiều, trước và trong quá trình truyền tải dữ liệu.
    + Mã hóa đường truyền giữa 2 máy tính khi được gửi qua một mạng.
    + Bảo vệ gói dữ liệu IP và phòng ngự các cuộc tấn công mạng không bảo mật.
    + IPSec bảo vệ các lưu lượng mạng bằng việc sử dụng mã hóa và đánh dấu dữ liệu.
    + Một chính sách IPSec cho phép định nghĩa ra các loại lưu lượng mà IPSec sẽ kiểm tra và cách các lưu lượng đó sẽ được bảo mật và mã hóa như thế nào.
    3. Những Tính Năng của IPSec
    - Tính xác nhận và Tính nguyên vẹn dữ liệu (Authentication and data integrity). IPSec cung cấp một cơ chế mạnh mẽ để xác nhận tính chất xác thực của người gửi và kiểm chứng bất kỳ sự sửa đổi không được bảo vệ trước đó của nội dung gói dữ liệu bởi người nhận. Các giao thức IPSec đưa ra khả năng bảo vệ mạnh để chống lại các dạng tấn công giả mạo, đánh hơi và từ chối dịch vụ.
    - Sự cẩn mật (Confidentiality). Các giao thức IPSec mã hóa dữ liệu bằng cách sử dụng kỹ thuật mã hóa cao cấp, giúp ngăn cản người chưa chứng thực truy cập dữ liệu trên đường đi của nó. IPSec cũng dùng cơ chế tạo hầm để ẩn địa chỉ IP của nút nguồn (người gửi) và nút đích (người nhận) từ những kẻ nghe lén.
    - Quản lý khóa (Key management). IPSec dùng một giao thức thứ ba, Internet Key Exchange (IKE), để thỏa thuận các giao thức bảo mật và các thuật toán mã hóa trước và trong suốt phiên giao dịch. Một phần quan trọng nữa, IPSec phân phối và kiểm tra các khóa mã và cập nhật những khóa đó khi được yêu cầu.
    - Hai tính năng đầu tiên của bộ IPSec, authentication and data integrity, và confidentiality, được cung cấp bởi hai giao thức chính của trong bộ giao thức IPSec. Những giao thức này bao gồm Authentication Header (AH) và Encapsulating Security Payload (ESP).
    - Tính năng thứ ba, key management, nằm trong bộ giao thức khác, được bộ IPSec chấp nhận bởi nó là một dịch vụ quản lý khóa mạnh. Giao thức này là IKE.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...