Luận Văn Tìm hiểu về động cơ học tập của học sinh trường PTDTNT THPT tỉnh Trà Vinh

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC


    NỘI DUNG TRANG

    MỞ ĐẦU 1

    1. Tính cấp thiết của đề tài 1

    2. Mục đích nghiên cứu 2

    3. Đối tượng nghiên cứu 2

    4. Giả thuyết nghiên cứu 2

    5. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3

    5.1. Nghiên cứu lí luận 3

    5.2. Nghiên cứu thực tiễn 3

    6. Khách thể và phạm vi nghiên cứu 3

    6.1. Khách thể nghiên cứu 3

    6.2. Phạm vi nghiên cứu 3

    7. Phương pháp nghiên cứu 3

    8. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 4

    8.1. Ý nghĩa lý luận 4

    8.2. Ý nghĩa thực tiễn 5

    Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 6

    1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề 6

    1.1.1. Nước ngoài 6

    1.1.2. Trong nước 8

    1.2. Các khái niệm cơ bản 10

    1.2.1. Khái niệm động cơ 10

    1.2.2. Phân loại động cơ 11

    1.2.3. Khái niệm về động cơ học tập 12

    1.2.4. Đặc điểm động cơ học tập 13

    1.2.5. Sự hình thành động cơ học tập 14

    1.2.6. Vai trò của động cơ đối với hoạt động học tập của học sinh 16

    1.3. Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh THPT 16

    1.3.1. Vị trí, ý nghĩa của lứa tuổi của học sinh THPT 16

    1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của học sinh THPT 17

    1.3.2.1. Đặc điểm về sự phát triển thể chất 17

    1.3.2.2. Điều kiện sống và hoạt động 19

    1.3.3. Hoạt động học tập và sự phát triển trí tuệ 20

    1.3.3.1 Đặc điểm hoạt động học tập 20

    1.3.3.2. Đặc điểm của sự phát triển trí tuệ 22

    CHƯƠNG 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 25

    2.1. Sơ lược về trường PTDTNT THPT tỉnh Trà Vinh 25

    2.2. Những vấn đề về động cơ học tập của học sinh trường

    PTDTNT THPT tỉnh Trà Vinh 27

    2.2.1. Nhận thức của học sinh về mục đích học tập 28

    2.2.2. Thứ bậc động cơ học tập của học sinh 33

    2.2.3. Tương quan về động cơ học tập giữa

    học sinh các khối 10, 11, 12 34

    2.2.4. Tương quan động cơ học tập giữa

    học sinh nam và học sinh nữ 36

    2.2.5. Hoạt động định hướng động cơ học tập cho học sinh

    trong nhà trường 38

    2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến động cơ học tập của học sinh 41

    2.3.1. Thái độ học tập 41

    2.3.2. Sở thích - năng lực 42

    2.3.2.1. Sở thích 42

    2.3.2.2. Năng lực 43

    2.3.3. Hứng thú - Nhu cầu bản thân 45

    2.3.4. Đặc điểm học sinh dân tộc nội trú 47

    2.3.4.1. Về mặt sinh lý 47

    2.3.4.2. Đặc điểm tâm lý 47

    2.3.5. Gia đình 48

    2.3.6. Bạn bè 50

    2.3.7. Giáo viên 53


    2.3.7.1. Nhận thức của giáo viên về vai trò của

    phương pháp giảng dạy với động cơ học tập của học sinh 53

    2.3.7.2. Thái độ của học sinh đối với việc tổ chức

    giảng dạy của giáo viên 56

    2.3.8. Văn hóa - xã hội 58

    CHƯƠNG 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 62

    3.1. Kết luận 62

    3.2. Kiến nghị 62


    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài

    Theo “Chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc”, giáo dục và đào tạo là một trong năm nhân tố “phát năng” của phát triển nguồn nhân lực (giáo dục và đào tạo, sức khỏe và dinh dưỡng, môi trường, việc làm và giải phóng con người), trong đó giáo dục và đào tạo là cơ sở của tất cả các nhân tố khác. Ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước đã khẳng định vai trò quan trọng của giáo dục và đào tạo đối với sự phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay. Văn kiện Đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ VIII đã xác định: “Cùng với khoa học công nghệ, giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX khẳng định: “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”.

    Định hướng xây dựng xã hội công bằng, văn minh trong đó trước hết là thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục là một trong những tư tưởng chủ đạo của chiến lược phát triển giáo dục nước ta trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa.

    Thời đại ngày nay, sự phát triển của nền khoa học công nghệ làm biến đổi về chất toàn bộ đời sống xã hội. Tại hội nghị bộ trưởng giáo dục Á - Âu lần 2 năm 2009, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Việt Nam luôn coi giáo dục là quốc sách hàng đầu và một trong những yêu cầu đặt ra cho nền giáo dục Việt Nam là sự phát triển tương xứng về chất lượng giáo dục giữa các vùng, miền. Một quốc gia có nền kinh tế phát triển vững mạnh khi và chỉ khi quốc gia ấy có một đội ngũ nhân lực dồi dào và trình độ dân trí không ngừng được nâng cao. Chính vì thế, học sinh có vai trò to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Để đảm nhận trọng trách của mình, trước hết người học phải học tập thật tốt và học tập là hoạt động cơ bản nhất của học sinh - sinh viên. Và chất lượng học tập chịu tác động bởi nhiều yếu tố. Trong đó, động cơ học tập là một trong những yếu tố quan trọng nhất hình thành thái độ học tập tích cực cho học sinh. Việc nghiên cứu “Tìm hiểu về động cơ học tập của học sinh trường PTDTNT THPT tỉnh Trà Vinh” giúp chúng tôi thấy được tình hình học tập hiện nay cũng như những yếu tố ảnh hưởng đến động cơ học tập từ đó có những đề xuất, kiến nghị lên nhà trường để tăng cường các chính sách hỗ trợ cho các em học sinh trường PTDTNT THPT tỉnh Trà Vinh nói riêng và cho các trường DTNT nói chung nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong trường góp phần đào tạo đội ngũ tri thức trong thời hiện đại.

    2. Mục đích nghiên cứu

    Bước đầu tìm hiểu thực trạng về động cơ học tập và các yếu tố ảnh hưởng đến động cơ học tập chủ yếu của học sinh trường PTDTNT THPT Tỉnh Trà Vinh. Từ đó, đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm hình thành và phát triển động cơ học tập đúng đắn cho học sinh.

    Qua việc nghiên cứu động cơ học tập của học sinh trường, chúng tôi muốn đưa ra một số kết luận giúp cho nhà trường có những kế hoạch, phương pháp giáo dục phù hợp cũng như những hoạt động ngoại khóa thu hút học sinh tham gia. Trên cơ sở đó vừa nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, vừa thúc đẩy học sinh học tập nhờ xây dựng được hệ thống động cơ học tập đúng đắn.

    3. Đối tượng nghiên cứu

    Tìm hiểu động cơ học tập của học sinh THPT trường PTDTNT THPT tỉnh Trà Vinh: Nhận thức, định hướng và các yếu tố ảnh hưởng đến động cơ học tập.

    Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến động cơ học tập của học sinh THPT trường PTDTNT THPT tỉnh Trà Vinh.

    4. Giả thuyết nghiên cứu

    Các học sinh đã xác định được động cơ học tập của mình.

    Các động cơ học tập đều rất đa dạng.

    Học sinh có hứng thú trong môn học hơn nếu giáo viên có phương pháp dạy hay.





    5. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

    5.1. Nghiên cứu lí luận:

    Khái quát các vấn đề lí luận của đề tài.

    Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh THPT nói chung và Dân tộc nội trú nói riêng.

    Vài nét sơ lược về địa bàn nghiên cứu.

    5.2. Nghiên cứu thực tiễn

    Tìm hiểu động cơ học tập của học sinh; về thứ bậc động cơ học tập; mối tương quan về động cơ học tập giữa học sinh 3 khối 10, 11, 12; giữa học sinh nam và nữ.

    Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến động cơ học tập của học sinh THPT.

    Kiến nghị một số biện pháp nhằm hình thành và phát triển động cơ học tập đúng đắn cho học sinh PTDTNT THPT tỉnh Trà Vinh.

    6. Khách thể và phạm vi nghiên cứu

    6.1. Khách thể nghiên cứu

    Với đề tài nghiên cứu về động cơ học tập của học sinh trường PTDTNT THPT tỉnh Trà Vinh, chúng tôi đã tiến hành phát bảng hỏi cho 30 giáo viên và 233 học sinh THPT về các vấn đề liên quan đến động cơ học tập của học sinh.

    Phỏng vấn sâu 24 học sinh và 6 giáo viên của trường PTDTNT THPT tỉnh Trà Vinh.

    6.2. Phạm vi nghiên cứu

    Trong đề tài của chúng tôi đề cập đến một số vấn đề về động cơ học tập của học sinh: Nhận thức của học sinh về tầm quan trọng của việc học, những yếu tố ảnh hưởng đến động cơ học tập của các em học sinh trường PTDTNT THPT tỉnh Trà Vinh.

    7. Phương pháp nghiên cứu

    Đề tài chúng tôi sẽ sử dụng phối hợp hệ thống các phương pháp sau:

    7.1. Phương pháp nghiên cứu, phân tích và tổng hợp các tài liệu liên quan đến đề tài

    Sưu tầm chọn lọc và nghiên cứu các tài liệu sách báo, tạp chí, luận văn liên quan đến vấn đề động cơ học tập của học sinh.

    7.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

    Bảng hỏi được đưa ra dưới dạng phiếu khảo sát ý kiến gồm 27câu.

    Các dạng câu hỏi: câu hỏi đóng và câu hỏi mở.

    Thang đo được sử dụng trong bảng hỏi gồm: Thang đo định danh, thang đo khoảng cách và thang đo thứ bậc.

    7.3. Phương pháp phỏng vấn sâu

    Phỏng vấn sâu 24 học sinh đại diện 3 khối lớp 10, 11, 12 và 6 giáo viên đại diện cho các tổ chuyên môn trường PTDTNT THPT tỉnh Trà Vinh về những vấn đề cơ bản của đề tài.

    Các cuộc phỏng vấn trên được ghi băng và được gỡ ra thành các biên bản phỏng vấn. Kết quả được sử dụng phối hợp với các dữ kiện định lượng khi phân tích các vấn đề.

    7.4. Phương pháp xử lý thông tin

    Các thông tin tư liệu được tổng hợp theo các chủ đề để trình bầy khái quát về lịch sử nghiên cứu và cơ sở lý luận của đề tài.

    Các thông tin định tính được lọc theo các chủ đề dưới dạng trích dẫn báo cáo hoặc trích dẫn bảng gỡ băng phỏng vấn sâu cá nhân. Kết quả được xử lý theo phương pháp phân tích nội dung. Trong khi phân tích, các trích dẫn được sử dụng kết hợp với số liệu thống kê định lượng.

    Các thông tin định lượng: các sự kiện điều tra bằng bảng hỏi được xử lý bằng chương trình SPSS, sử dụng chủ yếu phương pháp thống kê:

    Tính tần số và phần trăm (%) cũng như tương quan chéo giữa biến độc lập và biến phụ thuộc kèm theo kiểm định chi – bình phương (chi – square) khi điều kiện về dữ liệu cho phép.

    Tính trung bình, độ lệch chuẩn và kiểm nghiệm ý nghĩa sự khác biệt giữa các trung bình điểm số bằng kiểm định T - test.

    8. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

    8.1. Ý nghĩa lí luận

    Đề tài góp phần làm sáng tỏ quan điểm, nhận thức về động cơ và động cơ học tập của giáo viên và học sinh THPT.

    Đề tài làm tài liệu tham khảo cho các thầy cô, các sinh viên khi nghiên cứu vấn đề này.

    Rút ra những nhận thức, hiểu biết, cơ sở lý luận về động cơ học tập.

    8.2. Ý nghĩa thực tiễn

    Cung cấp thêm kiến thức về động cơ học tập giúp cho học sinh trường PTDTNT THPT tỉnh Trà Vinh nhận thức, hiểu biết đúng đắn về động cơ học tập giúp cho quá trình học tập đạt kết quả tốt.

    Cung cấp thêm thông tin về động cơ học tập của học sinh giúp các nhà giáo dục và giáo viên của trường tìm ra những giải pháp hợp lý giúp các em học tập tốt hơn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...