Luận Văn Tìm hiểu về du lịch mua sắm ở Lạng Sơn

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Bích Tuyền Dương, 20/12/13.

  1. Bích Tuyền Dương

    Bài viết:
    2,590
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    #1 Bích Tuyền Dương, 20/12/13
    Chỉnh sửa cuối: 20/12/13
    Mở đầu
    1. Lí do chọn đề tài
    Từ xa xưa, du lịch được coi là hoạt động giải trí và tiêu khiển của tầng lớp quý tộc thượng lưu thích và những người thích chu du đó đây. Ngày nay du lịch không chỉ trở thành một hiện tượng xã hội phổ biến mà đã trở thành một nganh kinh tế mũi nhọn được ví như “con gà đẻ trứng vàng”. Và trong đó, du lịch mua sắm – một loại hình du lịch có thể được coi là một trong những quả trứng vàng đó vì những đặc trưng và ưu thế nổi trội của nó.
    Xã hội ngày càng phát triển theo hướng văn minh, hiện đại. Nền kinh tế tự cung, tự cấp trước kia nay chỉ còn xuất hiện ở những vùng sâu, vùng xa hay các dân tộc hẻo lánh. Trong nền kinh tế mở, hoạt động mua bán ngày càng trở nên phổ biến. Nhu cầu đi du lịch và đi du lịch để mua sắm đã dần trở thành một trào lưu đối với một số đông bộ phận. Nhu cầu đó đã góp phần thúc đẩy, kích thích sự ra đời của một loại hình du lịch mới: Du lịch mua sắm.
    Du lịch mua sắm với những đặc trưng riêng không chỉ mang hiệu quả kinh tế, đem lại nguồn doanh thu lớn cho du lịch và các ngành có liên quan của địa phương mà con mang tính nhân văn sâu sắc khi chia sẻ lợi nhuận từ du lịch tới cộng đồng địa phương và họ được trực tiếp tham gia vào hoạt động kinh doanh du lịch.
    Lạng Sơn – Một điểm du lịch nổi tiếng của vùng du lịch Bắc Bộ với các tiềm năng duc lịch phong phú. Do vị trí địa lý khá thuận lợi là tỉnh biên giới tiếp giáp với Trung Quốc lại có nhiều cửa khẩu quan trọng trong việc giao lưu và giao thương kinh tế xã hội, sự bùng nổ và phát triển của các trung tâm thương mại hay các khu chợ là một điều kiện tốt để kích thích loại hình du lịch mua sắm ở đây.
    Tuy nhiên, mặc dù du lịch mua sắm đã khá phát triển ở Lạng Sơn nhưng tổ chức hoạt động vẫn mang tính tự phát chưa xứng tầm với tiềm năng du lịch địa phương.
    Từ những lý do trên tác giả mạnh dạn chọn đề tài “Tìm hiểu về du lịch mua sắm ở Lạng Sơn”.
    2. Lịch sử nghiên cứu đề tài.
    Đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về Lạng Sơn như đề tài “Tiềm năng du lịch Lạng Sơn của khoá luận trước và một số đề tài ở bậc thạc sĩ và tiến sĩ nghiên cứu về văn hoá, địa lý Lạng Sơn. Loại hình du lịch mua sắm là một loại hình còn rất mới ở trên thế giới cũng như ở Việt Nam và đặc biệt ở Lạng Sơn. Do đó, những tài liệu và thông tin phục vụ cho đề tài không nhiều chủ yếu là một số bài báo, tạp chí du lịch và một số trang Web Chính vì đây là một đề tài còn rất mới và lần đầu tiên nghiên cứu về du lịch mua sắm và du lịch mua sắm ở Lạng Sơn đồng thời với phạm vi là một khoá luận tốt nghiệp, nên không thể tránh khỏi những hạn chế về nội dung nghiên cứu của đề tài.
    3. Mục đích, ý nghĩa nghiên cứu đề tài
    Trong chừng mực phạm vi và khả năng có thể, khoá luận cố gắng đưa ra một lý luận về du lịch mua sắm và tìm hiểu về du lịch mua sắm ở Lạng Sơn. Từ đó cung cấp những sản phẩm du lịch độc đáo cho du khách và khoá luận mong muốn góp phần bảo tồn, phát huy những tài nguyên du lịch địa phương bằng việc đánh giá, kiến nghị các biện pháp nhằm phát triển du lịch bền vững ở Lạng Sơn trong đó có loại hình du lịch mua sắm.
    Du lịch mua sắm tuy là một loại hình mới nhưng nó có ý nghĩa rất to lớn đối với ngành du lịch và nền kinh tế. Du lịch mua sắm ở Lạng Sơn mới chỉ manh nha nhưng nó đã thu hút rất đông du khách. Ngoài ra du lịch mua sắm còn mang lại lợi nhuận cho các bên tham gia vào hoạt động du lịch.
    Tuy còn nhiều vấn đề đang được nghiên cứu xung quanh việc phát triển du lịch mua sắm ở Lạng Sơn, khoá luận xin đóng góp một khía cạnh về mặt tiềm năng và khả năng khai thác của du lịch mua sắm ở Lạng Sơn
    4. Phạm vị nghiên cứu
    Khoá luận bước đầu tìm hiểu chung về du lịch mua sắm và Du lịch mua sắm ở Lạng Sơn với tiềm năng, khả năng khai thác của nó, từ đó đưa ra các giải pháp kiến nghị cho việc phát triển du lịch mua sắm.
    5. phương pháp nghiên cứu
    Để hoàn thành khoá luận, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
    - Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu
    - Phương pháp tổng hợp
    - Phương pháp điền dã
    - Phương pháp xã hội học
    6. Bố cục khoá luận
    Ngoài mục lục, thư mục tài liệu tham khảo, phụ lục, khoá luận bao gồm 3 chương sau:
    Chương 1: Lý luận chung về du lịch mua sắm
    Chương 2: Du lịch mua sắm ở Lạng Sơn
    Chương 3: Đề xuất và kiến nghị

    Mục lục
    Trang
    Mở đầu
    Chương 1:Lý luận chung về du lịch mua sắm 1
    1.1. Tìm hiểu thuật ngữ “du lịch mua sắm” và đặc trưng của nó 1
    1.1.1. Thuật ngữ du lịch mua sắm 1
    1.1.2. Đặc trưng của dục lịch mua sắm 2
    1.2. Du lịch mua sắm trên thế giới và trong khu vực 3
    1.2.1. Giới thiệu một số trung tâm mua sắm trên thế giới
    và trong khu vực 3
    1.2.2. Giới thiệu một số tour du lịch mua sắm trên thế giới
    và trong khu vực 5
    1.3. Du lịch mua sắm ở Việt Nam 7
    1.3.1. Phân loại các hình thức của du lịch mua sắm 8
    1.3.2. Tìm hiểu về thị trường khách du lịch mua sắm 15
    1.3.3. Tìm hiểu về nhu cầu của khách du lịch mua sắm 20
    1.3.4. Một số tour du lịch mua sắm quốc tế được khai thác
    ở Việt Nam 21
    1.3.5. Một số tour du lịch mua sắm trong nước điển hình
    ở Việt Nam 24
    Chương 2: Du lịch mua sắm ở Lạng Sơn
    2.1. Giới thiệu chung về Lạng Sơn
    2.1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch thiên nhiên
    2.1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn
    2.2. Khả năng khai thác du lịch mua sắm của Lạng Sơn
    2.2.1. Một số điểm khai thác du lịch mua sắm ở Lạng Sơn
    2.2.2. Khả năng khai thác du lịch mua sắm thuần tuý ở Lạng Sơn
    2.2.3. Khả năng khai thác du lịch mua sắm kết hợp ở Lạng Sơn
    2.2.4. Các doanh nghiệp khai thác loại hình du lịch mua sắm ở Lạng Sơn
    2.2.5. Các tour du lịch mua sắm được khai thác từ Lạng Sơn
    Chương 3: Đề xuất và kiến nghị
    3.1. Đánh giá về khả năng có thể khai thác du lịch mua sắm ở Lạng Sơn
    3.1.1. Thuận lợi
    3.1.2. Khó khăn
    3.2. Đề xuất và kiến nghị
    3.2.1. Những đề xuất dưới góc độ quản lý
    3.2.2. Những đề xuất với các doanh nghiệp khai thác tour du lịch mua sắm
    3.2.3. Yêu cầu đối với hướng dẫn viên hướng dẫn tour du lịch mua sắm
    Kết Luận
    Phụ Lục
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...