Tiểu Luận Tìm hiểu về các phương thức xuất khẩu của VN. Đề ra giải pháp

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đây là bài tiểu luận xuất sắc của lớp mình môn Kinh tế và phân tích hoạt động ngoại thương HK 2010 đã được cô Võ Thanh Thu - giảng viên ĐHKT TPHCM chấm
    Nhóm đề tài 3: Phương thức xuất khẩu
    Chúc bạn thu được những kiến thức bổ ích.

    KHÁI QUÁT
    MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC XUẤT KHẨU HIỆN CÓ

    PHƯƠNG THỨCXUẤT KHẨUĐẶC ĐIỂMƯU ĐIỂMHẠN CHẾĐIỀU KIỆNÁP DỤNG2.1.XUẤT KHẨU TẠI CHỔ
    KN: Đâylà hình thức hàng hóa sản xuất tại Việt Nam bán cho thương nhân nước ngoài nhưng giao hàng cho doanh nghiệp khác tại Việt Nam theo chỉ định của thương nhân nước ngoài.
    - Hợp đồng ký kết phải là hợp đồng ngoại thương,
    - Nơi giao, nhận: Trong hợp đồng phải có điêu khoản quy định giao, nhận hàng tại Việt Nam và ghi rõ tên, địa chỉ của doanh nghiệp nhập khẩu tại chỗ.
    - Phương thức thanh toán: trong hợp đồng phái có điều khoản quy định thanh toán bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi qua ngân hàng.
    - Đối tượng: là hàng hóa bán cho thương nhân nước ngoài, nhưng theo chỉ định của thương nhân nước ngoài được giao cho DN khác tại Việt Nam.
    - Các doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ các thủ tục hải quan về xuất khẩu tại chỗ.
    - Định kỳ hàng quý, doanh nghiệp xuất khẩu tại chỗ phải báo cáo cơ quan Thuế sở tại và cơ quan Hải quan nơi làm thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ về tình hình, số liệu hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ
    - Về thuế GTGT: hàng hóa xuất khẩu tại chỗ có thuế GTGT là 0%.
    - Về thuế xuất khẩu: nộp theo quy định của Luật thuế xuất khẩu và biểu thuế xuất khẩu hiện hành.
    - Giúp tiết kiệm được một phần chi phí như cước vận chuyển, bảo hiểm hàng hóa khi đi đường xa.
    - Tăng kim ngạch XK.
    - Giảm rủi ro kinh doanh xuất nhập khẩu
    - Thủ tục khá phức tạp.
    - Phù hợp với các doanh nghiệp chưa có nhiều kinh nghiệm về thị trường.
    - Áp dụng khi có yêu cầu của khách hàng nước ngoài.
    - Nên áp dụng nếu muốn giảm rủi ro trong kinh doanh.

    [​IMG]Sơ đồ các bước quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu nhập khẩu tại chỗNguồn: Quyết định số : 153/2002/QĐ/BTC của Bộ trưởng Bộ Tài Chính ban hành quy định về thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ và mẫu tờ khai hàng hoá xuất khẩu-nhập khẩu tại chỗ

    PHƯƠNG THỨCXUẤT KHẨUĐẶC ĐIỂMƯU ĐIỂMHẠN CHẾĐIỀU KIỆNÁP DỤNG2.2. GIA CÔNG HÀNG XUẤT KHẨU
    KN: Gia công xuất khẩu là một phương thức sản xuất hàng xuất khẩu. Trong đó người đặt gia công ở nước ngoài cung cấp: máy móc, thiết bị, nguyên phụ liệu hoặc bán thành phẩm theo mẫu và định mức cho trước. Người nhận gia công trong nước tổ chức quá trình sản xuất sản phẩm theo yêu cầu của khách. Toàn bộ sản phẩm làm ra người nhận gia công sẽ giao lại cho người đặt gia công để nhận tiền công.
    - Khi gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài để tiêu thụ ở nước ngoài thì hàng hóa thuộc diện cấm kinh doanh, cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu có thể được gia công nếu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
    - Có 3 hình thức gia công:
    + Nhận nguyên liệu, giao thành phẩm: bên đặt gia công giao nguyên liệu hoặc bán thành phẩm (không chịu thuế quan) cho bên nhận gia công để chế biến sản phẩm. Sau thời gian sản xuất sẽ thu hồi thành phẩm và trả phí gia công. Thực chất đây là hình thức “làm thuê” cho bên đặt gia công vì quyền sở hữu nguyên liệu vẫn thuộc về bên này. Đây là hình thức gia công xuất khẩu chủ yếu vì công nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu của Việt Nam chưa phát triển, chưa có chất lượng.
    + Mua đứt, bán đoạn dựa trên hợp đồng mua bán dài hạn với nước ngoài: bên đặt gia công bán đứt nguyên liệu hoặc bán thành phẩm cho bên nhận gia công. Sau thời gian sản xuất sẽ mua lại thành phẩm. Trường hợp này quyền sở hữu nguyên liệu chuyển từ bên đặt gia công sang bên nhận gia công, do đó phải chịu thuế quan dẫn đến giá trị thực tế sau khi nhập trở lại tăng thêm.Thực chất đây là hình thức bên đặt gia công giao nguyên liệu, giúp đỡ kỹ thuật cho bên nhận gia công và bao tiêu sản phẩm.
    + Kết hợp cả 2 hình thức trên: bên đặt gia công chỉ giao những nguyên vật liệu chính, còn bên nhận gia công cung cấp những nguyên vật liệu phụ.
    Lưu ý: còn có hình thức gia công chuyển tiếp là hình thức sản phẩm gia công của hợp đồng gia công xuất khẩu này được sử dụng làm nguyên liệu gia công cho hợp đồng gia công xuất khẩu khác tại Việt Nam (theo sự chỉ định của bên đặt gia công ở nước ngoài)

    - Đây là hình thức rất thích hợp cho các doanh nghiệp Việt Nam vì các doanh nghiệp này có vốn đầu tư hạn chế, chưa am hiểu về luật lệ và thị trường thế giới, chưa có thương hiệu, kiểu dáng công nghiệp nổi tiếng thông qua gia công xuất khẩu vẫn có thể thâm nhập vào thị trường thế giới ở một mức độ nhất định.
    - Thị trường tiêu thụ có sẵn, không phải bỏ chi phí cho hoạt động bán sản phẩm xuất khẩu.
    - Vốn đầu tư cho sản xuất ít.
    - Giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, thu ngoại tệ (có thể xem là hình thức xuất khẩu lao động tại chỗ).
    - Học hỏi và tích lũy kinh nghiệm sản xuất, tạo mẫu mã bao bì; kinh nghiệm làm thủ tục xuất khẩu; tích lũy vốn.
    - Rủi ro trong kinh doanh xuất khẩu ít vì đầu vào và đầu ra của quá trình kinh doanh đều do phía đặt gia công nước ngoài lo.


    - Tính bị động cao: vì toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp nhận gia công phụ thuộc vào đối tác nước ngoài (bên đặt gia công); phụ thuộc về thị trường, giá bán sản phẩm, giá đặt gia công, nguyên vật liệu, mẫu mã, nhãn hiệu sản phẩm .
    - Một số trường hợp bên phía nước ngoài lợi dụng hình thức gia công để bán máy móc mới hoặc đưa máy móc cũ, lạc hậu cho phiá Việt Nam, sau một thời gian không có thị trường đặt gia công nữa, máy móc mới phải “đắp chiếu” gây lãng phí, còn máy cũ thì gây ô nhiễm môi trường, ảnh hướng đến sức khỏe công nhân.
    - Năng lực kinh doanh kém làm cho nhiều doanh nghiệp bị bên phía đặt gia công lợi dụng quota phân bổ để đưa hàng vào thị trường ưu đãi hoặc đưa các nhãn hiệu hàng hóa chưa đăng ký hoặc nhãn hiệu giả vào Việt Nam.
    - Quản lý định mức gia công và thanh lý các hợp đồng gia công không tốt sẽ là chỗ hở để đưa hàng hóa trốn thuế vào Việt Nam, gây khó khăn cho sản xuất kinh doanh nội địa.
    - Tình hình cạnh tranh trong gia công ở khu vực và nội địa ngày càng gay gắt làm cho giá gia công ngày càng sụt giảm, hậu quả: hiệu quả kinh doanh gia công thấp, thu nhập của công nhân gia công ngày càng giảm sút.
    - Phù hợp với các doanh nghiệp chưa có nhiều kinh nghiệm về thị trường.
    - Các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn đầu tư ít, chưa có thương hiệu nổi tiếng.
    - Các doanh nghiệp lớn thực hiện gia công xuất khẩu để nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật của mình song song với tiến hành xuất khẩu tự doanh.
    .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...