Tiểu Luận Tìm hiểu về cấu trúc, tính chất, chức năng và ứng dụng của lecithin

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tiểu luận nhóm năm 2012
    Đề tài: TÌM HIỂU VỀ CẤU TRÚC, TÍNH CHẤT, CHỨC NĂNG VÀ ỨNG DỤNG CỦA LECITHIN
    Định dạng file word


    Mục lục

    CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VỀ LECITHIN 3
    CHƯƠNG 2 CẤU TRÚC, TÍNH CHẤT, CHỨC NĂNG VÀ PHƯƠNG THỨC THU NHẬN CỦA LECITHIN 3
    2.1 Cấu tạo, cấu tạo của Lecithin . 3
    2.2 Tính chất của các loại lecithin thương mại thường gặp 4
    2.2.1 Tính chất vật lý chung 4
    2.2.2 Tính chất hóa học chung . 4
    2.2.3 Lecithin trong đậu tương . 5
    2.2.4 Tính chật của Lecithin trong các thực vật khác . 7
    2.3 Chức năng của lecithin . 6
    2.4 Nguồn thu nhận và phương pháp thu nhận lecithin 6
    2.4.1 Từ lòng đỏ trứng . 9
    2.4.2 Từ đậu tương . 10
    2.4.3 Từ não bò . 13
    CHƯƠNG 3 ỨNG DỤNG CỦA LECITHIN 14
    3.1 Trong ngành công ngiệp thực phẩm . 14
    3.2 Trong các ngành khác 14
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 16


    CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ LECITHIN
    Trong các ester của acid phosphoric, lecithin là hợp chất có nguồn nguyên liệu phổ biến hơn cả trong thiên nhiên và nhiều nghiên cứu đã chỉ ra những tác dụng tích cực của lecithin lên cơ thể con người. Lecithin là tên thông thường để chỉ chất hoạt động về mặt và chất nhũ hóa tối ưu tự nhiên. Kể từ khi nó được thương mại hóa cách đây 70 năm, nó đã có một ảnh hưởng to lớn trong công nghiệp thực phẩm. Từ những cơ sở đó, việc tổng hợp lecithin nhận được sự quan tâm và đầu tư của các trung tâm nghiên cứu khoa học trên toàn thế giới. Trong bài tiểu luận này, nhóm 22 xin được trình bày một cách tổng quát nhất về cấu trúc tính chất chức năng và ứng dụng của lecithin.
    CHƯƠNG 2: CẤU TRÚC, TÍNH CHẤT, CHỨC NĂNG VÀ PHƯƠNG THỨC THU NHẬN CỦA LECITHIN
    2.1 Cấu tạo, cấu trúc
    Năm 1846, Gobley đã chiết thành công Lecithin từ lòng đỏ trứng, sử dụng dung môi ether và cồn. Tên Lecithin được đặt theo tên “lekithos” – trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là “lòng đỏ trứng”.
    Không lâu sau, Liebreich dùng nước sôi và acid, tách lecithin ra làm 3 phần, đó là acid glycerophosphoric, acid stearic và phần còn lại chưa rõ công thức. Streker sau đó khám phá ra rằng, phần thứ ba còn lại là chính là sản phẩm mà ông đã chiết tách được từ mật, có tên là choline.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...