Tiểu Luận Tìm hiểu về chùa Tăng Quang – ngôi chùa Phật Giáo Nam Tông đầu tiên ở Huế

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI: Tìm hiểu về chùa Tăng Quang – ngôi chùa Phật Giáo Nam Tông đầu tiên ở Huế

    LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
    1. Lý do chọn đề tài.
    Phật giáo- Một trong những tôn giáo lớn trên thế giới được truyền vào Việt Nam từ rất sớm. Từ đầu công nguyên Phật giáo đã được truyền trực tiếp vào Việt Nam. Phật giáo Giao Châu lúc này mang màu sắc Tiểu Thừa( còn gọi là Phật Giáo Nam Tông hay Phật Giáo Nguyên Thuỷ), từ Budha tiếng Phạn đã được phiên âm sang Tiếng Việt thành Bụt và trong con mắt của người Việt Nam nông nghiệp, Bụt như một vị thần luôn có mặt ở khắp nơi, sẵn sàng cứu giúp người tốt và trừng trị kẻ xấu. Sau này sang thế kỷ IV- V, có thêm luồng Phật giáo Đại Thừa(còn gọi là Phật giáo Bắc Tông) từ Trung Hoa tràn vào, chẳng mấy chốc nó đã lấn át và thay thế luồng Nam Tông có trước đó. Từ đây Phật giáo Đại Thừa phát triển mạnh mẽ qua các thời kỳ cùng với sự hưng vong của các triều đại phong kiến và được xem là Phật giáo truyền thống.
    Mãi đến giữa thế kỷ XX Phật giáo Nam Tông mới lại được hình thành với công khai sáng của các Ngài Hoà Thượng Thiện Luật, Hoà Thượng Hộ Tông và Hoà Thương Huệ Nghiêm.
    Riêng ở Huế - một trung tâm phật giáo lớn ở Miền Trung (Việt Nam), từ lâu chỉ có Phật giáo Đại Thừa Bắc Tông truyền thống, đến năm 1954, Phật giáo Nam Tông ở Huế bắt đầu bằng việc thành lập chùa Tăng Quang do Hoà Thượng Hộ Tông và Hoà Thượng Giới Nghiêm chủ trương. Chùa Tăng Quang là ngôi chùa thuộc hệ Phật giáo Nam Tông đầu tiên ở Huế, thành lập năm 1954, xong đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu về chùa, có chăng chỉ là những bài viết ngắn gọn của các vị Hoà Thượng để giới thiệu sơ qua về ngôi chùa này. Trong quá trình phát triển, chùa Tăng Quang có nhiều đóng góp đối với nền văn hoá xã hội nói chung và Giáo Hội Phật Giáo nói riêng. Tuy nhiên còn rất nhiều vấn đề, thông tin về chùa từ xưa đến nay vẫn là một câu hỏi lớn. Vì vậy, trong chuyến đi thực tế này, chúng tôi quyết định chọn đề tài : “Tìm hiểu về chùa Tăng Quang – ngôi chùa Phật Giáo Nam Tông đầu tiên ở Huế”.
    2. lịch sử nghiên cứu vấn đề.
    Tăng Quang Tự thành lập năm 1954 ở Huế. Thời kỳ này, Phật Giáo Nam Tông còn rất xa lạ với đông đảo quần chúng và giới tăng ni từ trước tới nay chỉ tu theo Phật Giáo Bắc Tông truyền thống, khi mới ra đời ảnh hưởng của chùa Tăng Quang trong xã hội và các địa phương rất khiêm tốn, vì thế, hầu như không có công trình nào nghiên cứu đầy đủ về ngôi chùa này. Từ năm 1975 đến nay, nhiều tác giả nghiên cứu về chùa ở Huế trong đó có chùa Tăng Quang như :
    Hà Xuân Liêm ( 2000 ), Những ngôi chùa Huế, NXB Thuận Hoá, Huế.
    Thích Hải Ân và Hà Xuân Liêm (2001 ), lịch sử Phật Giáo xứ Huế, NXB TPHCM.
    Nguyễn Tối Thiện (1990 ) lịch sử truyền bá Phật Giáo Nguyên Thuỷ.
    Nguyễn Văn Sáu, lịch sử Phật Giáo Nam Tông Việt Nam, ấn hành 1987.
    Hoà Thượng Giới Nghiêm với tác phẩm Phật giáo Nguyên Thuỷ du nhập Việt Nam.
    Các công trình nghiên cứu trên đã có sự kế thừa của các công trình nghiên cứu trước đó. Đồng thời mỗi công trình đều có nét riêng, có những phát hiện mới về Tăng Quang Tự.
    Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu chuyên sâu về chùa Tăng Quang. Vì vậy, cần có một công trình chuyên biệt nghiên cứu về ngôi chùa này nhằm hiểu rõ hơn về Phật Giáo Nam Tông ở Huế. Để từ đó chúng ta có ý thức về việc bảo tồn và phát triển chùa trong tương lai.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
    Đối tượng của bài báo cáo này là Tăng Quang Tự, từ khi thành lập 1954 đến nay.
    4. Nguồn Tư liệu.
    Nguồn tư liệu chứa đầy nhiều thông tin đặc biệt quan trọng là : lịch sử truyền bá Phật Giáo Nguyên Thuỷ của tác giả Nguyễn Tối Thiện, xuất bản năm 1990 và Lịch sử Phật Giáo Nam Tông của Nguyễn Văn Sáu, 1987.
    Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng các nguồn tư liệu từ sách vở, mạng Internet, các bài viết trên tạp chí của các tăng ni như Tỳ Kheo Thiện Minh, các công văn của giáo hội Tăng Già Nguyên Thuỷ Việt Nam có liên quan đến đề tài này.
    5. Phương pháp nghiên cứu.
    Để thực hiện đề tài này chúng tôi đã sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu : điền dã, khảo sát thực tế, sưu tầm, tra cứu, tập hợp tài liệu có liên quan, phân tích, so sánh, đối chứng, kết hợp với việc sử dụng phương pháp lôgic, phương pháp lịch sử nhằm hoàn thành tốt bài báo cáo.
    6. Đóng góp của bài báo cáo.
    Trong khoảng thời gian tương đối ngắn, với điều kiện và khả năng tiếp cận, tìm hiểu vấn đề còn nhiều hạn chế, được sự giúp giúp đỡ động viên của thầy giáo và các Hoà Thượng ở chùa Tăng Quang, cùng với sự say mê trách nhiệm trong quá trình thực hiện về cơ bản bài báo cáo đã đáp ứng được yêu cầu của đề tài. Bài báo cáo này sẽ góp thêm một số mặt sau:
    - Tập hợp, sưu tầm các nguồn tài liệu, khảo sát thực tế về chùa Tăng Quang để tiến hành xây dưng một thư mục tương đối đầy đủ phục vụ nghiên cứu đề tài và có thể cho một số công trình nghiên cứu sau này sử dụng.
    - Trình bày một cách cụ thể về lịch sử hình thành và phát triển của chùa cũng như kiến trúc và cách thờ tự của chùa Tăng Quang.
    - Đánh giá về những hoạt động và những đóng góp của chùa đối với đời sống văn hoá xã hội để từ đó các cơ quan chức năng cần có sự quan tâm hơn nữa đối với sự tồn tại và phát triển của Tăng Quang Tự.
    7. Bố cục của bài báo cáo.
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, thư mục, tài liệu tham khảo, nội dung chính của bài báo cáo được bố cục như sau:
    a. lịch sử Phật Giáo Nam Tông cố đô Huế
    b. lịch sử và kiến trúc của chùa Tăng Quang.
    c. Những đóng góp của chùa Tăng Quang trong đời sống văn hoá xã hội.
    Với tinh thần trách nhiệm cùng nhiều nỗ lực trong quá trình thực hiện đề tài nhưng bản thân chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác nghiên cứu khoa học nên bài báo cáo này khó tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Chúng tôi rất mong nhận được sự thông cảm, góp ý của thầy cô và bạn bè
    Luận văn chia làm 3 chương
    LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
    NỘI DUNG
    1.Lịch sử Phật giáo Nam Tông cố đô Huế.
    2. Lịch sử hình thành và kiến trúc chùa Tăng Quang.
    3. Đóng góp của chùa Tăng Quang đối với đời sống văn hoá – xã hội
    KẾT LUẬN
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Minh Đức Triều Tâm Ảnh, Phật học tinh yếu, NXB Phương Đông.
    2. Thích Hải Ân – Hà Xuân Liêm(2001), Lịch sử Phật Giáo xứ Huế, NXB TPHCM.
    3. Hà Xuân Liêm( 2006 ), Những ngôi chùa Huế, NXB Thuận Háo, Huế.
    4. Nguyễn Tài Thư( 1988 ), Lịch sử Phật Giáo Việt Nam, Khoa học xã hội.
    5. Nguyễn Tối Thiện, Lịch sử truyền bá Phật Giáo Nguyên Thuỷ, Xuất bản năm 1990.
    6. Nguyễn Văn Sáu, Lịch sử Phật Giáo Nam Tông Việt Nam, ấn hành 1987.
    7. Tỳ Kheo Thiện Minh, Phật Giáo Nam Tông cố đô Huế, Nguyệt san giác ngộ, tháng 9/2002.
    8. Tỳ Kheo Thiện Minh, Vài nét về sự phát triển của Phật giáo Nguyên Thuỷ tại Việt Nam, Nguyệt san giác ngộ, số 88, tháng 7/2003.
    9. Huyền Không văn bút, đặc san của Tăng ni sinh, số ra ngày 22-5-2002.
    10. Trần Ngọc Thêm, Cơ sở văn hoá Việt Nam (1999), NXB Giáo Dục tái bản lần 2.
    Luận văn chia làm 3 chương, dài 30 trang
     
Đang tải...