Luận Văn Tìm hiểu về hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch tại khách sạn Sao Biển

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
     Nội dung trang
    Chương 1: một số lí luận về hoạt động kinh doanh
    khách sạn . 4
    1.1. Sơ lược về sự hình thành và phát triển của ngành khách sạn . 4
    1.1.1. Sự hình thành và phát triển của ngành khách sạn trên thế giới . . 4
    1.1.2. Sự hình thành và phát triển của ngành khách sạn ở Việt Nam. . 6
    1.2. Khách sạn và kinh doanh khách sạn . . 8
    1.2.1. Khái niệm khách sạn. 8
    1.2.2. Kinh doanh khách sạn. . 9
    1.3. Bản chất, đặc điểm của ngành kinh doanh khách sạn . . 10
    1.3.1. Bản chất của ngành kinh doanh khách sạn. 10
    1.3.2. Đặc điểm của ngành kinh doanh khách sạn. . 12
    1.4. Nhiệm vụ của hoạt động kinh doanh khách sạn . 15
    1.5. Vai trò của kinh doanh khách sạn . . 15
    1.6. Cơ sở vật chất kĩ thuật và các dịch vụ trong khách sạn . 16
    1.6.1. Cơ sở vật chất kĩ thuật trong khách sạn. 16
    1.6.2. Các dịch vụ trong khách sạn. 21
    Chương 2: thực trạng Hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch tại khách
    sạn Sao Biển . .22
    2.1. Khái quát về khách sạn Sao Biển . 22
    2.1.1. Sự ra đời và phát triển của khách sạn Sao Biển. 22
    2.1.2. Một số nét về khách sạn Sao Biển. . 23
    2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của các bộ phận trong khách sạn Sao
    Biển . . 32
    2.2.1. Lượng khách của khách sạn . 32
    2.2.2. Tình hình hoạt động của các bộ phận chủ yếu trong khách sạn. 33
    2.3. Kết quả kinh doanh của một số bộ phận trong khách sạn Sao Biển . 50
    2.3.1. Kết quả kinh doanh dịch vụ lưu trú. . 51
    2.3.2. Kết quả kinh doanh dịch vụ ăn uống. . 51
    2.3.3. Kết quả kinh doanh dịch vụ bổ sung khác. 52
    2.4. Đánh giá chung về thực trạng hoạt động kinh doanh của khách sạn . . 53
    2.4.1. Những ưu điểm mà khách sạn cần đẩy mạnh và phát huy. . 53
    2.4.2. Những nhược điểm cần khắc phục . . 55
    Chương 3: một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động kinh doanh dịch
    vụ du lịch tại khách sạn Sao Biển. .5 7
    3.1. Định hướng phát triển kinh doanh của khách sạn . 57
     Phương hướng chung. . 57
     Mục tiêu. 58
    3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động kinh doanh tại khách sạn
    Sao Biển. . 58
    3.2.1. Xác định rõ thị trường mục tiêu và thị trường tiểm năng, đẩy mạnh hoạt
    động marketing. . 58
    3.2.2. Nâng cao chất lượng phục vụ. . 60
    3.2.3. Hoàn thiện các dịch vụ bổ sung . 62
    3.2.4. Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động. . 64
    3.2.5. Tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật, trang thiết bị tiện nghi. . 66
    Kết luận . . 68
    Tài liệu tham khảo . 69

    PHỤ LỤC . 70




    “Tìm hiểu về hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch tại khách sạn Sao Biển.”
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài.
    Ngày nay với xu thế toàn cầu hoá và sự chuyển đổi của nền kinh tế thị
    trường cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ. Nó thâm
    nhập vào mọi lĩnh vực đời sống xã hội, làm thay đổi rõ rệt bộ mặt đời sống
    của con người. Khi đời sống được nâng cao, thì nhu cầu của con người cũng
    tăng theo. Du lịch cũng không nằm ngoài và đã trở thành nhu cầu phổ biến
    của con người. Số người đi du lịch ngày càng tăng, không chỉ có những
    người có mức sống cao mới di du lịch mà ngay cả những người có thu nhập
    trung bình và thấp cũng thấy nhu cầu đi du lịch là cần thiết.
    Bởi vậy du lịch đã góp phần quan trọng cải thiện đời sống kinh tế xã
    hội và chất lượng cuộc sống của người dân nhiều quốc gia trên thế giới. Du
    lịch được coi là ngành công nghiệp không khói- một ngành có khả năng giải
    quyết một số lượng lớn công ăn việc làm cho người dân và đem lại nguồn
    thu ngoại tệ lớn đối với đất nước. Mặt khác du lịch được xem là cầu nối giữa
    các quốc gia, kết nối tình hữu nghị giữa các dân tôc trên thế giới.
    Những năm gần đây ngành du lịch Việt Nam được xác định là một
    ngành kinh tế tổng hợp và có nội dung văn hoá sâu sắc, có tính liên ngành,
    liên vùng và xã hội hoá cao, góp phần nâng cao dân trí tạo công ăn việc làm
    và phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Điều đó được khẳng định trong
    nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 9 của Đảng. Đề ra các mục tiêu
    phát triển du lịch đến năm 2010 như sau: “Nâng cao chất lượng, quy mô và
    hiệu quả hoạt động du lịch, liên kết chặt chẽ với các ngành có liên quan đến
    hoạt động du lịch để đầu tư và phát triển một số khu du lịch tổng hợp và
    trọng điểm. Đưa ngành du lịch trở thành ngành mũi nhọn, phát triển và đa
    dạng hoá các loại hình và các điểm du lịch sinh thái, du lịch văn hoá, lịch sử
    thể thao, hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Xây dựng và nâng cấp cơ
    sở vật chất kĩ thuật đẩy mạnh hoạt động liên kết với các nước trong khu vực
    du lịch. Các mục tiêu này đã được cụ thể hoá thành các chiến lược để phát
    triển du lịch trong giai đoạn từ 2001-2010. Cụ thể là số lượng khách quốc tế
    đến năm 2010 sẽ đón 5.5 đến 6.5 triệu khách tăng 3 lần so với năm 2000
    nhịp độ tăng trưởng bình quân là 11,44% và 25 triệu lượt khách nội địa tăng
    gấp 2 lần so với năm 2000. Phấn đấu đến năm 2010 chiếm 5,3% trong GDP
    của cả nước, tốc độ GDP của du lịch bình quân thời kì 2001 đến 2010 là
    11% đến 11,5% tăng trưởng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất
    ngành du lịch đến năm 2010 sẽ có khoảng 13.000 phòng khách sạn cần xây
    dựng mới, trong thời kì 2006 đến năm 2010 là 50.000 phòng” [10]
    Trong những năm qua ngành du lịch Việt Nam nói chung và ngành du
    lịch của Hải Phòng nói riêng đã có những đóng góp đáng kể cho nền kinh tế
    quốc dân. Kết quả tăng trường của ngành du lịch phải kể đến sự đóng góp
    của hoạt động kinh doanh khách sạn. Hiện nay nước ta đã có số lượng lớn
    các khách sạn, nhà hàng, nhà nghỉ, đủ năng lực phục vụ khách du lịch, đáp
    ứng các nhu cầu về dịch vụ du lịch. Điều này dẫn đến tình trạng cạnh tranh
    gay gắt giữa các doanh nghiệp khách sạn trên cùng địa bàn. Để tồn tại và
    phát triển mỗi doanh nghiệp khách sạn phải hết sức nỗ lực tìm mọi biện
    pháp để thu hút khách hàng đến với khách sạn của mình.
    Xuất phát từ thực tế trên, cùng thời gian thực tập tại khách sạn Sao Biển đã
    giúp em có cái nhìn cụ thể hơn về ngành kinh doanh khách sạn, vì vậy em đã
    quyết định chọn đề tài “Tìm hiểu về hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch
    tại khách sạn Sao Biển”. Làm đề tài khoá luận tốt nghiệp của mình.
    2. Mục đích, nhiệm vụ và giới hạn của đề tài.
    - Mục đích: Tìm hiểu về hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch tại
    khách sạn Sao Biển.
    - Nhiệm vụ nghiên cứu: Nêu lên những hiểu biết về hoạt động kinh
    doanh dịch vụ du lịch tại khách sạn Sao Biển, và đưa ra một số giải pháp
    nhằm nâng cao hoạt động dịch vụ du lịch cho khách sạn
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
    - Đối tượng nghiên cứu: Toàn bộ những hoạt động kinh doanh dịch
    vụ du lịch tại khách sạn Sao Biển
    - Phạm vi nghiên cứu. Nghiên cứu các hoạt động kinh doanh dịch vụ
    du lịch tại khách sạn Sao Biển trong hai năm 2008 và 2009.
    4. Phương pháp nghiên cứu.
    Để nghiên cứu nội dung trên, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên
    cứu cơ bản:
    - Phương pháp thống kê.
    - Phương pháp thu thập, xử lý thông tin.
    - Phương pháp phân tích tổng hợp so sánh.
    - Phương pháp sưu tầm, lựa chọn.
    5. Kết cấu của khoá luận.
    Nội dung bài khoá luận ngoài phần mở đầu và kết luận đề tài nghiên
    cứu được chia làm ba chương bao gồm :
    Chương 1: Một số lí luận cơ bản về hoạt động kinh doanh dịch vụ
    khách sạn.
    Chương 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch tại
    khách sạn Sao Biển.
    Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động kinh doanh
    các dịch vụ du lịch tại khách sạn Sao Biển.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...