Báo Cáo Tìm hiểu về hoạt động đánh giá công chức ở ủy ban nhân dân quận Hà Đông

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Báo cáo thực tập - HVHC lớp KH9 - năm 2012

    LỜI MỞ ĐẦU

    Hồ Chí Minh cho rằng, cán bộ, công chức là dây chuyền của bộ máy Đảng, Nhà nước, đoàn thể nhân dân, “là những người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời, đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ, để đặt chính sách cho đúng”. Cán bộ, công chức có vị trí chủ thể của sự nghiệp cách mạng, cán bộ, công chức là cái gốc của mọi công việc; muôn việc thành công hay thất bại đều là do cán bộ, công chức tốt hay kém. Với ý nghĩa như vậy, chúng ta có thể hiểu rằng, cán bộ, công chức là lực lượng tinh tuý nhất của xã hội, có vị trí vừa tiên phong vừa là trung tâm của xã hội và có vai trò cực kỳ quan trọng của hệ thống chính trị nước ta. Cán bộ, công chức trong toàn bộ hệ thống chính trị nói chung và trong bộ máy nhà nước nói riêng có vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng, quyết định trực tiếp đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
    Việt Nam đã và đang bước vào hội nhập thế giới, từng bước tiến tới chiếm lĩnh khoa học công nghệ cao, phát triển nhằm mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh vì thế đòi hỏi một lực lượng đông đảo nhân lực có trình độ cao, có khả năng làm việc trong môi trường công nghệ và cạnh tranh Do đó,bài toán về nguồn nhân lực, việc làm hiện nay là bài toán khó và cũng không thể một sớm một chiều mà chúng ta giải quyết ngay được.Để làm được điều này cần phải đồng bộ ở nhiều phương diện: Đơn vị đào tạo, người lao động, đơn vị sử dụng lao động và còn cần tới một cơ chế, một sự hỗ trợ lớn từ nhiều phía. Bài toán về nguồn lực cán bộ công chức cũng đang đòi hỏi cần được giải quyết. Theo một kết quả thống kê chính thức, trong 5 năm qua đã có hơn 16.000 công chức đương chức, cả ở cấp trung ương và các địa phương, chủ động xin nghỉ việc, chiếm 0,8% tổng số công chức trong toàn bộ hệ thống hành chính.Tỷ lệ số người ra đi so với số người ở lại, thực ra, rất nhỏ. Song, vấn đề là hầu hết những người ra đi là những công chức có trình độ cao, kinh nghiệm chuyên môn dồi dào, phẩm chất tốt. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này: nhiều người nghỉ việc vì lý do kinh tế, một số khác nghỉ việc vì nhận thấy không có cơ may thăng tiến trong môi trường công vụ, do công tác nhân sự không được minh bạch Công tác đánh giá là một phần quan trọng trong quản lý nhân sự. Chúng ta có thể nhận thấy rằng đây là vấn đề đã, đang được phần lớn các tổ chức quan tâm và cơ quan hành chính nhà nước cũng vậy. Nhưng khâu đánh giá này dù được cho là quan trọng và đang được quan tâm nhưng vẫn là khâu rất yếu của quy trình quản lý nhân sự.
    Đánh giá cán bộ, công chức là việc làm khó, rất nhạy cảm vì nó ảnh hưởng đến tất cả các khâu khác của công tác cán bộ, có ý nghĩa quyết định trong việc phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chế độ, chính sách đối với cán bộ,công chức cũng như giúp cán bộ, công chức phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm, tiến bộ không hiệu quả công tác của cán bộ. Đánh giá đúng cán bộ, công chức thì toàn bộ quy trình công tác cán bộ sẽ chính xác, hiệu quả trong chọn người xếp việc được chính xác, tạo điều kiện cho cán bộ, công chức phát huy được sở trường hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đồng thời không bỏ sót người tốt, chọn nhầm người xấu. Ngược lại, đánh giá cán bộ, công chức không đúng thì không những bố trí, sử dụng cán bộ không đúng mà quan trọng hơn là làm mai một dần động lực phát triển, có khi thui chột những tài năng, làm cho chân lý bị lu mờ, xói mòn niềm tin của đảng viên, quần chúng đối với cơ quan lãnh đạo, ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị. Đánh giá công chức hàng năm là công việc thường xuyên nhằm góp phần tạo ra một cơ chế cạnh tranh, một môi trường làm việc lành mạnh, từ đó thực hiện sàng lọc công chức qua thực tế công việc, phát hiện, trọng dụng và tôn vinh người tài, sàng lọc những kẻ cơ hội, không có năng lực công tác ra khỏi nền công vụ.
    Trong những năm qua, công tác cán bộ, công chức đã có chuyển biến cả về nhận thức và cách làm, trong đó công tác đánh giá cán bộ, công chức có những mặt tiến bộ, nhìn chung đã thực hiện đúng quy trình và thủ tục, mở rộng dân chủ hơn nên đánh giá cán bộ, công chức sát hơn. Tuy vậy, đánh giá cán bộ, công chức vẫn là khâu hạn chế nhưng chậm được khắc phục.
    Với mong muốn tìm hiểu về hoạt động đánh giá công chức mà UBND quận Hà Đông đang tiến hành, trong thời gian thực tập em đã chọn đề tài để làm báo cáo thực tập: “TÌM HIỂU VỀ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ CÔNG CHỨC Ở UỶ BAN NHÂN DÂN QUẬN HÀ ĐÔNG”.
    Mục đích của báo cáo là tìm hiểu về hoạt động đánh giá công chức đang áp dụng trong quản lý cán bộ, công chức của quận. Trên cơ sở đó rút ra những thuận lợi, khó khăn trong quá trình áp dụng của các quy trình cũng như đưa ra một số giải pháp cá nhân với mục đích nâng cao hiệu quả quản lý công chức trong thời gian tới.
    Với tình cảm chân thành, em xin bày tỏ lòng biết ơn tới:
    - Ban lãnh đạo, quý thầy cô tại trường Học Viện Hành Chính đã truyền đạt những kiến thức, kỹ năng và nhiều điều bổ ích trong cuộc sống.
    - Thạc sĩ Bùi Thị Ngọc Mai – Phó đoàn thực tập số 21 – Người cô – Người hướng dẫn khoa học đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành bản báo cáo thực tập này.
    - Uỷ ban nhân dân quận Hà Đông đã tạo điều kiện cho em có thời gian thực tập nhiều kiến tức bổ ích.
    - Các cô, các chú, các anh các chị công tác tại Phòng Nội Vụ thuộc Uỷ ban nhân dân quận Hà Đông đã nhiệt tình cung cấp thông tin, tài liệu, tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành tốt quá trình thực tập.
    - Gia đình, bạn bè đã động viên, khích lệ giúp đỡ em trong quá trình học tập.

    MỤC LỤC
    MỤC LỤC 30
    LỜI MỞ ĐẦU 1
    KẾ HOẠCH THỰC TẬP. 3
    CÁC CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM TRONG TRONG THỜI GIAN THỰC TẬP TẠI UBND QUẬN HÀ ĐÔNG 4
    I. KHÁI QUÁT VỀ ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN HÀ ĐÔNG 5
    1. Vị trí, chức năng. 6
    2. Nhiệm vụ, quyền hạn của UBND Quận Hà Đông. 6
    II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ CÔNG CHỨC TRONG CÁC ĐƠN VỊ THUỘC UBND QUẬN HÀ ĐÔNG 10
    1. Cơ sở pháp lý để đánh giá công chức. 10
    2. Quy trình đánh giá công chức. 10
    4. Công tác đánh giá công chức hàng năm qua kết quả điều tra. 14
    III. MỘT VÀI NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ VỀ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ CÔNG CHỨC Ở UBND QUẬN HÀ ĐÔNG 16
    1. Nhận xét 16
    a. Những mặt đã đạt được. 16
    b. Những mặt còn hạn chế. 16
    2. Một số kiến nghị 19
    PHỤ LỤC 26
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...