Chuyên Đề Tìm hiểu về hoạt động rửa tiền trên thế giới và những đề xuất cho Việt Nam

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
    DANH MỤC BẢNG BIỂU
    LỜI MỞ ĐẦU . . 1
    Chương I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ “RỬA TIỀN” . 4
    1. Tóm tắt lịch sử của các hoạt động rửa tiền . 4
    2. Cơ sở lý thuyết- định nghĩa về các hoạt động rửa tiền . . 6
    2.1. Định nghĩa theo quan điểm các nhà tội phạm học . 6
    2.2. Định nghĩa theo quan điểm kinh tế học . .6
    2.3. Định nghĩa theo cơ sở pháp luật . 7
    3. Quy trình rửa tiền . . 10
    4. Phương thức, thủ đoạn rửa tiền . 12
    5. Hậu quả chung của “rửa tiền . . 14
    6. Thông tin chung về nạn rửa tiền tại một số quốc gia trên thế giới . 17
    6.1. Mỹ- quốc gia có nạn rửa tiền xuất hiện sớm nhất trên thế giới . . 17
    6.2. Rửa tiền - Hiện tượng toàn cầu . . 29
    Chương II: TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG RỬA TIỀN TẠI VIỆT NAM . 32
    1. Khái quát chung . . 32
    2. Các phương thức, thủ đoạn rửa tiền điển hình diễn ra tại Việt Nam 33
    2.1. Phương thức rửa tiền của bọn tội phạm qua hệ thống ngân hàng
    Việt Nam . . 33
    2.2. Phương thức rửa tiền của bọn tội phạm thông qua thị trường bất động




    sản . . 36
    2.3. Phương thức rửa tiền của bọn tội phạm thông qua các hình thức tài trợ thương
    mại . . 38
    3. Các vụ án rửa tiền và nghi ngờ có dấu hiệu rửa tiền được phát hiện ở
    Việt Nam . . 41
    3.1. Vụ án tội phạm nước ngoài vào Việt Nam để lừa đảo tín dụng . . 41
    3.2. Hành vi rửa tiền trong vụ tham ô xăng dầu tại Công ty Chế biến kinh doanh
    các sản phẩm dầu mỏ (đơn vị chủ quản của Xí nghiệp xăng dầu dầu
    khí Vũng Tàu) . . 41
    3.3. Vụ án tội phạm nước ngoài dùng chứng từ giả mở tài khoản tại các NHVN để
    thực hiện các giao dịch chuyển tiền . . 42
    3.4. Vụ án rửa tiền xuyên quốc gia đầu tiên tại Việt Nam . . 42
    4. Nguyên nhân . . 43
    4.1. Do đặc điểm nền kinh tế Việt Nam . 43
    4.2. Do cơ chế hoạt động của thị trường chứng khoán còn lỏng lẻo . 48
    4.3. Do hệ thống pháp luật tài chính, ngân hàng còn chưa được hoàn
    thiện . 48
    4.4. Do một số quỹ đầu tư nước ngoài vào Việt Nam còn mờ ám, chưa được công
    khai, minh bạch . . 43
    5. Luật áp dụng trong cuộc chiến chống nạn rửa tiền tại Việt Nam . . 51
    5.1. Bối cảnh ra đời nghị định 74 về phòng chống rửa tiền . . 52
    5.2. Một số nhận xét về nghị định 74 . 53
    6. Tổng kết . 57




    Chương III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÓP PHẦN PHÒNG CHỐNG TỘI PHẠM
    RỬA TIỀN HIỆN NAY ĐANG ĐƯỢC ÁP DỤNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ
    NHỮNG KIẾN NGHỊ VỚI VIỆT NAM . .5 8
    1. Một số biện pháp góp phần chống tội phạm rửa tiền hiện nay đang được áp
    dụng trên thế giới . 5 8
    1.1. Các biện pháp kĩ thuật và đào tạo . .58
    1.2. Các sáng tạo hỗ trợ đa phương . 6 0
    1.3. Xây dựng các tổ chức quốc tế về phòng chống rửa tiền . .6 2
    2. Sự cần thiết của luật pháp về chống rửa tiền ở Việt Nam và định hướng
    phát triển chống rửa tiền . 6 3
    2.1. Sự cần thiết của luật pháp về chống rửa tiền ở Việt Nam . .63
    2.2. Định hướng phát triển . .66
    3. Các kiến nghị với Việt Nam . .7 0
    3.1. Với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam . .70
    3.2. Với hệ thống Ngân hàng Thương mại Việt Nam . 7 1
    KẾT LUẬN . 8 5
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC




    1
    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Bất kì sự phát triển nào cũng đều có mặt trái của nó và quá trình toàn cầu hóa
    cũng vậy. Một trong những vấn đề tiêu cực đó là hoạt động rửa tiền - một vấn nạn mới
    đang đục khoét và ngày càng trở nên nhức nhối đối với hầu hết các nền kinh tế trên
    toàn cầu.
    Rửa tiền từ những nguồn thu nhập phi pháp là hành vi đã xuất hiện từ lâu,
    nhưng trong vòng 40 năm gần đây vấn đề này mới được nghiên cứu, xem xét và quy
    định trong Luật ở một số quốc gia trên thế giới. Với vụ rửa tiền đầu tiên xuất hiện ở
    Mỹ năm 1920, cùng với quá trình toàn cầu hóa và sự phát triển liên tục của công nghệ
    thông tin, hành vi rửa tiền diễn ra ngày càng lớn về mặt quy mô, đa dạng, tinh vi về
    cách tiến hành và mang đậm tính quốc tế hơn bao giờ hết. Hành vi rửa tiền được xem
    là một tội phạm “không biên giới” - một tội phạm quốc tế điển hình. Trên thế giới,
    hoạt động của tội phạm rửa tiền được tìm hiểu, nghiên cứu khá sớm. Bằng chứng là có
    khá nhiều các bài báo, các tạp chí kinh tế hay các báo cáo nghiên cứu của các tổ chức
    tài chính về vấn đề rửa tiền đã xuất hiện khá sớm như tác phẩm “Money Laundering:
    Muddying the Macroeconomy” của Peter J. Quirk đăng trên website
    http://www.imolin.org vào năm 1997 . Nhiều tác phẩm trong số đó đã được dịch và xuất
    bản tại Việt Nam. Ví dụ cụ thể như từ các báo cáo nghiên cứu của các tổ chức tài chính
    thế giới về tội phạm rửa tiền như của Ngân hàng thế giới, Quỹ tiền tệ thế giới, hay của
    một số định chế tài chính khác. Tiêu biểu là tác phẩm “Toàn cảnh thế giới- Ramses
    2001”- một công trình nghiên cứu thị trường tài chính thế giới do Thierry de Montbrial
    và Pierre Jacquet chủ biên đã phân tích và giải thích nguồn gốc của tội phạm rửa tiền
    theo quan niệm kinh tế cũng như tác hại của hoạt động rửa tiền tới nền kinh tế các quốc
    gia mà nó xâm nhập. Thêm vào đó là một số lượng lớn các văn bản, bộ luật của các
    quốc gia phát triển (tiêu biểu là Mỹ- nơi xuất hiện các vụ án liên quan tới tội phạm rửa
    tiền đầu tiên trên thế giới) là cơ sở cho sự phát triển hệ thống luật pháp về phòng chống




    2
    rửa tiền ở Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Tại Việt Nam, tuy mới tiếp cận
    với loại hình tội phạm rửa tiền trong thời gian gần đây nhưng đã có một số các bài
    nghiên cứu về vấn đề này, ví dụ như :“Sự cần thiết phải ban hành nghị định chống rửa
    tiền ở Việt Nam” của Thạc sĩ Nguyễn Thị Phụng đăng trên Tạp chí Ngân hàng số
    7/2002 hay như bài “Chính sách nhận biết khách hàng, một chính sách chống rửa tiền
    hiệu quả ở Mỹ” của Minh Nghĩa đăng trên Tạp chí Ngân hàng số 11/02, bài “Rửa tiền-
    mối hiểm họa dấu mặt” của thạc sĩ Nguyễn Thị Thu Hằng đăng trên tạp chí Kinh tế đối
    ngoại số 8 (6/2004) Khi nghiên cứu các công trình trên, có thể nhận thấy đa số các
    quan điểm của các tác giả đều dựa trên quan điểm pháp luật để tiến hành tìm hiểu vấn
    đề và thường chỉ dừng lại ở dạng bài nghiên cứu ngắn (bài báo đăng trên tạp chí khoa
    học, hoặc các bài luân văn, ). Mặt khác, thông qua các tác phẩm - công trình nghiên
    cứu trong nước và ngoài nước về hoạt động rửa tiền, có thể nhận thấy rằng hoạt động
    rửa tiền đã và đang bùng nổ trên toàn cầu, gây nhiều hậu quả nghiêm trọng về kinh tế
    và xã hội, đặc biệt ở các nước đang trong quá trình phát triển. Với các tác hại mà nó
    mang lại, nếu không khống chế được, nạn rửa tiền có thể ăn mòn tình hình tài chính
    của mỗi quốc gia do gây ra những ảnh hưởng bất lợi tới tỉ giá, lãi suất và tác động tiêu
    cực đến hệ thống tài chính toàn cầu. Nó không chỉ gây thiệt hại nghiêm trọng cho các
    nền kinh tế mà còn có những ảnh hưởng đến an ninh từng quốc gia, tác động nghiêm
    trọng đến sự trong sạch và hoàn chỉnh của hệ thống tài chính toàn thế giới.
    Vì những lí do này mà việc tập trung nghiên cứu về hoạt động rửa tiền và
    chống rửa tiền đang là một yêu cầu cấp bách được đặt ra đối với hầu hết các quốc gia
    trên thế giới trong đó có Việt Nam. Cũng vì lẽ đó, nhóm tác giả quyết định chọn đề tài
    Tìm hiểu về hoạt động rửa tiền trên thế giới và những đề xuất cho Việt Nam” làm
    đề tài nghiên cứu.
    2. Mục tiêu nghiên cứu:
    Thông qua tác phẩm, nhóm muốn cung cấp cái nhìn toàn diện nhất cho người
    đọc về hoạt động rửa tiền trên thế giới với cơ sở lý luận bao hàm cả về khía cạnh kinh




    3
    tế và pháp luật của vấn đề. Từ đó, phát triển lên các đề xuất áp dụng cho Việt Nam
    trong cuộc chiến chống lại tội phạm rửa tiền để dành được thắng lợi trong thời gian
    sớm nhất.
    3. Đối tượng nghiên cứu
    + Đối tượng nghiên cứu là thực trạng hoạt động rửa tiền và chống rửa tiền trên
    thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
    + Phạm vi nghiên cứu: tập trung nghiên cứu theo đặc điểm của hai nhóm quốc
    gia là các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Trong đó nhóm các
    quốc gia trên thế giới đi sâu phân tích hoạt động của Mỹ - quốc gia xuất hiện tội phạm
    rửa tiền sớm nhất.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là tổng hợp, phân tích, thống kê, so sánh sử
    dụng các số liệu nghiên cứu thứ cấp. Kết hợp cùng phương pháp mô hình hóa sử dụng
    bảng biểu, đồ thị, sơ đồ để khái quát và làm rõ vấn đề.
    5. Cấu trúc
    Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục từ viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo và
    các phụ lục, nội dung chính của bài nghiên cứu gồm 3 chương
    ►Chương 1: Những vấn đề cơ bản về “rửa tiền”.
    ►Chương 2: Tìm hiểu hoạt động rửa tiền tại Việt Nam.
    ►Chương 3: Một số biện pháp góp phần phòng chống tội phạm rửa tiền hiện nay đang được
    áp dụng trên thế giới và những kiến nghị với Việt Nam .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...