Luận Văn Tìm hiểu về du lịch Thiền (zen tourism) ở Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    PHẦN MỞ ĐẦU . . 1
    1. Lý do chọn đề tài . . 1
    2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu . . 3
    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu . . 4
    4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu . 4
    5. Phương pháp nghiên cứu . . 4
    6. Cấu trúc của khóa luận . . 5
    Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH THIỀN . 6
    1.1. Sự ra đời của đạo Phật tại Việt Nam . . 6
    1.1.1. Sự ra đời của đạo Phật . 6
    1.1.2. Sự du nhập của Phật giáo vào Việt Nam . . 6
    1.2. Thiền Tông . . 8
    1.2.1. Khởi nguyên của Thiền Tông Trung Hoa . . 8
    1.2.2. Thiền Tông Việt Nam . . 9
    1.2.3. Các phương pháp tu Thiền tại Việt Nam . . 10
    1.2.3.1. Đức Phật và thiền định của Phật giáo . . 10
    1.2.3.2. Sự truyền bá các hoạt động thiền khác . . 12
    1.2.3.3. Công dụng của thiền định với sức khỏe . 16
    1.3. Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử - Nét văn hóa tư tưởng đặc sắc đời Trần . . 17
    1.3.1. Mạch nguồn thiền phái Trúc Lâm . . 17
    1.3.2. Những nét nổi bật của dòng thiền Trúc Lâm . . 18
    1.4. Du lịch Thiền . . 20
    1.4.1. Khái niệm về du lịch Thiền . 20
    1.4.2. Đặc điểm của du lịch Thiền . . 21
    1.4.3. Vai trò của du lịch Thiền . 22
    1.4.3.1. Về mặt kinh tế . . 22
    1.4.3.2. Về mặt xã hội . . 23
    1.5. Hoạt động du lịch Thiền trên thế giới và ở Việt Nam . . 23
    1.5.1. Tại Thái Lan . . 23
    1.5.2. Tại Trung Quốc . 25
    1.5.3. Tại Nhật Bản . . 26
    1.5.4. Tại Ấn Độ . . 28
    1.5.5. Hoạt động du lịch Thiền tại Việt Nam . 29
    Tiểu kết chương 1 . . 31
    Chương 2: TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH
    THIỀN Ở THIỀN VIỆN TRÚC LÂM - YÊN TỬ . . 32
    2.1. Khái quát về khu di tích, danh thắng Yên Tử . 32
    2.1.1. Khái quát về điểm du lịch Yên Tử . 32
    2.1.2. Tài nguyên du lịch tự nhiên . . 32
    2.1.3. Tài nguyên du lịch văn hóa - nhân văn . . 34
    2.2. Thiền viện Trúc Lâm - Yên Tử . . 36
    2.2.1. Qúa trình xây dựng . 36
    2.2.2. Các giá trị của Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử . . 36
    2.2.2.1. Giá trị lịch sử, văn hóa tư tưởng của Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử . . 36
    2.2.2.2. Giá trị kiến trúc của Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử . . 38
    2.2.2.3. Giá trị du lịch . . 44
    2.3. Tiềm năng phát triển du lịch Thiền (Zen tourism) của Thiền viện Trúc Lâm
    Yên Tử . . 45
    2.4. Thực trạng hoạt động du lịch Thiền . 48
    2.4.1. Hoạt động tu thiền tại Thiền viện Trúc Lâm - Yên Tử . . 48
    2.4.2. Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch Thiền . . 50
    2.4.2.1. Giao thông . 50
    2.4.2.2. Hệ thống thông tin liên lạc . . 50
    2.4.2.3. Hệ thống cung cấp điện nước . 51
    2.4.2.4. Các công trình kiến trúc . 51
    2.4.3. Lao động trong du lịch Thiền . . 52
    2.4.4. Nguồn khách và khả năng đáp ứng của các nhà cung cấp . 53
    2.4.5. Hiện trạng các tour du lịch Thiền . . 55
    Tiểu kết chương 2 . . 57
    Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH THIỀN
    TẠI THIỀN VIỆN TRÚC LÂM - YÊN TỬ . . 58
    3.1. Xây dựng nhận thức khai thác Zen tourism . 58
    3.2. Tạo nguồn khách thông qua các hoạt động hướng dẫn thực hành Thiền . . 58
    3.3. Quy hoạch lại không gian du lịch Thiền của Thiền viện . . 59
    3.4. Xây dựng sản phẩm du lịch Thiền tại Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử . 59
    3.4.1. Mở các khóa tu tập thiền dành cho mọi đối tượng . . 59
    3.4.2. Đa dạng hóa các dịch vụ du lịch cho Zen tourism . . 59
    3.5. Kiến nghị với Nhà nước, Bộ Thể thao văn hóa và du lịch, Tổng cục du lịch và
    các cấp chính quyền . . 61
    Tiểu kết chương 3 . . 62
    KẾT LUẬN . . 63
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC
    Sinh viªn: NguyÔn ThÞ Sen - Líp: VHL 201 3




    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài:
    Du lịch vốn là một ngành dịch vụ cung cấp các sản phẩm dịch vụ đem lại
    nhiều lợi ích cho các đơn vị tổ chức đi du lịch, các điểm đến du lịch và người tiêu
    dùng những sản phẩm du lịch đó - khách du lịch. Với lợi thế của từng vùng và từng
    quốc gia trong việc khai thác các điều kiện, tiềm năng du lịch, phát triển các sản
    phẩm dịch vụ căn cứ nhu cầu của du khách thì một loạt các sản phẩm du lịch đã
    được cung cấp trong hai thế kỷ gần đây với nhiều dạng thức và mục đích đi du lịch
    khác nhau: du lịch nghỉ dưỡng, du lịch MICE, du lịch văn hóa, du lịch chữa bệnh,
    du lịch mạo hiểm, du lịch biển, du lịch thăm thân . và cùng với sự thay đổi nhận
    thức thế giới quan và sự phát triển của những tôn giáo, các loại hình thức du lịch
    tâm linh và du lịch hành hương ngày càng phát triển.
    Phát triển du lịch tại khắp các Châu lục đã tạo điều kiện cho khách du lịch,
    các nền văn minh, các đặc trưng văn hóa, các công trình và tuyệt tác không chỉ của
    thiên nhiên mà có sự góp sức của bàn tay con người và những nghệ nhân qua các
    thời đại. Tuy nhiên, với nhu cầu ham hiểu biết của con người ngày càng tập trung
    vào các vấn đề không thuộc phạm vi của vật chất mà những hoạt động mang tính
    chất tôn giáo, tinh thần đặc biệt là các tôn giáo mang tính triết lý và trải nghiệm.
    Với sự truyền giáo và duy trì của các tôn giáo trên thế giới, đạo Phật đã được
    biết đến không chỉ ở các nước khởi nguồn của Phật giáo mà đã lan rộng ra các
    nước Châu Á, Châu Âu. Khái niệm Thiền đang dần trở nên quen thuộc đối với tầng
    lớp học giả nghiên cứu tại các quốc gia, những tăng ni Phật tử và đã lan rộng ra
    mọi tầng lớp nhân dân đặc biệt là Việt Nam với sự du nhập của đạo Phật được xem
    như là từ thế kỷ thứ 3.
    Với tiềm năng tài nguyên nhân văn và truyền thống Phật giáo tại các quốc
    gia như Nhật Bản, Thái Lan, Ấn Độ đã sử dụng hoạt động này trở thành một lợi
    thế du lịch cũng như hình thành một hình thức du lịch mới - Du lịch Thiền đem lại
    hiệu quả cho đất nước. Trong khi đó tại Việt Nam cũng có rất nhiều điều kiện để
    có thể phát triển loại hình du lịch này nhưng chưa được các cấp các ngành và đơn
    vị tổ chức du lịch khai thác.
    Du lịch Thiền là một hình thức du lịch phát triển mạnh ở các quốc gia Châu
    Á nói chung và các quốc gia theo Phật giáo nói riêng. Nội dung của các chương
    trình du lịch Thiền là tổ chức cho khách tham quan các công trình kiến trúc của
    đạo Phật, quan sát và tham gia vào cuộc sống sinh hoạt của các thiền sư, thưởng
    thức và chiêm ngưỡng những nét đặc sắc của các loại hình nghệ thuật Thiền như
    cắm hoa, trà đạo, bon sai, ẩm thực .
    Ở Việt Nam, du lịch Thiền mới bắt đầu hình thành và phát triển với những
    tour du lịch tham quan chùa chiền, lễ hội, các quán cafe Thiền (Zen Cafe), công
    viên thiền (Zen Park), các khu Spa trong khách sạn lớn ở những thành phố lớn.
    Với các quốc gia như Thái Lan, Nhật Bản, Ấn Độ . nguồn thu từ du lịch
    Thiền rất lớn và được các cấp chính quyền, hiệp hội và chính các doanh nghiệp
    kinh doanh lữ hành, người dân nhiệt tình tham gia vào loại hình du lịch này. Mặc
    dù du lịch thiền đang được đánh giá là sản phẩm du lịch mới lạ với nhiều doanh
    nghiệp lữ hành ở Việt Nam, nhưng nhiều chính sách của các cơ quan hữu quan
    cũng như sự năng động sáng tạo của công ty lữ hành cũng chưa đủ thuyết phục để
    hình thành nên loại hình du lịch hấp dẫn và bền vững với môi trường này.
    Nước ta với bề dày 2000 năm phát triển của đạo Phật, triết lý Thiền hiện
    diện trong sâu thẳm văn hóa và lối sống của người Việt. Cùng với một hệ thống
    Thiền viện độc đáo trải khắp các địa phương, Việt Nam có điều kiện phát triển loại
    hình du lịch này, cả nước có khoảng 120 thiền viện, trong đó Trúc lâm Yên Tử
    (Quảng Ninh), Trúc Lâm Tây Thiên (Vĩnh Phúc), Bích Động (Ninh Bình) từ Đàm,
    Thiên Mụ (Huế), Từ Ân, Giác Lâm, Giác Viên (thành phố Hồ Chí Minh ), Chùa
    Bà Đá, Chùa Trấn Quốc ( Hà Nội)
    Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử mang trong mình giá trị lịch sử tâm linh vô
    cùng to lớn vì đây chính là nơi khởi nguyên của Phật giáo Việt Nam. Bên cạnh đó,
    Thiền viện còn chứa đựng những giá trị kiến trúc, mĩ thuật vô giá. Hiện nay, số
    người tìm đến các Thiền viện Trúc Lâm nhằm thỏa mãn nhu cầu tâm linh và nhu
    cầu tham gia tìm hiểu đang ngày một tăng, vì vậy nhằm giúp cho du khách cảm
    nhận sâu hơn về những giá trị của Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử khi khách hành
    hương về đây lễ Phật, người viết đã chọn đề tài “Tìm hiểu về du lịch Thiền (Zen
    Tourism ) ở Thiền viện Trúc Lâm - Yên Tử”. Người viết hi vọng thông qua những
    tìm hiểu của mình sẽ cung cấp một cái nhìn đầy đủ và hệ thống về lịch sử thiền
    tông Việt Nam, tìm hiểu giá trị lịch sử kiến trúc của Thiền viện và khả năng khai
    thác loại hình du lịch thiền. Người viết mong rằng đây sẽ là nguồn tư liệu để phục
    vụ cho hoạt động thuyết minh, hướng dẫn tại Thiền viện này đồng thời là một sự
    gợi mở về hướng khai thác một loại hình du lịch còn rất mới mẻ ở Việt Nam. Du
    lịch Thiền mà vẫn không làm mất đi tính chất thiêng liêng của hoạt động tôn giáo
    hướng về cội nguồn tâm linh.
    2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu:
    “Thiền” được coi là Phật giáo Trung Hoa nhưng đã phản chiếu được toàn
    vẹn tinh thần cơ bản của đạo Phật nguyên thủy tại Ấn Độ và tới Việt Nam nó được
    coi là nét son ngời chói trong lịch sử dân tộc. Do đó, không những Thiền đã không
    đi lạc ra ngoài Phật giáo mà còn đưa con người trở về với tinh thần nguyên sơ của
    đạo Phật. Ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển, lối sống vội vã thực dụng với
    những tòa nhà công sở cao trọc trời, con người lại muốn trở về với nền văn hóa:
    độc đáo mang đậm tinh thần phương Đông mà vẻ đẹp đó chính là vẻ đẹp tinh thần
    lấp lánh và huyền diệu của thẩm mỹ Thiền Tông. Trên thế giới đã có rất nhiều tác
    phẩm nổi tiếng viết về Thiền như: Thiền Luận - Suzuki, chén trà Nhật Bản -
    Okakura kakuro . Ở Việt Nam cũng có nhiều tác giả nghiên cứu về Thiền tiêu
    biểu: Hương Thiền - Thiền sư Nhật Quang, Thiền Tông Việt Nam cuối thế kỷ XX
    - Hòa thượng thiền sư Thích Thanh Từ, Zen tourism và khả năng phát triển Zen
    tourism ở Việt Nam - Lê Thu Hương . Nhưng chưa có tác phẩm nào thực sự đi sâu
    nghiên cứu về Thiền trong phát triển du lịch tại các Thiền viện, bởi đây là loại hình
    du lịch còn khá mới mẻ đối với nhiều quốc gia có loại hình du lịch phát triển trong
    đó có cả Việt Nam, phát triển du lịch Thiền mà không làm mất đi sự thanh tịnh,
    tính chất thiêng liêng, bản sắc văn hóa dân tộc, bản sắc mĩ thuật truyền thống đã và
    đang là một đòi hỏi nghiêm túc được đặt ra, được nhiều cấp, ngành, cá nhân quan
    tâm tới du lịch Thiền phải chú ý.
    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
    Trong chừng mực phạm vi và khả năng có thể, luận văn đưa tới một hệ
    thống lý luận cơ bản về loại hình du lịch Thiền nói chung và một số các hoạt động
    du lịch Thiền, hoặc có ứng dụng Thiền tại Việt Nam (tập trung ở phía Bắc). Từ đó,
    luận văn nghiên cứu tiềm năng để phát triển loại hình du lịch Thiền ở thiền viện
    Trúc Lâm - Yên Tử, thực trạng khai thác ứng dụng Thiền vào du lịch, xây dựng
    các tour, tuyến du lịch Thiền.
    4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
    Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là loại hình du lịch Thiền hoặc
    có ứng dụng Thiền và những điều kiện để phát triển du lịch Thiền ở Thiền viện
    Trúc Lâm Yên Tử.
    Phạm vi nghiên cứu: Người viết không tiếp cận nghiên cứu sâu sắc các điểm
    trong khu di tích và danh thắng Yên Tử, nơi Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử tọa lạc
    mà chỉ điểm qua đôi nét về khu di tích. Trong bài viết của mình, người viết tập
    trung tìm hiểu giá trị lịch sử kiến trúc, tiềm năng phát triển du lịch Thiền, thực
    trạng khai thác du lịch tại thiền viện và của công ty lữ hành, từ đó đưa ra những
    định hướng, giải pháp phát triển loại hình du lịch này trong tương lai.
    5. Phương pháp nghiên cứu:
    Thu thập thông tin, dữ liệu cơ bản từ các nguồn nghiên cứu chính thống
    trước đó về du lịch Thiền, các điều kiện phát triển du lịch Thiền tại Thiền viện
    Trúc Lâm Yên Tử. Thu thập thông tin về những công ty lữ hành đang khai thác các
    sản phẩm du lịch Thiền ở Yên Tử, những yếu tố tác động đến hoạt động du lịch
    Thiền từ đó phân tích, tổng hợp dữ liệu.
    Phương pháp thực địa: Trong quá trình tìm hiểu, người viết đã đi điền giã,
    khảo sát thực tế, tìm hiểu nghiên cứu tại Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử và chụp
    hình các công trình Thiền viện làm căn cứ.
    6. Cấu trúc của khóa luận:
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn được
    kết cấu thành ba chương chính:
    Chương 1: Mấy vấn đề lý luận về du lịch Thiền.
    Chương 2: Tiềm năng và thực trạng hoạt động du lịch Thiền ở Thiền viện
    Trúc Lâm - Yên Tử.
    Chương 3: Một số khuyến nghị nhằm phát triển du lịch Thiền tại Thiền viện
    Trúc Lâm - Yên Tử.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...