Luận Văn Tìm hiểu văn hóa kinh doanh Trung Quốc

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU

    Kinh tế quốc tế ngày nay không ngừng phát triển và trở thành một xu hướng tất yếu của các Quốc gia trên thế giới. Khi tham gia toàn cầu hóa, mở rộng quan hệ kinh doanh với các nước trên thế giới thì việc nghiên cứu văn hóa của một quốc gia có một vai trò rất lớn trong việc đáp ứng đúng nhu cầu tiêu dùng và được thị trường. Ngày nay, đã có nhiều sản phẩm khi xâm nhập vào thị trường quốc tế đã không tìm hiểu kỹ văn hóa của thị trường và kết quả là sản phẩm của họ vi phạm yếu tố văn hóa và thị trường đã không chấp nhận sản phẩm, gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp. Trung Quốc là một trong những quốc gia có lịch sử lâu đời nhất thế giới. Từ sau khi thực hiện chính sách đổi mới, kinh tế Trung Quốc đã có nhiều sự phát triển vượt bậc. Từ năm 1979-2006, GDP bình quân hàng năm của Trung Quốc tăng trên 9,6 %, đạt mức cao nhất thế giới. Tính riêng năm 2006, GDP đạt 20.940 tỷ NDT (khoảng 2.700 tỷ USD), tăng 10,7%; tổng kim ngạch thương mại đạt 1.760 tỷ USD, tăng 23,8% (là năm thứ 5 liên tiếp tăng trên 20%); FDI thực tế đạt 69,5 tỷ USD; tạo thêm 11,84 triệu việc làm mới; thu nhập bình quân cư dân ở thành thị đạt 11.759 NDT (khoảng 1.500 USD), tăng 10,4%; thu nhập bình quân ở nông thôn đạt 3587 NDT (khoảng 460 USD), tăng 7,4%; sản lượng lương thực đạt 497,4 triệu tấn (năm thứ 3 liên tiếp tăng); dự trữ ngoại tệ hơn 1200 tỷ USD (tính đến hết tháng 4/2007). Kinh tế Trung Quốc phát triển cộng với chính sách của Nhà nước Trung Quốc là toàn cầu hóa, mở rộng quan hệ kinh doanh quốc tế, thu hút đầu tư tạo ra nhiều cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp nước ngoài. Khi thâm nhập thị trường này, việc hiểu rõ văn hóa sẽ mang lại nhiều thuận lợi trong sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, Trung Quốc là một quốc gia có nền văn hóa phong phú, các doanh nghiệp Trung Quốc có văn hóa kinh doanh đa dạng rất đáng để tìm hiểu. Các doanh nghiệp Trung Quốc là đối tác quan trọng, cung cấp nhiều sản phẩm cho thị trường Việt Nam. Thị trường Trung Quốc rộng lớn, nhiều cơ hội để phát triển kinh doanh. Đó là lý do nhóm chọn nghiên cứu đề tài này.



    NỘI DUNG .

    Lời mở đầu

    Chương 1: Giới thiệu khái quát về đất nước Trung Quốc

    Chương 2: Các yếu tố môi trường văn hóa Trung Quốc

    Chương 3: Năm chiều văn hóa Geert-Hofstede và đánh giá về Trung Quốc

    Chương 4: Một số nét văn hóa cần chú ý khi tham gia kinh doanh với người Trung Quốc

    Chương 5: Những thuận lợi và khó khăn của MTVH khi đầu tư vào thị trường Trung Quốc

    Kết luận


    KẾT LUẬN

    Khi kinh doanh ở thị trường Trung Quốc các doanh nghiệp nên lưu ý tìm hiểu một cách kỹ lưỡng văn hóa kinh doanh của quốc gia và doanh nghiệp. Người xưa thường nói “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”. Càng hiểu rõ các giá trị và chuẩn mực văn hóa doanh nghiệp sẽ tránh được những rủi ro, thiết lập được mối quan hệ làm ăn lâu dài. Tóm lại, đồng minh quan trọng nhất trong giao dịch kinh doanh là nghiên cứu

    và chuẩn bị, càng cẩn thận càng tốt, để thông suốt tập tục của quốc gia mà mình sẽ đến trước khi bước lên phi cơ. Không giống như với du khách, các lỗi văn hóa không bao giờ được chấp nhận đối với một đại diện kinh doanh. Ngoài việc nắm các giá trị văn hóa, thói quen kinh doanh cơ bản doanh nghiệp cần tìm hiểu rõ từng khía cạnh văn hóa liên quan đến ngành hàng, sản phẩm kinh doanh để tránh vi phạm các giá trị, chuẩn mực và có thể kinh doanh thành công. Phương Tây coi trọng lý thuyết". "Trung Hoa coi trọng Đạo", Đạo là Con đường của sự Biến hóa. Văn hóa Trung Hoa cổ dè dặt hơn với sự tranh cãi. không phải vì người ta không thích bàn cho ra phải trái, đúng sai mà người ta thấy trong lĩnh vực xã hội, nhân văn, nhìn cho ra sự thật, phải trái là rất khó, hơn nữa, nhìn cho ra cũng là để giải quyết những vấn đề, những mâu thuẫn trong cuộc sống, cho nên tốt hơn hết là chuyện phải trái bàn vừa thôi, nó chỉ là một khâu có liên quan đến những khâu khác, hãy tập trung vào việc tìm giải pháp thỏa đáng cho từng vấn đề cụ thể, thay cho sự cãi vã là sự thương lượng đi đến sự phân xử thỏa đáng. Người Trung Hoa quan tâm đến hiệu quả mà những sự thương lượng đem lại, coi trọng hiệu quả này hơn những gì mà sự tìm tòi chân lý dẫn đến.




    CHÚ THÍCH : TÀI LIỆU TRÊN GỒM FILE WORD + PDF
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...