Tiểu Luận Tìm hiểu văn hoá và khẩu vị ăn uống của người Trung Quốc

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài:
    TÌM HIỂU VĂN HÓA VÀ KHẨU VỊ ĂN UỐNG CỦA NGƯỜI TRUNG QUỐC

    Mở đầu


    1. Vị trí địa lý – khí hậu
    Trung Quốc là một quốc gia đông dân nhất thế giới với hơn 1,3 tỉ người (lớn hơn cả châu Âu), diện tích 9,78 triệu km2 , trải rộng 4.960 km từ Đông sang Tây và dài 6.912 km từ Bắc xuống Nam. Xét về địa lý , Trung Quốc là nước lớn thứ 3 thế giới, rộng hơn Mỹ một chút. Vì vậy nền ẩm thực của họ cũng rất đa dạng và phong phú. Người ta thường nói " ăn cơm Tàu, ở nhà Tây, lấy vợ Nhật" qua đó có thể thấy nền ẩm thực Trung Hoa được đánh giá rất cao.
    Do đặc thù về vị trí địa lý cũng như là khí hậu riêng, mà Trung Quốc đã hình thành nên một bản sắc ẩm thực riêng độc đáo. Khí hậu của Trung Quốc cũng rất đa dạng. Miền bắc có khí hậu với mùa đông khắc nghiệt kiểu Bắc cực. Miền trung có khí hậu ôn đới hơn. Miền nam chủ yếu là khí hậu tiểu nhiệt đới. Do vậy cách ăn uống của mỗi vùng khác nhau. Miền Nam dùng cơm, gạo là chủ yếu. Miền Bắc người ta thay gạo bằng các sản phẩm sợi bột như mì và bánh bao (màn thầu). Người hoa phía Bắc dùng món canh để khai vị, còn người miền Nam lại chỉ dùng món này vào cuối bữa. Mỗi nơi có sở thích uống những loại trà không giống nhau, cách pha trà mỗi điạ phương lại có thói quen khác nhau và ở các nơi Trung Quốc nghi lễ uống trà cũng không giống nhau.


    Do diện tích lãnh thổ đất Trung Quốc nước rộng lớn, khí hậu thiên nhiên và tập quán sinh hoạt ở các vùng khác nhau vì vậy hương vị món ăn của mỗi vùng có sự khác biệt nhất định. Các vùng đất khác nhau thì đương nhiên là hương vị món ăn cũng không giống nhau, dần dần tạo thành danh mục món ăn riêng của mỗi vùng. Trong đó, nổi tiếng nhất là đồ ăn tỉnh Sơn Đông, Tứ Xuyên, Quảng Đông, Giang Tô và Bắc Kinh. Mỗi địa danh trên đều có một hương vị món ăn mang phong vị của quê hương mình. Ví dụ như người Tứ Xuyên thích đồ ăn cay, người Sơn Đông lại thích đồ ăn tươi và ít dầu mỡ. Người Quảng Đông lại thích ăn đồ ăn nhạt. Trình bày đẹp mắt và cầu kỳ nhất có lẽ là đặc trưng của người Giang Tô.Còn người Bắc Kinh lại vô cùng yêu thích những món ăn giòn, có bơ, hương vị thơm được chế biến từ đồ ăn tươi.
    Trung Quốc có điều kiện tự nhiên phong phú, địa hình phức tạp, nhiều dạng địa hình nhưng núi là chủ yếu . Núi non vô cùng hiểm trở, kỳ vĩ chứa nhiều huyền bí, nhất là vùng tây và nam Trung Quốc. Vùng này cung cấp cho nền y học và ẩm thực Trung Quốc nhiều loại thảo dược, cây gia vị, nhiều loại thực phẩm động vật độc đáo rất có giá trị làm nền tảng cho nghệ thuật ẩm thực Trung Quốc ngon và nổi tiếng nhất thế giới.

    2. Lịch sử - văn hoá

    Trung Hoa là quê hương của nền văn minh cổ xưa nhất trên thế giới. Lịch sử và văn hoá của Trung Quốc là quốc gia có lịch sử kiêu hùng đầy huyền bí. Nền văn minh lâu đời phát triển rất sớm và có ảnh hưởng tới nhiều các nước quanh khu vực và đã đóng góp cho nền văn minh nhân loại rất nhiều công trình khoa học, kiến trúc, văn thơ, hội hoạ
    Trung Quốc là một nước lớn có nền văn hóa ẩm thực lâu đời. 5000 năm trước, ông tổ ẩm thực đất nước Trung Hoa đã khởi xướng và chỉ dẫn cho mọi người phát triển nông nghiệp lúa nước và sáng tạo ra văn hoá ẩm thực Trung Quốc. Ẩm thực luôn là một trong những động lực ban đầu để phát triển văn hóa. Từ rất sớm, Trung Quốc đã hình thành vững chắc những quan niệm văn hóa lễ nhạc bắt đầu bởi cái ăn, dân coi cái ăn là trời, ăn là nhu cầu lớn của con người. Do vậy có thể thấy, Trung Quốc rất chú trọng vấn đề nghiên cứu văn hóa ẩm thực. Vào thời kì xã hội phong kiến, sự sùng bái vua chúa của người dân đã cho ra đời món ăn cung đinh và món ăn quan phủ độc đáo riêng biệt. Hoàng đế đời nhà Thanh, vị vua cuối cùng trong lịch sử đất nước Trung Quốc đã thành lập nên hiệp hội ẩm thực Hoàng gia.
    Món ăn Trung Hoa là món ăn đặc trưng nhất của món ăn Á Đông, được cả thế giới hâm mộ. Mỗi món ăn có một khẩu vị, một nét văn hóa riêng. Đặc biệt là phong cách trang trí, bày biện và thưởng thức.
    Họ kiêng không ăn thịt vịt, thịt chó vào đầu tháng vì cho là nếu ăn sẽ gặp vận đen cả năm, cả tháng. Họ uống theo thuyết “Âm dương ngũ hành” và có nhiều kiêng kị như: Mật ong không ăn cùng hành sống. Lươn, cá chép không ăn cùng thịt chó. Cá diếc không ăn cùng rau cải và gan lợn.

    3. Tôn giáo

    Tôn giáo của người Trung Quốc là sự kết hợp giữa các tín ngưỡng đạo Lão, đạo Khổng và đạo Phật. Những giáo huấn của những đạo này liên quan đến cuộc sống hài hoà giữa con người với thiên nhiên. Chính sự kết hợp của các tín ngưỡng tôn giáo này mà trong văn hoá ẩm thực của người Trung Hoa chịu ảnh hưởng của rất nhiều triết lý như triết lý âm – dương ngũ hành, những kiêng kỵ của đạo Phật
    Theo quan niệm của Phật giáo đệ tử Phật không thể ăn thịt, vì lòng từ bi, chỉ có thể dùng rau quả để ăn như một món ăn bảo tồn cơ thể. Vì vậy, nền văn hóa Phật giáo Trung Hoa thực hành việc ăn chay.
    Ẩm thực của Tăng sĩ Phật giáo cần thanh kiết, không quá nhiều gia vị, không dùng nhiều dầu, không dùng các loại ngũ tân. Vì loại thực phẩm này khó tiêu hóa, dễ dẫn đến trở ngại trong khi thiền định. Đức Phật dạy chúng đệ tử xuất gia không nên ăn uống quá nhiều, hạn chế lượng dưỡng chất vượt quá so với nhu cầu cần thiết, nhằm cung cấp vừa đủ năng lượng để thực hành thiền. Vì vậy các món ăn đều được tính toán và chế biến kỹ lưỡng để mang lại giá trị dinh dưỡng cao nhất.
    Ngày nay, ăn chay không còn là thói quen riêng của những người theo đạo Phật mà của nhiều công nhân, viên chức, kể cả lớp trẻ. Món chay hiện diện trong các tiệc chiêu đãi thực khách sang trọng của giới doanh nhân không hoàn toàn mang tính tôn giáo. Hiện nay toàn thành phố Thượng Hải có hơn 20 nhà hàng ăn chay. Hình ảnh: Món ăn chay

    4. Kinh tế

    Sau giải phóng (1914), nền kinh tế Trung Quốc được tập thể hoá, kinh tế tăng trưởng chậm vì sản xuất nông nghiệp và công nghiệp bị đình trệ.
    Trong những năm 1980, Trung Quốc bắt tay vào một loạt những cải cách nhằm tạo ra một nền kinh tế thị trường XHCN, ngày nay Trung Quốc đã có một xã hội no đủ hơn. Thời gian gần đây, Trung Quốc là nước có tốc độ phát triển kinh tế cao. Vì vậy khẩu vị ăn uống của người TQ cũng có thay đổi ít nhiều.
    Xã hội phong kiến Trung Quốc sùng bái quyền lực vua chúa, món ăn cung đình và món ăn quan phủ là một phần không thể thiếu trong văn hóa ẩm thực nước này. Nhưng nếu như trước kia, những món ăn cung đình và món ăn quan phủ vốn chỉ dành cho các bậc đế vương, thì ngày nay cả những người dân bình thường nhất cũng đã có thể thưởng thức. Vịt quay Bắc Kinh chính là một ví dụ điển hình.
     
Đang tải...