Luận Văn Tìm hiểu về hệ thống tiêu chuẩn môi trường và quy chuẩn kỹ thuật môi trường của Việt Nam

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Mục lục
    Danh mục các từ viết tắt
    Danh mục các bảng
    Danh mục các hình
    Mở đầu
    1. Đặt vấn đề . .1
    2. Mục đích đề tài . 3
    3. Nội dung đề tài . .3
    4. Phương pháp thực hiện đề tài . .4
    5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài . .4
    6. Ý nghĩa đề tài . 4
    Chương 1. Tổng quan về công cụ tiêu chuẩn môi trường . .6
    1.1. Khái niệm tiêu chuẩn môi trường . .6
    1.2. Vai trò của tiêu chuẩn môi trường . .6
    1.3. Cơ sở xây dựng tiêu chuẩn môi trường . .7
    1.4. Phân loại tiêu chuẩn môi trường . 7
    1.4.1 Các tiêu chuẩn chất lượng môi trường xung quanh . 7
    1.4.2 Các tiêu chuẩn thải nước, thải khí, rác thải, tiếng ồn . .9
    1.4.3 Các tiêu chuẩn sản phẩm . 1 1
    1.4.4 Các quy cách kỹ thuật và thiết kế của các thiết bị hoặc phương tiện xử lý ô
    nhiễm môi trường . .12
    1.4.5 Sự tiêu chuẩn hóa của các phương pháp lấy mẫu hoặc phân tích . .13
    1.5. Mối quan hệ giữa tiêu chuẩn môi trường với các công cụ quản lý môi trường
    khác . .13
    Chương 2. Hệ thống tiêu chuẩn môi trường và quy chuẩn kỹ thuật môi trường
    của Việt Nam . .1 5
    2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của tiêu chuẩn môi trường . .1 5




    2.2. Sự ra đời của quy chuẩn kỹ thuật môi trường . .1 5
    2.3. Phân biệt tiêu chuẩn môi trường và quy chuẩn kỹ thuật môi trường . 1 6
    2.4. Nội dung tiêu chuẩn môi trường và quy chuẩn môi trường . .17
    2.5. Quy trình xây dựng, ban hành và công bố tiêu chuẩn môi trường và quy chuẩn
    kỹ thuật môi trường . .1 7
    2.6. Hệ thống tiêu chuẩn môi trường và quy chuẩn kỹ thuật môi trường . .18
    2.7. Thực trạng chung của hệ thống tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật môi trường 43
    2.8. Tình hình áp dụng các tiêu chuẩn môi trường và quy chuẩn kỹ thuật môi trường . 45
    2.9. Hướng phát triển hệ thống tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật môi trường theo đề
    xuất . .48
    Kết luận - Kiến nghị . .5 4
    Tài liệu tham khảo . 5 8
    Phụ lục 1 . 5 9
    Phụ lục 2 . 6 4




    Đề tài: Tìm hiểu về hệ thống tiêu chuẩn môi trường và quy chuẩn môi trường của Việt Nam
    MỞ ĐẦU
    1. Đặt vấn đề:
    Trong những năm 60 và đầu những năm 70, người ta nhận thấy rằng thế giới sẽ
    gặp phải các vấn đề nghiêm trọng nếu hệ sinh thái của hành tinh không được quan
    tâm đúng mức. Chất lượng không khí ở những khu vực đông dân trên toàn cầu đã bị
    phá huỷ đến mức báo động. Rất nhiều dòng sông trên thế giới đã bị ô nhiễm gây ảnh
    hưởng đến đời sống ở biển. Do đó nguồn nước trở nên không an toàn để con người có
    thể sử dụng với các mục đích khác nhau nữa. Thậm chí nước mưa, nguồn nước
    thường được coi là trong sạch nhất đã trở thành nguồn gây độc cho các loại thực vật,
    ô nhiễm các dòng sông và phá huỷ các thiết bị ô tô do nước mưa có tính axít. Một bức
    tranh toàn cảnh truyền từ vệ tinh cho thấy rằng ô nhiễm môi trường đang diễn ra ở
    khắp mọi nơi trên trái đất. Sự ô nhiễm hành tinh do hoạt động của con người đã trở
    thành một vấn đề nghiêm trọng đối với mọi người.
    Ô nhiễm môi trường không phải là một vấn đề mới. Ô nhiễm môi trường do hoạt
    động của con người đã tồn tại từ khi con người mới xuất hiện trên trái đất. Tuy nhiên,
    có thể thấy sự liên hệ giữa việc ô nhiễm rộng rãi trên toàn thế giới và cuộc cách mạng
    về công nghiệp. Trong thế kỷ 19 và 2/3 của thế kỷ 20, các nhà máy mọc lên trên khắp
    các thành phố. Việc sử dụng điện của các khu dịch vụ, các cửa hàng và các căn hộ
    hàng ngày đã thải ra hàng loạt các chất thải vào không khí, vào các dòng sông, dòng
    suối và đất. Khi dân số không nhiều, thì vấn đề dân số đối với môi trường chỉ là vấn
    đề nhỏ, không cần quan tâm tới. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, cùng với việc
    nhân lên của các nhà máy tại các thành phố; việc tăng số lượng của việc sử dụng các
    chất độc hại như thuốc trừ côn trùng, thuốc trừ cỏ và phân bón hoá học; với ảnh
    hưởng của mỗi cá nhân trong việc tạo ra ô nhiễm môi trường từ việc mưu sinh của
    mình (chủ yếu thông qua việc sử dụng các nguyên liệu hoá thạch) và với việc các
    nguồn gây nguy hại cho hệ sinh thái ngày càng nhiều. Dân số thế giới đã tăng từ 2.5 tỉ
    năm 1950 lên gần 6 tỉ vào thời điểm hiện nay. Việc tăng dân số có nghĩa là dẫn đến ô
    nhiễm môi trường và đồng thời với việc khai thác tài nguyên nhiều hơn. Ô nhiễm môi
    trường và tăng sự chịu đựng của thiên nhiên diễn ra cùng một lúc.
    Vào giữa những năm 80, việc quan tâm đến môi trường đã trở lên quan trọng.
    Tầng ôzôn bảo vệ môi trường đang giảm dần, và đồng thời tầng khí quyển cũng bị
    ảnh hưởng bởi hiệu ứng nhà kính từ đó dẫn đến việc nóng lên toàn cầu. Với mức độ ô
    nhiễm như hiện nay hoặc cao hơn, làm các mỏm cực băng có thể tan chảy và dẫn đến
    ngập lụt trên toàn thế giới.
    Với một đất nước trên 80 triệu dân, theo Cục Đăng kiểm đến cuối năm 2007, tại
    Việt Nam có gần 25 triệu mô tô, xe máy đăng ký sử dụng, tập trung chủ yếu ở các
    thành phố, trong đó riêng Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Hải Phòng, Đà Nẵng
    đã chiếm tới 1/3 tổng lượng xe máy của cả nước. Dự báo đến năm 2020, số lượng mô
    tô, xe máy của nước ta sẽ tăng lên đến 35 - 40 triệu chiếc, trong đó 5 thành phố lớn có
    khoảng 10 - 12 triệu xe. Gần 25 triệu mô tô, xe máy lưu thông sẽ gây quá tải đối với
    hệ thống giao thông đô thị, gây ô nhiễm do khí thải, gây tiếng ồn. Ngoài ra, sự gia
    tăng nhanh về số lượng ô tô, xe máy sẽ gia tăng ô nhiễm về khí thải và tiếng ồn tại
    các đô thị.
    Hiện nay, mặc dù các cấp, các ngành đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện
    chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường, nhưng tình trạng ô nhiễm nước là vấn
    đề rất đáng lo ngại. Hàm lượng nước thải của các ngành sản xuất có chứa hàm lượng
    các chất ô nhiễm vượt nhiều lần tiêu chuẩn cho phép nên đã gây ô nhiễm nặng nề các
    nguồn nước mặt trong vùng dân cư.
    Đặc biệt mức độ ô nhiễm nước ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công
    nghiệp tập trung là rất lớn. Nước thải sinh hoạt không có hệ thống xử lý tập trung mà
    trực tiếp xả ra nguồn tiếp nhận (sông, hồ, kênh, mương). Mặt khác, còn rất nhiều cơ
    sở sản xuất không xử lý nước thải, phần lớn các bệnh viện và cơ sở y tế lớn chưa có
    hệ thống xử lý nước thải; một lượng rác thải rắn lớn trong thành phố không thu gom
    hết được là những nguồn quan trọng gây ra ô nhiễm nước. Hiện nay, mức độ ô
    nhiễm trong các kênh, sông, hồ ở các thành phố lớn là rất nặng. Trong sản xuất nông
    nghiệp, do lạm dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, các nguồn nước ở sông, hồ, kênh,
    mương bị ô nhiễm, ảnh hưởng lớn đến môi trường nước và sức khoẻ nhân dân.
    Lượng chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) tại các đô thị ở nước ta đang có xu thế
    phát sinh ngày càng tăng, tính trung bình mỗi năm tăng khoảng 10%. Tỷ lệ tăng cao
    tập trung ở các đô thị đang có xu hướng mở rộng, phát triển mạnh cả về quy mô lẫn
    dân số và các khu công nghiệp, như các đô thị tỉnh Phú Thọ (19,9%), thành phố Phủ
    Lý (17,3%), Hưng Yên (12,3%), Rạch Giá (12,7%), Cao Lãnh (12,5%) . Các đô thị
    khu vực Tây Nguyên có tỷ lệ phát sinh CTRSH tăng đồng đều hàng năm và với tỷ lệ
    tăng ít hơn (5,0%).
    Có thể thấy rất rõ ràng rằng môi trường và các hệ thống sinh thái của trái đất đã và
    đang bị con người phá huỷ.
    Cho đến nay, vấn đề môi trường đang ngày càng được các quốc gia quan tâm.
    Luật bảo vệ môi trường, các tiêu chuẩn môi trường và quy chuẩn kỹ thuật môi trường
    đã được thiết lập tại các nước cũng như trên phạm vi thế giới nhằm thúc đẩy trách
    nhiệm và nhận thức môi trường của người dân đồng thời nhằm kêu gọi các ngành
    công nghiệp xây dựng hệ thống quản lý môi trường hiệu quả.
    Như vậy, tiêu chuẩn môi trường và quy chuẩn kỹ thuật môi trường đã và đang là
    những công cụ pháp lý rất quan trọng được sử dụng phổ biến trong quản lý môi
    trường. Tuy nhiên, thực trạng hệ thống này ở nước ta đang có những thay đổi và đang
    trong quá trình hoàn thiện, do vậy dẫn đến một số khó khăn cho việc áp dụng. Đó
    cũng chính là lý do để tác giả chọn chủ đề này để thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Đề
    tài được tiến hành nhằm tìm hiểu về hệ thống tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật môi
    trường của Việt Nam.
    2. Mục đích đề tài:
    Đề tài tiến hành tìm hiểu về hệ thống tiêu chuẩn môi trường và quy chuẩn kỹ thuật
    môi trường của Việt Nam nhằm tăng thêm sự hiểu biết về hệ thống pháp luật Việt
    Nam nói chung, đồng thời tìm cách vận dụng vào việc thực hiện quản lý kinh tế, xã
    hội và môi trường một cách bền vững.
    3. Nội dung đề tài:
    Phần 1:
    Thu thập tài liệu tổng quan về công cụ tiêu chuẩn môi trường bao gồm khái niệm,
    vai trò, hệ thống cơ sở xây dựng, phân loại, và mối quan hệ với các công cụ quản lý
    môi trường khác.
    Phần 2:
    Thu thập và tổng hợp các nguồn dữ liệu về hệ thống tiêu chuẩn môi trường và quy
    chuẩn kỹ thuật môi trường của Việt Nam bao gồm lịch sử hình thành và phát triển,
    khái niệm, nội dung và quy trình xây dựng, ban hành và công bố.
    Lập các bảng thống kê hệ thống tiêu chuẩn môi trường và quy chuẩn kỹ thuật môi
    trường của Việt Nam và đánh giá ưu nhược điểm của các hệ thống này.
    Đánh giá tình hình áp dụng các tiêu chuẩn môi trường và quy chuẩn kỹ thuật môi
    trường của Việt Nam và đề xuất một số giải pháp hỗ trợ để phát triển hệ thống này.
    4. Phương pháp thực hiện đề tài:
    · Phương pháp thu thập tài liệu: Tìm kiếm và thu thập các tài liệu liên quan phục
    vụ cho nghiên cứu đề tài qua các kênh thông tin như: sách, giáo trình, báo cáo chuyên
    đề, trang điện tử
    · Phương pháp xử lý số liệu: Trên cơ sở dữ liệu thu thập được, sử dụng các phần
    mềm ứng dụng văn phòng làm công cụ xử lý số liệu phục vụ cho nghiên cứu đề tài.
    · Phương pháp phân tích, tổng hợp và đánh giá: Từ kết quả đánh giá hiện trạng,
    đề xuất các biện pháp quản lý tốt hơn đối với hệ thống tiêu chuẩn môi trường và quy
    chuẩn kỹ thuật môi trường của Việt Nam.
    5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài:
    · Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống tiêu chuẩn môi trường và quy chuẩn môi
    trường của Việt Nam, tập trung chủ yếu vào các tiêu chuẩn môi trường và quy chuẩn
    kỹ thuật môi trường về chất lượng môi trường xung quanh và chất thải.
    · Phạm vi nghiên cứu: Các văn bản pháp lý bao gồm các luật, nghị định, quyết
    định, nghị quyết, thông tư, chỉ thị về tiêu chuẩn môi trường và quy chuẩn kỹ thuật
    môi trường của Việt Nam.
    6. Ý nghĩa đề tài:
    Đề tài có ý nghĩa quan trọng trong việc quản lý hệ thống tiêu chuẩn môi trường và
    quy chuẩn kỹ thuật môi trường. Đề tài còn giúp đẩy mạnh công tác tìm hiểu, vận
    dụng; đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, vận động kết hợp áp dụng các biện pháp hành
    chính, kinh tế và các biện pháp khác để nâng cao ý thức tự giác, kỷ cương trong hoạt
    động bảo vệ môi trường của người dân cũng như của toàn xã hội. Đề tài cũng góp
    phần vào công cuộc quản lý môi trường nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại Việt
    Nam cũng như trên toàn thế giới.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...