Đồ Án Tìm hiểu về công nghệ Agent (Tác tử-Công nghệ phần mềm hướng tác tử )

Thảo luận trong 'Điện - Điện Tử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU​ Ngay từ đầu những năm 80, tác tử và hệ đa tác tử (Agent và MultiAgent System) đã được biết đến với hàng loạt công trình nghiên cứu như là một hướng nghiên cứu mới. Tuy nhiên, chỉ bắt đầu từ khoảng giữa thập niên 90, tác tử và hệ đa tác tử mới được thừa nhận rộng rãi và ngay lập tức đã thu hút sự quan tâm ngày càng lớn của giới nghiên cứu cũng như giới công nghiệp trong lĩnh vực Công Nghệ Thông Tin.
    Sự phát triển của kỹ thuật tính toán trong vài thập kỷ cuối đã dẫn tới những thay đổi tích cực trong các lĩnh vực sử dụng thông tin đồng thời dẫn đến sự ra đời của nhiều công nghệ và lĩnh vực nghiên cứu mới. Một mặt các hệ thống máy tính ngày càng tiên tiến cho phép xử lý thông tin nhanh hơn, đa dạng hơn đã tác động tích cực đến đời sống, văn hóa, kinh tế. Mặt khác bản thân sự phát triển và phổ cập máy tính đặt ra những yêu cầu mới về mặt công nghệ, về cách thức xây dựng, ứng dụng và nghiên cứu các hệ thống thông tin. Các hệ thống máy tính hiện đại có một số đặc điểm sau:

    Việc sử dụng máy tính và thiết bị tính toán ngày càng phổ dụng. Do giá thành liên tục hạ, các hệ thống xử lý thông tin ngày càng được sử dụng nhiều trong các ứng dụng, trong các thiết bị trước đây không thể sử dụng thiết bị tính toán vì lý do kinh tế.
    Máy tính ngày nay không còn là các hệ thống hoạt động riêng lẻ. Ngày càng nhiều máy tính được nối mạng cho phép liên kết, trao đổi, chia sẻ thông tin và công việc tính toán với nhau. Hệ thống thông tin dần dần có dạng các hệ thống làm việc phân tán và song song. Việc tính toán và xử lý thông tin khi đó có thể xem xét như quá trình tương tác (giữa các hệ thống tính toán). Xu hứng kết nối và xử lý phân tán được coi là đặc điểm quan trọng nhất của máy tính hiện đại.

    Số lượng ứng dụng đa dạng với độ phức tạp không ngừng tăng. Máy tính ngày càng đảm nhiệm công việc phức tạp hơn, không gần với khái niệm tính toán truyền thống. Đây là những công việc trước đây vốn chỉ có con người có khả năng thực hiện. Nói cách khác, máy tính ngày càng trở nên “thông minh” hơn, “trí tuệ” hơn.
    Máy tính ngày càng có thêm tính tự chủ. Để tăng năng xuất, hiệu quả, giải phóng con người khỏi nhiều công việc truyền thống, chúng ta có xu hướng trao cho máy tính nhiều quyền hơn trong hành động và ra quyết định, đồng thời giảm bớt sự can thiệp trực tiếp của con người vào hoạt động của máy tính. Nhiều hệ thống tính toán và điều khiển có khả năng tự động hóa cao, ra quyết định độc lập làm tăng tính hiệu quả, ổn định và độ an toàn.
    Các hệ thống tính toán hiện đại ngày càng có tính chất hướng người dùng. Ở các thế hệ máy tính đầu tiên, số người có thể sử dụng máy tính rất hạn chế. Họ đều là chuyên gia về máy tính hoặc lập trình viên chuyên nghiệp, được trang bị kiến trúc đặc biệt đểt làm việc với máy tính. Ngược lại, yêu cầu với máy tính ngày nay là phục vụ người dùng càng tốt, thể hiện ở một loạt yêu cầu như giao diện thân thiện và trực giác, khả năng thich nghi với yêu cầu người dùng, cho phép cung cấp thông tin có tính cá nhân hóa với từng đối tượng sử dụng.

    Để xây dựng các hệ thống tính toán thỏa mãn các đặc điểm và yêu cầu nói trên một số hướng nghiên cứu và ứng dụng mới của máy tính đã ra đời, trong đó có tác tử và hệ đa tác tử đang trở thành công nghệ của tương lai để giải quyết các vấn đề nêu trên. Vì vậy em quyết định chọn đề tài:”Tìm hiểu về công nghệ Agent” để có cái nhìn tổng quan về công nghệ tác tử, giúp người đọc hiểu qua phần nào về công nghệ Agent- công nghệ đang dần mang tính ứng dụng trong tương lai. Do thời gian có hạn và đây là một công nghệ mới nên đề tài của em không tránh khỏi những sai sót trong khi thực hiện.

    Em xin chân thành cảm ơn Giáo viên hướng dẫn Nguyễn Trung Tuấn cùng toàn thể các giảng viên trong Bộ môn Công nghệ Thông Tin, các cán bộ công nhân viên trong công ty VDC1 đã giúp đỡ em trong quá trình thực tập để em có thể hoàn thành báo cáo tốt nghiệp này.







    MỤC LỤCMỞ ĐẦU 4
    CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP .6
    1.1 Lịch sử thành lập và phát triển của công ty qua các giai đoạn 6
    1.2 Tổ chức bộ máy quản lý của công ty .7
    1.3 Các sản phẩm - Dịch vụ chính của Công ty Điện toán và truyền số liệu 9
    1.4 Định hướng phát triển 9

    CHƯƠNG 2 CÔNG NGHỆ TÁC TỬ .12
    2.1 Khái niệm về tác tử 12
    2.2 Các đặc điểm của tác tử .13
    2.3 Các thành phần cơ bản của tác tử 14
    2.3.1 Kiến trúc của đơn tác tử 14
    2.3.2 Cảm nhận và tác động .15
    2.3.2.1 Cảm nhận 15
    2.3.2.2 Tác động .17
    2.3.3 Cơ chế ra quyết định .17
    2.3.3.1 Mô hình chung 17
    2.3.3.2 Tác tử phản xạ 18
    2.3.3.3 Tác tử có trạng thái .19
    2.3.3.4 Tác tử hành động có mục đích 21
    2.3.3.5 Tác tử với cơ chế suy diễn logic . 23
    2.3.4 Hệ đa tác tử-Phối hợp trong hệ đa tác tử .26
    2.3.4.1 Phối hợp và tầm quan trọng đối với hệ đa tác tử 26
    2.3.4.2 Chia sẻ công việc 29
    2.3.4.3 Chia sẻ kết quả 31
    2.3.4.4 Phối hợp nhờ cấu trúc .32
    2.3.4.5 Phối hợp nhờ quy tắc và luật 33
    2.3.4.5.1 Hình thành quy tắc và luật lệ .33
    2.3.4.5.2 Quy tắc dựng sẵn .35
    2.3.4.6 Phối hợp thông qua ý định chung .36
    2.3.4.7 Phối hợp nhờ lập kế hoạch .39
    2.5 Các lĩnh vực ứng dụng .40
    2.5.1 Ứng dụng trong quản lý sản xuất 40
    2.5.2 Tác tử quản lý quá trình và luồng công việc(workflow) .40
    2.5.3 Tác tử thu thập và quản lý thông tin .41
    2.5.4 Tác tử phục vụ thương mại điện tử 41
    2.6 Ưu nhược điểm của tác tử và công nghệ tác tử .42

    CHƯƠNG 3 CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM HƯỚNG TÁC TỬ .45
    3.1 Tiếp cận hướng tác tử cho công nghệ phần mềm 45
    3.2 Phần mềm hướng tác tử là gì? .47
    3.3 Tiếp cận hướng tác tử cho các hệ thống phần mềm 50
    3.3.1 Các phân rã hướng tác tử 50
    3.3.2 Các trừu tượng hoá hướng tác tử cho các hệ thống phần mềm phức tạp 52
    3.3.3 Sự thay đổi các cấu trúc trong tổ chức tạo quản lý mềm dẻo .53
    3.4 Vòng đời phần mềm hướng tác tử .54
    3.4.1 Đặc tả (Specification) 54
    3.4.2 Thực hiện (Implementation) .56
    3.4.2.1 Làm mịn (Refinement) .57
    3.4.2.2 Việc thực hiện trực tiếp các đặc tả tác tử 57
    3.4.2.3 Việc biên dịch các đặc tả tác tử 59
    3.4.2.4 Sự xác minh 61
    3.4.3 Các hướng tiếp cận tiêu đề (axiomatic) 61
    3.4.3.1 Sự tiên đề hoá hai ngôn ngữ đa tác tử 62
    3.4.3.2 Các hướng tiếp cận ngữ nghĩa: kiểm tra mô hình 62
    3.5 Phương pháp luận hướng tác tử .64
    3.5.1 Phương pháp Prometheus .64
    3.5.2 Phương pháp Tropos .65
    3.5.3 Phương pháp Gaia .66
    3.6 Một số ví dụ về ứng dụng công nghệ tác tử . .68
    Kết luận và đánh giá 74
    Tài liệu tham khảo .75
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...