Báo Cáo Tìm hiểu về dịch vụ thư điện tử trên mạng internet

Thảo luận trong 'Công Nghệ Thông Tin' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI



    [​IMG]


    BẢN BÁO CÁO THẢO LUẬN MÔN TIN HỌC ĐẠI CƯƠNG
    CHỦ ĐỀ: DICH VỤ THƯ ĐIỆN TỬ TRÊN MẠNG INTERNET
    Lớp: CD16B. Giảng viên: Nghiêm Thị Lịch. Lớp HP: 1239
    Nhóm 1. Nhóm trưởng: Phan Văn Đức



    *****











    Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
    Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
    **********



    BẢN BÁO CÁO:




    Môn tin học đại cương. Mã học phần:1239
    Giáo viên: Cô: Nghiêm Thị Lịch. Lớp: CĐ16B

    Chủ đề thảo luận: Dịch vụ thư điện tử trên mạng Internet.

    Nhóm 1:
    Nhóm trưởng: Phan Văn Đức.
    Thư ký: Vũ Thùy Dung

    Thành viên trong nhóm:
    1. Nguyễn Thị Lan Anh
    2. Phạm Ngọc Ánh
    3. Trần Thị Đào
    4. Đinh Kiều Diễm
    5. Nguyễn Thế Đạt
    6. Đinh Thế Dực
    7. Phan Văn Đức
    8. Vũ Thùy Dung
    9. Nguyễn Việt Dũng
    10. Đặng Thị Duyên
    75. Phạm Thị Hương Giang

    Số thành viên có mặt: 9/11
    Số thành viên vắng mặt:
    9. Nguyễn Việt Dũng
    10. Đặng Thị Duyên

    Nội dung:




    I. MỞ ĐẦU:

    Thư điện tử, hay email (từ chữ electronic mail), đôi khi được dịch không chính xác là điện thư, là một hệ thống chuyển nhận thư từ qua các mạng máy tính.

    Email là một phương tiện thông tin rất nhanh. Một mẫu thông tin (thư từ) có thể được gửi đi ở dạng mã hoá hay dạng thông thường và được chuyển qua các mạng máy tính đặc biệt là mạng Internet. Nó có thể chuyển mẫu thông tin từ một máy nguồn tới một hay rất nhiều máy nhận trong cùng lúc.

    Ngày nay, email chẳng những có thể truyền gửi được chữ, nó còn có thể truyền được các dạng thông tin khác như hình ảnh, âm thanh, phim, và đặc biệt các phần mềm thư điện tử kiểu mới còn có thể hiển thị các email dạng sống động tương thích với kiểu tệp HTML.
    Phần mềm thư điện tử (email software) là loại phần mềm nhằm hỗ trợ cho người dùng việc chuyển và nhận các mẫu thông tin (thường là dạng chữ). Thông tin có thể đưa vào phần mềm thư điện tử bằng cách thông dụng nhất là gõ chữ bàn phím hay cách phương cách khác ít dùng hơn như là dùng máy quét hình (scanner), dùng máy ghi hình số (digital camera) đặc biệt là các Web cam. Phần mềm thư điện tử giúp đỡ cho việc tiến hành soạn thảo, gửi, nhận, đọc, in, xoá hay lưu giữ các (điện) thư. Có hai trường hợp phân biệt phần mềm thư điện tử là

    Loại phần mềm thư điện tử được cài đặt trên từng máy tính của người dùng gọi là email client, hay phần mềm thư điện tử (cho) máy khách. Các thí dụ loại phần mềm này bao gồm: Microsoft Outlook, Microsoft Outlook Express, Netscape Comunicator, hay Eudora. Phần mềm thư điện tử này còn có tên là MUA (từ chữ mail user agent) tức là Tác nhân sử dụng thư. Một cách gọi tên thông dụng khác của email client là ứng dụng thư điện tử (email application) nếu không bị nhầm lẫn
    Ngược lại, loại phần mềm thư điện tử không cần phải cài đặt mà nó được cung ứng bởi các máy chủ (web server) trên Internet gọi là WebMail, hay Phần mềm thư điện tử qua Web. Để dùng được các phần mềm loại này thường các máy tính nối vào phải có một máy truy cập tương thích với sự cung ứng của WebMail. Thí dụ loại này là mail.Yahoo.com, hay hotmail.com.
    Nơi cung ứng phần mềm cũng như phương tiện chuyển thư điện tử gọi là nhà cung ứng dịch vụ thư điện tử (email sevice provider).
    Máy tính làm việc cung ứng các dịch vụ thư điện tử là MTA (từ chữ mail transfer agent) hay là đại lý chuyển thư. Vì đây là máy chủ nên khi không bị nhầm lẫn với các loại máy chủ khác thì người ta cũng gọi MTA là máy chủ hay rõ hơn là máy chủ thư điện tử.
    Các dịch vu thư điện tử có thể được cung ứng miễn phí hay có lệ phí tuỳ theo nhu cầu và mụch đích của ngưòi dùng. Ngày nay, email thường được cung cấp kèm với các phương tiện Internet khi người tiêu dùng ký hợp đồng với các dịch vụ Internet một cách miễn phí.



    II. DỊCH VỤ THƯ ĐIỆN TỬ TRÊN MẠNG INTERNET:

    1. Giới thiệu chung:
    - Đặc điểm của thư điện tử khi so sánh với bưu chính thông thườngThay vì viết thư bằng giấy mực và bút thì người gửi chỉ cần gõ chữ từ bàn phím của máy tính và biết dùng một phần mềm thư điện tử (email program).
    Lá thư được gửi trên hệ thống bưu chính là vật liệu không cần máy nhận hay máy gửi. Trong khi đó, nếu gửi thư điện tử, chỉ có các tín hiệu điện mã hoá nội dung bức thư điện tử được truyền đi đến máy nhận. Do đó, chỉ có nội dung hay cách trình bày lá thư điện tử là được bảo toàn. Trong khi đó, dùng đường bưu điện người ta có thể gửi đi các vật liệu hàm chứa thêm nội dung hay ý nghĩa khác. Điều này có thể rất quan trọng đối với nhiều người.
    Vận tốc truyền thư điện tử chỉ vài giây đến vài phút và chi phí rất nhỏ không đáng kể so với gửi qua đường bưu điện.
    Dùng thư điện tử thì bất kỳ lúc nào cũng có thể mở phần mềm thư điện tử ra đọc nên tiện lợi hơn là việc phải bỏ thư ở các thùng thư. Đồng thời, vì mỗi người dùng thư đều phải nhập mật khẩu vào máy nên thư điện tử sẽ khó bị người ở chung đọc lén so với thư gửi bưu điện. Nhưng ngược lại, các tay tin tặc xa lạ có thể xâm nhập vào hệ thống thư điện tử của cá nhân nếu như các mật mã hay các hệ thống an toàn phần mềm bị bẻ gãy.
    Khối lượng gửi và nhận thư điện tử có thể nhiều hơn thư bưu điện rất nhiều lần. Đối với các dịch vụ thư điện tử mới thì dung lượng có thể lên đến hàng Gbyte như dịch vụ của Gmail chẳng hạn, hay nhiều hơn. Số thư có thể dự trữ trong dung lượng này tương đương với vài bộ tự điển bách khoa.
    Các trường hợp thư phá hoại trên hệ thống bưu điện (như là thư có bột antrax, thư bom, .) rất hiếm có nhưng có thể gây thương vong. Ngược lại, hệ thống thư điện tử, không thể gây thương tích mà thường rất phải đương đầu với nhiều vấn nạn như virus máy tính, các thư nhũng lạm (spam mail), các thư quảng cáo (advertisement mail) và các thư khiêu dụ tình dục (pornography mail), đặc biệt là cho trẻ em, thì lại rất nhiều. Đối với các loại thư độc hại (malicious mail) này người dùng cần phải cài đặt thêm các tiện ích hay chức năng lọc (sẵn có trong phần mềm hay phải mua thêm) để giảm trừ. Tuy nhiên, một điều chắc chắn là không có công cụ phần mềm nào là tuyệt hảo.
    Các dạng chuyển tiếp (chain mail) trong đó người nhận lại chuyển đi nội dung lá thư cho một hay nghiều người khác thường cũng phổ biến trong cả hai hệ thống bưu chính và thư điện tử. Khả năng ảnh hưởng về thông tin của hai loại này là tương đương mặc dù thư điện tử chuyển tiếp có nhiều xác suất gây nhiễm virus máy tính.
    Hộp thư là nơi cất giữ các thư từ với địa chỉ hẳn hoi. Tương tự, trong hệ thống thư điện tử, thì hộp thư này tương đương với phần dữ liệu chứa nội dung các email cộng vói điạ chỉ của người chủ thư điện tử. Điểm khác biệt ở đây là hộp thư điện tử sẽ có nhiều chức năng hơn là việc xoá bỏ các thư cũ.
    Mỗi người có thể có một hay nhiều địa chỉ email (và phải được đăng ký qua một hệ thống nào đó). Mỗi hộp thư sẽ có một địa chỉ phân biệt không bao giờ trùng với địa chỉ email khác.
    Như vậy có thể hoàn toàn không nhầm lẫn khi dùng danh từ hộp thư điện tử hay hòm thư điện tử (email account) để chỉ một phần mềm email đã được đăng kí dùng để nhận và gửi email cho một cá nhân.

    - Cấu trúc chung của một địa chỉ emailMột địa chỉ email sẽ bao gồm ba phần chính có dạng Tên_định_dạng_thêm tên_email@tên_miền
    - Phần tên_định_dạng_thêm: Đây là một dạng tên để cho người đọc có thể dễ dàng nhận ra người gửi hay nơi gửi. Tuy nhiên, trong các thư điện tử người ta có thể không cần cho tên định dạng và lá thư điện tử vẫn được gửi đi đúng nơi. Thí dụ: Trong địa chỉ gửi thư tới viết dưới dạng Nguyễn Thị A <a class="__cf_email__" href="http://www.cloudflare.com/email-protection" data-cfemail="3b555c4e425e554f53525a0a0a0a7b425a53545415585456">[email protected]<script type="text/javascript">
    (function(){try{var s,a,i,j,r,c,l,b=document.getElementsByTagName("script");l=b[b.length-1].previousSibling;a=l.getAttribute(data-cfemail);if(a){s=;r=parseInt(a.substr(0,2),16);for(j=2;a.length-j;j+=2){c=parseInt(a.substr(j,2),16)^r;s+=String.fromCharCode(c);}s=document.createTextNode(s);l.parentNode.replaceChild(s,l);}}catch(e){}})();
    hay viết dưới dạng <a class="__cf_email__" href="http://www.cloudflare.com/email-protection" data-cfemail="701e170509151e04181911414141300911181f1f5e131f1d">[email protected]<script type="text/javascript">
    (function(){try{var s,a,i,j,r,c,l,b=document.getElementsByTagName("script");l=b[b.length-1].previousSibling;a=l.getAttribute(data-cfemail);if(a){s=;r=parseInt(a.substr(0,2),16);for(j=2;a.length-j;j+=2){c=parseInt(a.substr(j,2),16)^r;s+=String.fromCharCode(c);}s=document.createTextNode(s);l.parentNode.replaceChild(s,l);}}catch(e){}})();
    thì phần mềm thư điện tử vẫn hoạt động chính xác và gửi đi đến đúng địa chỉ.
    - Phần tên_email: Đây là phần xác định hộp thư. Thông thường, cho dễ nhớ, phần này hay mang tên của người chủ ghép với một vài kí tự đặc biệt. Phần tên này thường do người đăng kí hộp thư điện tử đặt ra. Phần này còn được gọi là phần tên địa phương.
    - Phần tên_miền: Đây là tên miền của nơi cung cấp dịch vụ thư điện tử. Ngay sau phần tên_email bắt đầu bằng chữ "@" nối liền sau đó là tên miền.
    - Các chức năng có thể có của một hộp thư điện tửNgoài chức năng thông thường để nhận và soạn thảo email, các phần mềm thư điện tử có thể còn cung cấp thêm những chức năng khác như là:

    Lịch làm việc (calendar): người ta có thể dùng nó như là một thời khoá biểu. Trong những phần mềm mạnh, chức năng này còn giữ nhiệm vụ thông báo sự kiện đã đăng kí trong lịch làm việc trước giờ xảy ra cho người chủ hộp thư.
    Sổ địa chỉ (addresses hay contacts): dùng để ghi nhớ tất cả các địa chỉ cần thiết cho công việc hay cho cá nhân.
    Sổ tay (note book hay notes): để ghi chép, hay ghi nhớ bất kì điều gì.
    Công cụ tìm kiếm thư điện tử (find hay search mail).
    Để hiểu hết tất cả các chức năng của một phần mềm thư điện tử người dùng có thể dùng chức năng giúp đỡ (thường có thể mở chức năng này bằng cách nhấn nút <F1> bên trong phần mềm thư điện tử).

    - Phương thức hoạt động của một hệ thống thư điện tửHoạt động của hệ thống email hiện nay có thể dược minh họa qua phân tích một thí dụ như sau
    1. Nguyễn dùng MUA của mình để soạn một lá thư có địa chỉ người nhận là Trần với địa chỉ là <a class="__cf_email__" href="http://www.cloudflare.com/email-protection" data-cfemail="451137242b05276b2a37226b">[email protected]<script type="text/javascript">
    (function(){try{var s,a,i,j,r,c,l,b=document.getElementsByTagName("script");l=b[b.length-1].previousSibling;a=l.getAttribute(data-cfemail);if(a){s=;r=parseInt(a.substr(0,2),16);for(j=2;a.length-j;j+=2){c=parseInt(a.substr(j,2),16)^r;s+=String.fromCharCode(c);}s=document.createTextNode(s);l.parentNode.replaceChild(s,l);}}catch(e){}})();
    Nguyễn nhấn nút Send và phần mềm thư điện tử của Nguyễn áp dụng SMTP để gửi mẫu thông tin (lá thư) đến MTA, hay máy chủ thư điện tử, của Nguyễn. Trong thí dụ thì máy chủ này là smtp.a.org được cung cấp từ dịch vụ Internet của Nguyễn.
    2. MTA này sẽ đọc địa chỉ chỗ nhận (<a class="__cf_email__" href="http://www.cloudflare.com/email-protection" data-cfemail="cebabcafa08eace0a1bca9">[email protected]<script type="text/javascript">
    (function(){try{var s,a,i,j,r,c,l,b=document.getElementsByTagName("script");l=b[b.length-1].previousSibling;a=l.getAttribute(data-cfemail);if(a){s=;r=parseInt(a.substr(0,2),16);for(j=2;a.length-j;j+=2){c=parseInt(a.substr(j,2),16)^r;s+=String.fromCharCode(c);}s=document.createTextNode(s);l.parentNode.replaceChild(s,l);}}catch(e){}})();
    ) và dựa vào phần tên miền nó sẽ tìm hỏi địa chỉ của tên miền này, nơi có máy chủ sẽ nhận email gửi đến, qua Hệ thống Tên miền.
    3. Máy chủ DNS của b.org là ns.b.org sẽ trả lời về một bản ghi trao đổi thư từ, đây là bảng ghi chỉ ra cách thức làm thế nào định tuyến cho email này. Trong thí dụ thì mx.b.org là máy chủ từ dịch vụ cung ứng Internet của Trần.
    4. smtp.a.org gửi mẫu thông tin tới mx.b.org dùng giao thức SMTP, điều này sẽ phân phối lá thư đến hộp thư của Trần.
    5. Khi đọc Trần ra lệnh nhận thư trên máy (MUA) của Trần, điều này tạo ra việc lấy về mẫu thông tin bằng cách áp dụng giao thức POP3.
    Trong trường hợp Nguyễn không có MUA mà chỉ dùng Webmail chẳng hạn thì bước 1 sẽ không xảy ra tức là MTA của Nguyễn sẽ làm việc trực tiếp. Tưong tự cho trường hợp Trần không có MUA riêng.
    Trước đây, nếu một MTA không thể gửi tới đích thì nó có thể ít nhất ngừng lại ở chỗ gần với chỗ nhận. Sự ngừng này sẽ tạo cơ hội để máy đích có thể nhận về các mẫu thông tin trong thời gian trễ hơn. Nhiều MTA sẽ chấp nhận tất cả mẫu thông tin từ người gửi bất kì và tìm mọi cách để phân nó về đến máy đích. Những MTA như vậy gọi là những ngưng đọng thư mở (open mail relays). Điều này khá cần thiết vì sự chất lượng liên lạc của hệ thống Internet lúc đó còn yếu.
    Ngày nay, do việc lợi dụng trên cơ chế hoạt động của hệ thống thư điện tử nhiều người đã gửi ra các loại thư vô bổ. Như là hậu quả, rất ít MTA ngày nay còn chấp nhận các ngưng đọng thư mở. Bởi vì các thư như vậy rất có thể là các loại thư nhũng lạm.

    - Các giao thức· SMTP (từ chữ Simple Mail Transfer Protocol) -- hay là giao thức chuyển thư đơn giản. Đây là một giao thức lo về việc vận chuyển email giữa các máy chủ trên đường trung chuyển đến địa chỉ nhận cũng như là lo việc chuyển thư điện tử từ máy khách đến máy chủ. Hầu hết các hệ thống thư điện tử gửi thư qua Internet đều dùng giao thức này. Các mẫu thông tin có thể được lấy ra bởi một email client. Những email client này phải dùng giao thức POP hay giao thức IMAP.
    · IMAP (từ chữ Internet Message Access Protocol) -- hay là giao thức truy nhập thông điệp (từ) Internet. Giao thức này cho phép truy nhập và quản lý các mẫu thông tin về từ các máy chủ. Với giao thức này người dùng email có thể đọc, tạo ra, thay đổi, hay xoá các ngăn chứa, các mẫu tin đồng thời có thể tìm kiếm các nội dung trong hộp thư mà không cần phải tải các thư về.
    Phiên bản mới nhất của IMAP là IMAP4 tương tự nhưng có nhiều chức năng hơn giao thức POP3. IMAP nguyên thuỷ được phát triển bởi đại học Standford năm 1986.
    · POP (từ chữ Post Office Protocol) -- hay là giao thức phòng thư. Giao thức này được dùng để truy tìm các email từ một MTA. Hầu hết các MUA đều dùng đến giao thức POP mặc dù một số MTA cũng có thể dùng giao thức mới hơn là IMAP.
    Hiện có hai phiên bản của POP. Phiên bản đầu tiên là POP2 đã trở thành tiêu chuẩn vào thập niên 80, nó đòi hỏi phải có giao thức SMTP để gửi đi các mẫu thông tin. Phiên bản mới hơn POP3 có thể được dùng mà không cần tới SMTP.

    2. Lợi ích:
    Dùng thư điện tử thì bất kỳ lúc nào cũng có thể mở phần mềm thư điện tử ra đọc nên tiện lợi hơn là việc phải bỏ thư ở các thùng thư. Đồng thời, vì mỗi người dùng thư đều phải nhập mật khẩu vào máy nên thư điện tử sẽ khó bị người ở chung đọc lén so với thư gửi bưu điện. Nhưng ngược lại, các tay tin tặc xa lạ có thể xâm nhập vào hệ thống thư điện tử của cá nhân nếu như các mật mã hay các hệ thống an toàn phần mềm bị bẻ gãy.
    Khối lượng gửi và nhận thư điện tử có thể nhiều hơn thư bưu điện rất nhiều lần. Đối với các dịch vụ thư điện tử mới thì dung lượng có thể lên đến hàng Gbyte như dịch vụ của Gmail chẳng hạn, hay nhiều hơn. Số thư có thể dự trữ trong dung lượng này tương đương với vài bộ tự điển bách khoa.
    Các trường hợp thư phá hoại trên hệ thống bưu điện (như là thư có bột antrax, thư bom, .) rất hiếm có nhưng có thể gây thương vong. Ngược lại, hệ thống thư điện tử, không thể gây thương tích mà thường rất phải đương đầu với nhiều vấn nạn như virus máy tính, các thư nhũng lạm (spam mail), các thư quảng cáo (advertisement mail) và các thư khiêu dụ tình dục (pornography mail), đặc biệt là cho trẻ em, thì lại rất nhiều. Đối với các loại thư độc hại (malicious mail) này người dùng cần phải cài đặt thêm các tiện ích hay chức năng lọc (sẵn có trong phần mềm hay phải mua thêm) để giảm trừ. Tuy nhiên, một điều chắc chắn là không có công cụ phần mềm nào là tuyệt hảo.
    Các dạng chuyển tiếp (chain mail) trong đó người nhận lại chuyển đi nội dung lá thư cho một hay nghiều người khác thường cũng phổ biến trong cả hai hệ thống bưu chính và thư điện tử. Khả năng ảnh hưởng về thông tin của hai loại này là tương đương mặc dù thư điện tử chuyển tiếp có nhiều xác suất gây nhiễm virus máy tính.
    Hộp thư là nơi cất giữ các thư từ với địa chỉ hẳn hoi. Tương tự, trong hệ thống thư điện tử, thì hộp thư này tương đương với phần dữ liệu chứa nội dung các email cộng vói điạ chỉ của người chủ thư điện tử. Điểm khác biệt ở đây là hộp thư điện tử sẽ có nhiều chức năng hơn là việc xoá bỏ các thư cũ.
    Mỗi người có thể có một hay nhiều địa chỉ email (và phải được đăng ký qua một hệ thống nào đó). Mỗi hộp thư sẽ có một địa chỉ phân biệt không bao giờ trùng với địa chỉ email khác.
    Như vậy có thể hoàn toàn không nhầm lẫn khi dùng danh từ hộp thư điện tử hay hòm thư điện tử (email account) để chỉ một phần mềm email đã được đăng kí dùng để nhận và gửi email cho một cá nhân.
    3. Một số nhà cung cấp:
    Webmail: Webmail là hệ thống cung cấp các dịch vụ E-mail (nhận mail, gửi mail, lọc mail) thông qua 1 Website nào đó trên mạng Internet. Thông thường, đây là hệ thống cung cấp địa chỉ e-mail miễn phí. Người sử dụng Internet chỉ cần duy nhất một trình duyệt Web để truy cập vào địa chỉ Website của nhà cung cấp dịch vụ, sử dụng account đã được cung cấp để kiểm tra e-mail và thực hiện các dịch vụ e-mail thông thường.
    Có thể lấy thí dụ về Web Mail từ những trang web nổi tiếng như của Yahoo (Yahoo! Mail), Google (GMail), Microsoft (HotMail), v.v. Nếu ta đăng ký hộp thư ở một trang web như thế thì sẽ có thể truy cập được vào hộp thư của mình dù đang ở bất cứ đâu trên thế giới, miễn là có nối với Internet.
    Nhà cung cấp: Mỗi nhà cung cấp dịch vụ thư điện tử dạng web phải có một trang web (Web Site) trên Internet để dùng cho dịch vụ này và nó thường là miễn phí. Nói cách khác, nhà cung cấp dịch vụ thư điện tử đã sử dụng một giao diện web (Web Interface) để được ăn tiền quảng cáo khi khách hàng truy cập. Tuy nhiên khách hàng thì được tiện lợi vì không phải tự mình đặt cấu hình như trong trường hợp sử dụng thư điện tử thông thường.
    Một số nhà cung cấp: 3 nhà cung cấp chính: Yahoo (Yahoo! Mail), Google (GMail), Microsoft (HotMail).
    - Google: Google là một công ty Internet có trụ sở tại Hoa Kỳ, được thành lập vào năm 1998. Sản phẩm chính của công ty này là công cụ tìm kiếm Google, được nhiều người đánh giá là công cụ tìm kiếm hữu ích và mạnh mẽ nhất trên Internet. Trụ sở của Google tên là "Googleplex" tại Mountain View,California. Giám đốc là Tiến sĩ Eric Schmidt, trước đây là giám đốc công ty Novell. Tên "Google" là một lối chơi chữ của từ googol, bằng 10[SUP]100[/SUP]. Google chọn tên này để thể hiện sứ mệnh của công ty để sắp xếp số lượng thông tin khổng lồ trên mạng. Googleplex, tên của trụ sở Google, có nghĩa là 10[SUP]googol[/SUP].
    Đầu năm 2012, Google đứng đầu trong danh sách 100 công ty có môi trường làm việc tốt nhất ở Mỹ do tạp chí Fortune bình chọn với tỷ lệ tăng trưởng việc làm trong năm 2011 là 33%.
    Google nổi tiếng bởi dịch vụ Tìm kiếm của nó, nhân tố chính dẫn đến thành công của Google. Vào tháng 12 năm 2006, Google là công cụ tìm kiếm được sử dụng nhiều nhất trên mạng chiếm 50,8% thị phần, vượt xa so với Yahoo (23,6 %) và Window Live Search (8,4%). Google liên kết với hàng tỷ trang web, vì thế người sử dụng có thể tìm kiếm thông tin mà họ muốn thông qua các từ khóa và các toán tử. Google cũng tận dụng công nghệ tìm kiếm của mình vào nhiều dịch vụ tìm kiếm khác, bao gồm Image Search (tìm kiếm ảnh), Google News, trang web so sánh giá cảFroogle, cộng đồng tương tác Google Groups, Google Maps và còn nhiều nữa.

    - Yahoo!: Yahoo! Inc. là một tập đoàn đại chúng Hoa Kỳ với mục tiêu trở thành "dịch vụ Internet toàn cầu hàng đầu cho người tiêu thụ và giới doanh nghiệp". Trang chính của nó đặt tại http://www.yahoo.com, phiên bản tiếng Việt tại http://vn.yahoo.com, một thư mục mạng lưới và một số dịch vụ khác, trong đó có Yahoo! Mail, Yahoo! Search và Yahoo! News. Yahoo! được sáng lập bởi hai sinh viên cao học tại trường Đại học Stanford là David Filo vàJerry Yang (楊致遠, Dương Trí Viễn) vào tháng 1 năm 1994 và được thành lập vào ngày 2 tháng 3 năm 1995. Trụ sở công ty được đặt tại Sunnyvale, California.
    Yahoo khởi đầu là "Jerry's Guide to the World Wide Web" (Cẩm nang của Jerry về mạng lưới), nhưng sau này được đổi tên. Tên Yahoo! là một từ viết tắt cho "Yet Another Hierarchical Officious Oracle," nhưng Filo và Yang nhất định rằng họ chọn tên này vì họ thích nghĩa của từ "yahoo" trong từ điển (một giống thú mang hình người trong quyển Những cuộc du hành của Gulliver củaJonathan Swift). Đầu tiên Yahoo chỉ ở trong máy tính làm việc của Yang, trong khi phần mềm ở trong máy tính của Filo.
    Yahoo được ra cổ phần vào ngày 12 tháng 4 năm 1996, bán được 2,6 triệu cổ phiếu loại mệnh giá 13$.
    Trong khi Yahoo ngày càng được phổ biến và phát triển, những dịch vụ của Yahoo! ngày càng phong phú và đa dạng hơn. Có thể kể đến các dịch vụ như Yahoo! Mail, Yahoo! Messenger, Yahoo! Groups . Nhiều dịch vụ trước kia là công ty độc lập được Yahoo mua như GeoCities và eGroups.
    Yahoo! nay đã bắt đầu hợp tác với một số công ty viễn thông và dịch vụ Internet như BT tại Vương quốc Anh, Rogers Communications tại Canadavà SBC Communications tại Hoa Kỳ - để tạo dịch vụ băng rộng có nhiều nội dung để cạnh tranh với dịch vụ của AOL. Công ty cũng cấp một thẻ tín dụng tên là Yahoo! Visa trong một hợp tác với First USA.
    Từ cuối năm 2002, Yahoo! đã âm thầm mua một số công ty có kỹ thuật tìm kiếm khác. Vào tháng 12 năm 2002, Yahoo! đã mua Inktomi, và vào tháng 7 năm 2003 mua Overture Services, Inc. (đồng thời AltaVista và Alltheweb, hai sở hữu của Overture). Vào ngày 18 tháng 2 năm 2004, Yahoo! ngừng sử dụng kết quả tìm kiếm từ Google và dùng kỹ thuật riêng để tìm kiếm.
    Từ ngày 15 tháng 6 năm 2005, Yahoo!Mail được bản địa hoá -- có thêm giao diện tiếng Việt -- trên trang http://mail.yahoo.com.vn. Giao diện tiếng Việt là một ứng dụng Unicode triệt để, cho nên người nhận thư Yahoo! tiếng Việt có thể đọc thư một cách dễ dàng -- một trường hợp không thể có với giao diện tiếng Anh. Đồng thời, bất cứ người nào có tài khoản Yahoo!Mail đều có thể dùng giao diện tiếng Việt bằng cách đến http://edit.yahoo.com/config/set_intl, và chọn "Yahoo! Vietnam" trong mục "New Setting". Tuy nhiên, giao diện tiếng Việt còn thiếu vài chức năng quan trọng của giao diện tiếng Anh.

    - Hotmail: Windows Live Hotmail, thường được gọi đơn giản là Hotmail, là một dịch vụ Webmail miễn phí phổ biến của Microsoft, một bộ phận của nhóm dịch vụ Windows Live. Bản beta của dịch vụ được phát hành vào ngày 1 tháng 11, 2005 đồng thời với việc phát hành Windows Live, và bản chính thức đã được phát hành vào ngày 7 tháng 5, 2007. Với tên mã trước đây là Kahuna và tên ngắn gọn là Windows Live Mail,[SUP][1][/SUP] Windows Live Hotmail được thiết kế để thay thế cho MSN Hotmail.
    Nó cung cấp dung lượng lưu trữ 2 gigabyte, bộ kiểm tra chính tả tự động, bộ lọc tùy ý, và các tính năng an toàn, công nghệ lập trình Ajax, và tích hợp với Windows Live Messenger, Spaces, Calendar và Contacts. Hiện Hotmail đang có 260 triệu người dùng trên khắp thế giới[SUP][2][/SUP] và có 36 phiên bản ngôn ngữ.
    Bắt đầu từ ngày 7 tháng 5, 2007, tất cả những tài khoản Hotmail mới khi được tạo sẽ trở thành tài khoản Windows Live Hotmail. Những người dùng MSN Hotmail cũ có thể cập nhật tài khoản của họ thành Windows Live Hotmail bằng cách ấn vào nút "Join Windows Live Hotmail" ở phía dưới logo Hotmail. Hiện nay Windows Live Hotmail có phiên bản ở 36 ngôn ngữ.
    Windows Live Hotmail hoàn toàn tương thích với Internet Explorer từ 6.0 trở lên, và Mozilla Firefox từ 1.5 trở lên. Tuy nhiên, nhiều tính năng bị thiếu khi xem bằng những trình duyệt khác như Opera và Safari của Apple, với các trình duyệt này, người dùng chỉ xem được "phiên bản cổ điển" của dịch vụ.
    Người dùng có thể sử dụng Windows Live Mail hoặc Microsoft Outlook có Outlook Connector (có sẵn để tải về ở Microsoft Download Center)[SUP][3][/SUP]để xem thư mà không dùng trình duyệt web.



    4. Làm việc với tài khoản thư điện tử( tạo, hiệu chỉnh các thuộc tính đối với một tài khoản):


    - Tạo tài khoản Gmail

    1.Mở trình duyệt web và vào địa chỉ www.mail.google.com

    2. Nhấn chọn nút Tạo tài khoản
    [​IMG]

    3.Điền thông tin của bạn:
    ! Lưu ý: nhấn nút kiểm tra tính khả dụng và cho đến khi gmail thông báo "khả dụng" thì mới tiếp tục.
    [​IMG]4.Chọn hoặc 4.Viết và trả lời câu hỏi
    ! Lưu ý: câu hỏi và câu trả lời này dùng khi mình quên Password, dùng nó để phục hồi password , vì vậy bạn phải ghi nhớ và không để người khác biết.

    5.Chọn Vị trí là Việt Nam để Gmail hiển thị ngôn ngữ Tiếng việt

    6. Nhập đoạn văn bản xác minh đúng như hình liền phía trên

    [​IMG]
    .
    7.Nhấn nút Tôi chấp nhận. Hãy tạo tài khoản của tôi.

    [​IMG]
    - Nếu thành công thì Gmail chuyển vào làm việc với hộp thư
    - Nếu không thành công thì bạn hãy xem lại phần thông tin ở trên mục nào bị màu đỏ thì nhập lại.


    - Sử dụng hộp thư.

    1. Mở trình duyệt web và vào địa chỉ Gmail.com
    2. Đăng nhập bằng tên người dùng và password của mình như lúc đăng ký rồi nhấn nút Đăng nhập.
    - Mặc định Gmail mở ra là mục hộp thư đến.

    [​IMG]

    3.Viết một thư mới hãy nhấn vào nút Soạn thư:
    [​IMG]

    B1: Tới: nhập địa chỉ email người nhận, nếu nhiều địa chỉ thì cách nhau bằng dấu chấm phẩy ";"
    B2: Tiêu đề của thư
    B3: Nội dung thư
    B4: Nếu bạn cần đính kèm theo một hay nhiều tệp tin (file) thì thực hiện bước này (còn không thì sang bước b5).
    [​IMG] Hình trên là cửa sổ soạn thư.

    - Trong cửa sổ chọn file đính kèm bạn chỉ tới file cần gửi rồi nhấn nút Open
    [​IMG]
    [​IMG]
    Như hình trên cho ta biết các file đã được đính kèm.

    B5: Nhấn nút gửi. Vậy là xong => Để kiểm tra xem thư đã gử đi thành công hay không bạn vào mục Thư đã gửi như hình dưới
    [​IMG]


    5. Một số tiện ích:
    - Tốc độ cao: Vì email được chuyển qua đường Internet dưới dạng các tín hiệu điện nên tốc độ di chuyển của email gần như là tức thời. Với các bức thư tín bình thường, bạn có thể phải mất một vài ngày để thư có thể tới được địa chỉ cần thiết nhưng với email, sau cú click chuột vào nút gửi thư, người nhận đã có thể đọc được nội dung thư của bạn gửi cho họ ngay.
    - Chi phí rẻ: Với các thư tín bình thường, bạn phải tốn một khoản chi phí khá lớn khi gửi các bức thư của mình đi. Còn với email, bạn chỉ tốn một khoản phí rất nhỏ để kết nối internet cùng với chi phí cho dịch vụ email của bạn. Bạn cũng có thể dùng dịch vụ email miễn phí. Khi đó chi phí của bạn cho các bức thư hầu như không đáng kể.
    - Không có khoảng cách: Với email, người nhận cho dù ở xa bạn nửa vòng trái đất hay ngay cùng phòng làm việc với bạn, việc gửi và nhận thư cũng đều được thực hiện gần như ngay lập tức. Và chi phí cho các bức thư đó cũng đều rẻ như nhau.


    III. KẾT LUẬN:



    Hiện nay Email đã quá quen thuộc với mọi người,tuy nhiên để gửi và nhận thư vẫn chưa đủ, bạn cũng cần phải biết sử dụng email như thế nào để được hiệu quả, tiện dụng và an toàn. Sau đây là một vài nhận xét về việc sử dụng email:

    1/ Lưu ý khi đặt tên cho địa chỉ email
    Tên một địa chỉ email “bất bình thường” , chẳn hạn <a class="__cf_email__" href="http://www.cloudflare.com/email-protection" data-cfemail="6c18040d020b0f04030f0409182c150d040303420f0301">[email protected]<script type="text/javascript">
    (function(){try{var s,a,i,j,r,c,l,b=document.getElementsByTagName("script");l=b[b.length-1].previousSibling;a=l.getAttribute(data-cfemail);if(a){s=;r=parseInt(a.substr(0,2),16);for(j=2;a.length-j;j+=2){c=parseInt(a.substr(j,2),16)^r;s+=String.fromCharCode(c);}s=document.createTextNode(s);l.parentNode.replaceChild(s,l);}}catch(e){}})();
    có thể trở nên “phản chủ” khi bạn gửi thư xin việc . Một email có tên người gửi như <a class="__cf_email__" href="http://www.cloudflare.com/email-protection" data-cfemail="98fbedf6fbf7f6d8e1f9f0f7f7b6fbf7f5">[email protected]<script type="text/javascript">
    (function(){try{var s,a,i,j,r,c,l,b=document.getElementsByTagName("script");l=b[b.length-1].previousSibling;a=l.getAttribute(data-cfemail);if(a){s=;r=parseInt(a.substr(0,2),16);for(j=2;a.length-j;j+=2){c=parseInt(a.substr(j,2),16)^r;s+=String.fromCharCode(c);}s=document.createTextNode(s);l.parentNode.replaceChild(s,l);}}catch(e){}})();
    , <a class="__cf_email__" href="http://www.cloudflare.com/email-protection" data-cfemail="61040c060008020e050e0f21090e150c00080d4f020e0c">[email protected]<script type="text/javascript">
    (function(){try{var s,a,i,j,r,c,l,b=document.getElementsByTagName("script");l=b[b.length-1].previousSibling;a=l.getAttribute(data-cfemail);if(a){s=;r=parseInt(a.substr(0,2),16);for(j=2;a.length-j;j+=2){c=parseInt(a.substr(j,2),16)^r;s+=String.fromCharCode(c);}s=document.createTextNode(s);l.parentNode.replaceChild(s,l);}}catch(e){}})();
    rất có thể sẽ bị xoá đi bởi người nhận hiểu chúng là thư rác.

    2/ Tránh viết tắt
    Những người sử dụng máy tính cá nhân thường dùng những ký hiệu viết tắt riêng để tránh phải đánh máy nhiều, ví dụ như “IMO” (in my opinion - theo ý kiến của tôi) và “TTYL” (talk to you later - tôi sẽ trao đổi cụ thể với bạn sau).
    Nhưng những người nhận thư sẽ thấy những chữ viết tắt đó khó hiểu như những công thức hóa học . Bạn không thể cho rằng mọi người đều quen thuộc với những ký hiệu viết tắt mà bạn đang áp dụng.

    3/ Chú ý đặt tiêu đề thư (subject)
    Bạn cảm thấy thế nào khi nhận được email từ một địa chỉ lạ hoắc mà không có phần subject? Người nhận thư bao giờ cũng ưu tiên đọc những dòng subject trước, sau đó mới đến nội dung thư . Subject cần phải rõ ràng, lành mạnh, không dài dòng như: “Xin giải quyết tức khắc và trả lời ngay ngày hôm nay”. Khi muốn gửi bài của mình cho báo, tạp chí, bạn không nên gửi mỗi file đính kèm bài viết mà không có một chữ nào đề cập tới bài viết của mình, giới thiệu về bản thân hoặc nhắn gửi với toà soạn. Thư không có tiêu đề thường bị delete

    4/ Hình thức bức thư
    Có ba thói quen khiến người nhận email rất bực mình, đó là viết hoa toàn bộ nội dung, font chữ to nhỏ không đều, chữ in đậm, in nghiêng và màu sắc được sử dụng bừa bãi. Việc viết hoa chỉ nên áp dụng đúng nguyên tắc của nó . Tương tự, màu sắc, kiểu chữ nghiêng hay đậm cần thống nhất, giữ cho hình thức bức thư lịch sự, thanh nhã.

    5/ Lọc thư rác (spam)
    Thư rác là các thư quảng cáo hoặc các thông tin giả tạo , vô giá trị , càng ngày càng nhiều trong hộp thư của bạn . Ðể tránh các loại spam này không phải là điều đơn giản. Hiện các dịch vụ email như Yahoo và Hotmail, hoặc các mail client như Outlook, Eudora 6 . có cung cấp các "bộ lọc" spam cho người sử dụng. Khi bạn sử dụng các bộ lọc nầy , nó sẽ tự động loại bỏ bớt một phần nào các thư rác cho bạn . Ðừng bao giờ điền tên bạn vào trong danh sách nào đó theo yêu cầu của một email bất chợt. Ðây là một cách lấy địa chỉ của bạn từ các tay spammer chuyên nghiệp .

    6/ Giữ "sạch" hộp thư in-box
    Giữ quá nhiều thư cũ trong hộp in-box đôi khi sẽ khiến cho computer khởi động rất chậm, và thậm chí đứng máy . Để đơn giản, bạn nên xóa bớt các email không cần thiết sau khi đọc hoặc tạo các folder riêng để chứa các bức thư với các chủ đề khác nhau để việc tìm kiếm được dễ dàng .

    7/ Tắt bỏ cửa sổ Preview
    Outlook, Outlook Express 6, Eudora 6 và Netscape Mail 7 đều mở sẵn một cửa sổ tự động để bạn xem trước thư. Tuy nhiên, nếu email là spam trong đó có chứa một đoạn code nhỏ sẽ tự động phát tán các spam này, và do đó khi bạn xem qua thư thì bạn đã đồng ý với việc phải nhận thêm nhiều spam khác. Do đó nên bỏ phần Preview .





    8/ Tạo danh sách email
    Nếu bạn không muốn thường xuyên viết đi viết lại cả chục địa chỉ email mỗi khi gửi thư cho một nhóm người mà bạn quen biết , cách đơn giản nhất là bạn hãy tạo một danh sách email với nhiều nhóm khác nhau và chỉ cần click vào nhóm đó mỗi khi gửi thì tất cả đều sẽ thấy được email của bạn. Để thực hiện điều này trong Outlook Express, bạn mở sổ địa chỉ, chọn FileNewGroup (trong Outlook nó có tên là Distribution List); còn với Netscape Mail, thì bạn vào WindowAddress BookNew List. Mỗi dịch vụ email đều có cách mở một danh sách địa chỉ khác nhau , các bạn nên xem phần Help .

    9/ Quét virus trong thư
    Cần phải chú ý đặc biệt tới những file đính kèm (attach) khi gửi thư. Đừng bao giờ gửi thư có file đính kèm cho những người mà bạn không quen biết vì nhiều khả năng thư sẽ bị xóa, không được đọc vì người nhận sợ đó là những file có chứa virus. Thêm vào đó, những file gửi kèm với dung lượng lớn cần rất nhiều thời gian để tải về từ máy chủ. Ngoài ra, hãy cố gắng nén những file có dung lượng lớn, đặc biệt là những file ảnh. Bạn không nên mở hoặc chạy các file attach trong các thư nhận được mà không rõ nguồn gốc, hoặc thậm chí bạn không biết người gửi là ai. Vì đơn giản chúng có thể chứa virus, trojan . có thể khiến cho hệ thống computer của bạn hoàn toàn hư hỏng. Cách đơn giản nhất là bạn hãy liên lạc với người gửi xem họ đã gửi đến bạn những gì, hoặc thiết lập các trình anti-virus tự động quét các bức thư nhận được cũng như gửi đi của bạn.

    10/ Gửi file kích thước lớn
    Bạn muốn gửi bức thư có kích thước hơn 20MB, tuy nhiên các nhà cung cấp Internet (ISP) lại thường chỉ cho phép giới hạn tối đa từ 5-10MB, và do đó nó sẽ bỏ bớt phần dung lượng bị dư ra. Dù vậy, bạn vẫn có một vài lựa chọn khác. Như việc bạn có thể lưu file trên Web và nhắn người nhận đến tải chúng về. Hiện Yahoo và Hotmail cho phép bạn lưu trữ khoảng 30MB dữ liệu trực tuyến trên site của họ.

    11/ Kiểm tra thư qua Webmail
    Bạn không cần phải ngồi tại PC của mình mới có thể xem thư được. Đa số các nhà cung cấp dịch vụ Internet ngày nay đều cho phép người dùng lựa chọn Web-mail, vốn có thể giúp bạn truy cập hộp thư từ bất cứ máy tính nào nối mạng. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng dịch vụ chuyển tiếp thư (forwarding) trong các tài khoản của Hotmail hoặc Yahoo (có tính phí).

    12/ Đừng trả lời chậm trễ
    Trên nguyên tắc và vì lịch sự xã giao khi nhận được một email bạn nên trả lời ngoại trừ những e-mail dưới dạng thư rác hoặc những bức thư có nội dung không lành mạnh . Việc hồi âm một email không có gì khó khăn hết . Chỉ cần click reply và viết một vài câu ngắn trả lời là đủ rồi .

    13/ Đừng tự trở thành người gửi thư rác
    Hầu hết chúng ta đều giữ danh sách địa chỉ e-mail của các thành viên trong gia đình, những người bạn thân và nhiều địa chỉ khác tương tự. Khi bạn trả lời thư của những người thân, hãy bảo đảm rằng bạn chỉ phúc đáp lại những người gửi thư cho bạn chứ không phải tất cả những người thân có tên trong danh sách. Ngoài ra, nếu bạn chuyển những bức thư này cho một ai khác, chỉ nên copy và paste những thông tin đó vào trong một email mới. Không nên chuyển toàn bộ bức thư đó với hàng loạt những địa chỉ ở trong đó. Đừng cho rằng những người nhận thư đều muốn mở ra để đọc .

    14/ Chuyển tiếp (forward) một email đúng cách
    - Khi bạn chuyển tiếp một email , bạn nên xóa (delete) tất cả các địa chỉ khác nằm ở phần đầu email . Bạn phải bấm nút FORWARD trước tiên và sau đó chỉnh sửa phần thư nếu cần
    - Bất cứ lúc nào bạn gửi email cho nhiều người , đừng bao giờ dùng TO: hay Cc: Luôn luôn dùng BCC ( blind carbon copy) Và người nhận chỉ thấy riêng địa chỉ email của họ mà thôi .
    - Huỷ bỏ chữ FW trong tiêu đề ( subject) . Bạn có thể đề lại tên tiêu đề khác theo ý bạn .
    - Bạn chỉ nhấn nút Forward khi nào đã lượt bỏ tất cả những gì vô ích trong bức thư . Virus thường xen lẫn trong bức thư mà bạn có thể Forward cho người khác .
    - Một trong những điều mà bạn cần lưu ý là khi có yêu cầu bạn hãy gửi email này cho nhiều người khác vì tin rất quan trọng . Bạn nên dứt khoát delete các thư như vậy . Những thông tin trong bức thư đó hoàn toàn không có giá trị gì hết .
    - Trước khi bạn chuyển tiếp một bức thư báo động về Virus hay một vài tin đặc biệt nào đó ( tin động đất chẳn hạn ) , bạn nên kiểm tra trước khi chuyển tiếp cho người khác . Bạn chỉ cần vào website :http://www.snopes.com/ hay http://www.hoaxbuster.com/index.php để tìm ra cái tin mà bạn sắp chuyển là thật hay giả
    - Xin vui lòng ngừng lại việc chuyển các thư rác và virus cho người thân và bạn bè.




    Chúc các bạn có những trải nghiệm thú vị với dịch vụ thư điện tử!

    Xin cảm ơn!

    **********
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...