Luận Văn Tìm hiểu về hình thức chính thể ở một số nước trên thế giới

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu

    A- Phần Mở Đầu

    1. Lý do chọn đề tài


    Hình thức chính thể là mảng đề tài rất được nhiều người quan tâm và nghiên cứu. Là một sinh viên luật - khoa giáo dục chính trị tôi thấy đây là một vấn đề đòi hỏi các sinh viên trong nghành cần phải trang bị. Bên cạnh đó, tôi muốn cung cấp một số đặc điểm cơ bản của hình thức chính thể ở: Anh, Pháp , Mỹ nhằm trang bị những kiến thức bổ ích cho những ai muốn tìm hiểu, muốn lý giải các hiện tượng chính trị đang diễn ra ở các nước đó.

    2. Tính cấp thiết của đề tài

    Hình thức chính thể là cách tổ chức và trình tự để lập ra các cơ quan tối cao của Nhà nước và xác lập những mối quan hệ cơ bản của các cơ quan đó
    Trong mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể, do nhiều yếu tố khác nhau tác động các hình thức chính thể cũng có những đặc điểm khác biệt. Vì vậy, khi nghiên cứu hình thức chính thể của một Nhà nước nhất định phải gắn với những điều kiện lịch sử cụ thể. Việc trình bày"hình thức chính thể ở một số nước trên thế giới" có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn. Nó sẽ cung cấp cho chúng ta một số kiến thức cơ bản khi muốn tìm hiểu về phương thức thành lập, tổ chức và hoạt động cùng với những quan hệ được được thiết lập giữa các cơ quan tối cao của chính quyền Trung ương ở các nước: Anh, Mỹ, Pháp.

    3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu của đề tài Hình thức chính
    thể là một đề tài có phạm vi và đối tượng nghiên cứu rộng. Vì thế, trong bài tiểu
    luận này tôi không đi sâu vào nghiên cứu chi tiết hình thức chính thể của các nước
    -3-
    trên thế giới, mà chỉ tìm hiểu một số vấn đề như:
    * Phân tích cơ sở lý luận của hình thức chính thể nhà nước để qua đó cho thấy rõ tầm quan trọng của việc nghiên cứu để tài này. Mặt khác, qua phân tích để thấy hình thức chính thể có ý nghĩa rất lớn cả về lý luận và thực tiễn.
    * Tìm hiểu phương thức thành lập, tổ chức và hoat động cùng với mối quan hệ qua lại giữa các cơ quan nhà nước ở chính quyền Trung Ương của một số nước: Anh, Pháp, Mỹ.
    Sở dĩ tôi chọn các nước: Anh, Pháp, Mỹ là vì:
    * Anh - là điển hình của hình thức chính thể Quân chủ lập hiến.
    * Pháp - là điển hình của hình thức chính thể Cộng hòa lưỡng tính.
    * Mỹ - là điển hình của hình thức chính thể Cộng hòa Tổng Thống.

    4. Cơ sở khoa học và phương pháp nghiên cứu.
    Để thực hiện đề tài này, tôi đã sử dụng phương pháp luận Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong đó, tôi đã sử dụng phương pháp kết hợp lôgíc và lịch sử, so sánh, phân tích, tổng hợp để phục vụ cho nghiên cứu.

    5. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
    * Mục đích: Tìm hiểu hình thức chính thể ở một số nước trên thế giới
    * Nhiệm vụ: Để thực hiện được mục đích đó, bài tiểu luận trình bày những
    vấn đề sau:
    * Trình bày cơ sở lý luận của hình thức chính thể để qua đó phân tích, chứng minh hinh thức chính thể có ý nghĩa to lớn cả về lý luận và thực tiễn .
    * Trình bày hình thức chính thể ở một số nước trên thế giới, như: Anh, Pháp, Mỹ.


    6.Tình hình nghiên cứu đề tài

    Vấn đề " Hình thức chính thể " là đề tài đã có nhiều nhà khoa học, nhà luật học nghiên cứu như:
    - Phó tiến sĩ Vũ Hồng Anh - Trường Đại Học Luật Hà Nội với " Tổ chức và hoạt động của Chính phủ ở một số nước trên thế giới.
    - Phó tiến sĩ Nguyễn Đăng Dung - Phó tiến sĩ Bùi Xuân Đức trong " Luật hiến pháp các nước tư bản " ( Trường đại học Tổng hợp Hà Nội - khoa luật - 1993).
    Các tác giả đã nghiên cứu vấn đề " Hình thức chính thể" một cách tổng hợp, khái quát chứ chưa tác giả nào nghiên cứu riêng về hình thức chính thể một cách có hệ thống cả về lý luận và thực tiễn.
    Chính vì vậy, tôi đã mạnh dạn tập trung trình bày " Hình thức chính thể ở một số nước trên thế giới " làm đề tài trong bài tiểu luận của mình.

    7: Kết cấu của bài tiểu luận
    Bài tiểu luận gồm có 4 phần:
    A - Phần mở đầu
    B - Nội dung: gồm 2 chương
    * ChươngI: Cơ sở lý luận cuả hình thức chính thể
    * ChươngII: Hình thức chính thể ở một số nước trên thế giới: Anh, Pháp, Mỹ.
    C - Kết luận
    D - Tài liệu tham khảo






    Mục Lục
    Trang

    A - Phần mở đầu 3


    1: Lý do chọn đề tài
    2: Tính cấp thiết của đề tài
    3: Phạm vi và đối tượng nghiên cứu của đề tài
    4: Cơ sở khoa học và phương pháp nghiên cứu
    5: Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
    6: Kết cấu của đề tài

    B - Nội Dung

    Chương I: Cơ sở lý luận về hình thức chính thể

    1.1: Hình thức chính thể 6
    1.2: Hình thức chính thể quân chủ 8
    1.2.1: Quân chủ tuyệt đối
    1.2.2: Quân chủ hạn chế
    1.3: Hình thức chính thể cộng hoà 10
    1.3.1: Cộng hoà Tổng thống
    1.3.2: Cộng hoà Đại nghị
    1.3.3: Cộng hoà Lưỡng Tính
    1.3.4: Cộng hoà Xô Viết
    Chương II: Hình thức chính thể ở một số nước trên thế giới.
    2.1: : Hình thức chính thể Quân chủ lập hiến ở Anh 15
    2.2:Hình thức chính thể Cộng hoà tổng thống ở Mỹ 20
    2.3:Hình thức chính thể Cộng hoà lưỡng tính ở Pháp 22


    C - Kết Luận


    D - Tài Liệu Tham Khảo
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...