Đồ Án TÌM HIỂU VỀ ĐIỀU CHẾ TƯƠNG TỰ [Truyền Dẫn Vô Tuyến]

Thảo luận trong 'Viễn Thông' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 12/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU
    Trong cuộc sống hàng ngày thông tin liên lạc đóng một vai trò rất quan trọng và không thể thiếu. Nó quyết định nhiều mặt hoạt động của xã hội, giúp con người nắm bắt nhanh chóng các thông tin, các giá trị văn hoá, kinh tế, khoa học kỹ thuật rất đa dạng và phong phú. Với nhu cầu cả về số lượng và chất lượng của khách hàng sử dụng các dịch vụ viễn thông ngày càng cao, đòi hỏi phải có những phương tiện thông tin hiện đại nhằm đáp ứng các nhu cầu đa dạng của khách hàng “mọi lúc, mọi nơi” mà họ cần.
    Với sự đa dạng về các loại hình kết nối và yêu cầu của mạng thông tin rộng khắp thì việc thiết kế, thi công và lắp đặt các mạng truyền dẫn đòi hỏi phải mềm dẻo và phù hợp với yêu cầu của khách hàng. Chính vì thế, việc phát triển mạng truyền dẫn vô tuyến là đương nhiên và rất cần thiết. Với Truyền Dẫn Vô Tuyến, chúng ta có thể khắc phục được sự hạn chế về mặt địa lý, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của các dịch vụ thông tin vô tuyến, nhất là trong thông tin di động. Vì vậy để truyền tín hiệu đi xa thì bắt buộc tín hiệu phải được điều chế. Khi tín hiệu tương tự (biên độ và thời gian đều liên tục) khi đó để truyền tín hiệu này trên các hệ thống truyền tin với khoảng cách lớn nếu để nguyên tín hiệu như vậy phát đi thì do nó có tần số thấp không thể truyền đi xa được vì hiệu suất truyền không cao, như vậy việc điều chế tín hiệu ở đây được xem như là thuật toán cơ bản tác động lên tín hiệu trong các hệ thống thông tin, đặc biệt là hệ thống thông tin khoảng cách lớn. Việc điều chế tín hiệu tương tự trong thời kì này là nhằm mục đích giảm kích thước ăng ten phát (đối với hệ thống vô tuyến) và sử dụng hữu hiệu kênh truyền. Để hiểu rõ hơn về tín hiệu điều chế chúng em đã chọn đề tài điều chế.
    Nội dung của bài đồ án gồm 3 chương:
    Chương I: Tổng quan về điều chế
    Chương II : Điều chế tương tự
    Chương III: Bài tập về điều chế tương tự mô phỏng bằng Matlab.
    Tuy vậy, do còn hạn chế về thời gian kiến thức hiểu biết chưa sâu nên trong đề tài này của chúng em không thể tránh được những thiếu sót. Rất mong quý thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến để chúng em hoàn thành đề tài tốt hơn.
    Chúng em xin chân thành cảm ơn!
    MỤC LỤC
    LỜI NÓI ĐẦU 1
    MỤC LỤC 2
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 4
    DANH MỤC HÌNH 5
    CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU CHẾ 6
    1.1 Các khái niệm cơ bản về điều chế 6
    1.1.1 Tín hiệu điều chế 6
    1.1.2 Tín hiệu sóng mang 6
    1.2 Điều chế 6
    1.2.1 Định nghĩa điều chế 6
    1.2.2 Sự cần thiết của điều chế 6
    1.3 Phân loại điều chế 7
    CHƯƠNG II: ĐIỀU CHẾ TƯƠNG TỰ 8
    2.1. Điều chế biên độ (AM-Amplitude Modulation) 8
    2.1.1 Quan hệ năng lượng trong điều biên 10
    2.1.2 Các chỉ tiêu cơ bản của dao động đã điều biên 12
    2.1.2.1 Hệ số méo phi tuyến 12
    2.1.2.2 Hệ số méo tần số 13
    2.1.3 Các mạch điều biên bằng transistor 13
    2.2 Điều chế FM-PM 15
    2.2.1 Định nghĩa điều chế FM (Frequency Modulation) – PM (Phase Modulation): 15
    2.2.2 Điều chế pha dùng theo Amstrong: 16
    2.2.3 Mạch điều tần dùng diode Tunel 17
    2.3 Điều chế đơn biên SSB (Single Side Band) 19
    CHƯƠNG III: BÀI TẬP VỀ ĐIỀU CHẾ TƯƠNG TỰ MÔ PHỎNG BẰNG MATLAB 21
    3.1 Bài tập về điều chế AM 21
    3.2 Bài tập về điều chế PM-FM 23
    3.3 Bài tập mô phỏng về tín hiệu SSB 25
    KẾT LUẬN 27
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 28
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
    Từ viết tắt Tiếng anh Tiếng việt
    AM Amplitude Modulation Điều chế biên độ
    ASK Amplitude Shift Keying Điều chế khoá dịch biên
    FM Frequency Modulation Điều chế tần số
    FSK Frequency Shift Keying Điều chế tần số tín hiệu
    PAM Pulse Amplitude Modulation Điều chế biên độ xung
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...