Chuyên Đề Tìm hiểu về các ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Nam Đảo ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Ngôn Ngữ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Việt Nam là đất nước có một nền văn hóa đa dạng, phong phú và đậm đà bản sắc dân tộc”. Đó là sự nhận định của hầu hết các chuyên gia của UNESSCO nói riêng cũng như các bạn bè quốc tế nói chung khi đặt chân đến Việt Nam. Có sự nhận định như vậy là bởi Việt Nam là một đất nước có 54 dân tộc anh em cùng sinh sống trên một lãnh thổ, mỗi dân tộc có một sắc thái riêng từ trang phục, ăn, ở, quan hệ xã hội, các phong tục tập quán trong cưới xin, ma chay, thờ cúng, lễ tết, lịch, văn nghệ, vui chơi Cho nền văn hóa Việt Nam là sự thống nhất trong đa dạng. Ngoài văn hóa Việt – Mường mang tính tiêu biểu, còn có các nhóm văn hóa đặc sắc khác như Tà-Nùng, Thái, Chàm, Hoa-Ngài, Môn-Khmer, H’Mông-Dao, nhất là văn hóa các dân tộc Tây Nguyên giữ được những truyền thống khá phong phú và toàn diện của một xã hội thuần nông nghiệp gắn bó với rừng núi tự nhiên. Trong đó, nền văn hóa của các dân tộc thuộc nhóm Nam Đảo cũng có những nét rất riêng, đậm đà bản sắc và là một bộ phận không thể thiếu trong nền văn hóa Việt Nam đa dạng và phong phú.
    Trong nền văn hóa ấy, ngôn ngữ đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự hình thành và phát triển nền văn hóa của dân tộc, nghĩa là ngôn ngữ là một phương tiện trọng yếu nhất cùa con người. Ngôn ngữ các tộc người Nam Đảo cũng là một bộ phận cấu thành nên nền văn hóa của dân tộc Việt Nam. Trải qua quá trình tồn tại ấy, mỗi tộc người đã tạo ra một ngôn ngữ mang một bản sắc văn hóa riêng của dân tộc họ. Nhờ có ngôn ngữ mà con người có thể hiểu nhau trong quá trình sinh hoạt và lao động, mà người ta có thể diễn đạt và làm cho người khác hiểu được tư tưởng, tình cảm, trạng thái và nguyên vọng của mình.Có thể hiểu nhau con người có thể đồng tâm chinh phục thiên nhiên, chinh phục xã hội, làm cho xã hội ngày càng tiến lên.Trước hết, ngôn ngữ là một công cụ đấu tranh, sản xuất. Tuy ngôn ngữ không sản xuất ra của cải vật chất, nhưng nó thể hiện hoạt động sản xuất, có thể giúp người ta cùng hợp tác sản xuất, do đó thúc đẩy sản xuất ngày càng phát triển. Đặc biệt các dân tộc thuộc ngữ hệ Nam Đảo ở Việt Nam bao gồm 5 dân tộc: Gia Rai, Chăm, Ê Đê, Raglay, Churu. Những tộc người vốn được hình thành và phát triển lâu đời trên các địa bàn của núi rừng nam Trường Sơn - Tây nguyên và đồng bằng ven biển trung bộ. Trong quá trình sinh sống các dân tộc này có sự giao lưu rất rõ rệt về kinh tế - văn hóa - xã hội chính vì vậy các dân tộc này có sự tương đồng rất lớn về nhiều mặt, đặc điểm văn hóa. Tuy nhiên mỗi tộc người này lại có những nét đặc trưng rất riêng về ngôn ngữ của chính tộc người họ. Chính vì thế chúng tôi đã mạnh dạn tiến hành nghiên cứu về đề tài: “Tìm hiểu về các ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Nam Đảo ở Việt Nam”.
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    Phân tích, làm rõ về các ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Nam Đảo.
    Trên cơ sở đó, chúng ta tiếp thu, học tập và nghiên cứu về ngôn ngữ của các dân tộc thuộc ngữ hệ Nam Đảo ở Việt Nam.
    3. Đối tượng nghiên cứu
    Tìm hiểu về ngôn ngữ của các dân tộc trong ngữ hệ Nam Đảo ở Việt Nam.
    4. Phạm vi nghiên cứu
    Nghiên cứu ngôn ngữ của các dân tộc trong ngữ hệ Nam Đảo, bao gồm 5 dân tộc: Gia Rai, Chăm, Ê đê, Raglay, Churu.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Đề tài nghiên cứu sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: Phương pháp phân tích tổng hợp; Phương pháp so sánh, đối chiếu; Phương pháp phân tích tài liệu.
    6. Bố cục đề tài
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo chuyên đề được cấu trúc thành hai chương:
    - Chương 1: Khái quát chung về các tộc người Nam Đảo ở Việt Nam.
    - Chương 2: Ngữ hệ Nam Đảo ở Việt Nam.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...