Luận Văn Tìm hiểu văn hóa ẩm thực Lào

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Báo cáo văn hóa
    Đề tài: Tìm hiểu văn hóa ẩm thực Lào


    MỤC LỤC
    ĐỀ TÀI BÁO CÁO 1
    Tìm hiểu văn hóa ẩm thực Lào. 1
    MỞ ĐẦU 5
    1. Lý do chọn đề tài 5
    2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. 6
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 7
    3.1. Đối tượng nghiên cứu. 7
    3.2. Phạm vi nghiên cứu. 8
    4. Nội dung và mục đích nghiên cứu. 8
    4.1. Nội dung nghiên cứu. 8
    4.2. Mục đích nghiên cứu. 8
    5. Phương pháp nghiên cứu. 8
    6. Bố cục của đề tài 8
    NỘI DUNG 10
    CHƯƠNG 1. VĂN HÓA LÀO VÀ NHỮNG NÉT ĐẶC SẮC TRONG VĂN HÓA ẨM THỰC 10
    1.1. Đôi nét về đất nước và văn hóa Lào. 10
    1.1.1. Đôi nét về đất nước Lào. 10
    1.1.2. Khái quát về văn hóa Lào. 11
    1.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa ẩm thực Lào. 13
    1.2.1. Ảnh hưởng của vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên. 13
    Như chúng ta đã biết, mỗi nền ẩm thực sẽ có những nhân tố khác nhau tác động đến khiến nền ẩm thực đó hình thành nên những đặc trưng riêng. Với đất nước Lào, dấu ấn văn hóa ẩm thực cũng được hình thành bởi sự tác động của khá nhiều nhân tố, trong đó có các yếu tố về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên. 14
    vVị trí địa lý. 14
    Lào là một quốc gia có đất liền bao quanh tại vùng Đông Nam Á với diện tích khoảng 236.800km[SUP]2[/SUP] vào loại rộng trung bình trên thế giới. Đây là nước có diện tích mặt nước lớn hơn mặt đất, không có biển, bị kẹp giữa dãy Trường Sơn và dòng sông Mêkông. Lào là một đất nước với 4 mặt là đất liền nên có sự giao lưu chặt chẽ với các nước láng giềng trên mọi phương diện, điều này đã ảnh hưởng khá lớn tới nền văn hóa ẩm thực. Lào có đường biên giới đất liền tiếp giáp với Thái lan, Campuchia, Việt Nam, Trung Hoa nên mọi sự giao lưu diễn ra hết sức thuận lợi. Vì văn hóa Lào là một nền văn hóa mở nên họ tiếp thu mọi tinh hoa văn hóa của các đất nước láng giềng, điều này đã tạo nên sự đa dạng trong văn hóa của người dân nơi đây. Nền ẩm thực cũng không nằm ngoài sự vận động đó. Hầu hết các món ăn của Lào đều mang đậm màu sắc của ẩm thực Thái Lan và Campuchia, do vậy đến với ẩm thực Lào ta sẽ tìm thấy trong đó sự kết hợp tuyệt vời giữa cái béo mà không ngậy trong ẩm thực Thái và vị giòn tan của các món ăn từ côn trùng hết sức đặc trưng trong ẩm thực Campuchia. 14
    v Điều kiện tự nhiên. 14
    Địa hình cũng là nhân tố chi phối khá lớn tới văn hóa ẩm thực Lào. Được coi là tiểu lục có diện tích mặt nước lớn hơn mặt đất với những dòng sông trải dài như một mạng lưới trên khấp đất nước với dòng sông Mêkong hùng vĩ, Lào có một nguồn cá tôm nước ngọt dồi dào để phục vụ cho các bữa ăn, vì thế cá chính là thực phẩm chủ yếu của người dân nơi đây. Ngoài ra với một diện tích rừng khá lớn cùng những cao nguyên trù phú đã giúp cho họ có thể tận dụng những nguồn thức ăn từ tự nhiên như thú rừng, rau quả hay những loại côn trùng 14
    Ở Lào, có nguồn tài nguyên thủy văn dồi dào có giá trị kinh tế quan trọng và đa dạng đồng thời là trục chính của đất nước, dòng Mêkông với 1300 km chiều dài, là yếu tố của sự thống nhất nước Lào về mặt địa lý. Vai trò đó cũng đủ nói lên tầm quan trọng có tính chất lồng kép về kinh tế của dòng sông này đối với nước Lào. Dòng Mêkông với hệ thống phụ lưu của nó đã tạo ra những đồng bằng màu mỡ, đã là chiếc nôi hồng lịch sử của các dân tộc Lào từ thời buổi xa xưa. Hệ thống thủy văn khá dày đặc phân bố rộng khắp trên lãnh thổ Lào, trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm, không những là nguồn cung cấp nước dồi dào cho những nhu cầu phát triển công nông nghiệp trong tương lại mà còn là hệ thống giao thông đường thủy thuận tiện cho việc nối liền các vùng nội địa với nhau. 15
    Cũng cần phải kể đến giá trị kinh tế của mạng lưới sông ngòi và hệ thống các hồ chứa nước sẽ xây dựng về sau này đối với việc phát triển nghề nuôi cá nước ngọt – một nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao cho nhân dân, nhất là tỏng điều kiện nước Lào không có vùng biển. Nguồn tài nguyên thủy văn là một thành phần quan trọng trong tổng thể lãnh thổ tự nhiên, là một tặng phẩm rất quý mà thiên nhiên đã dành cho đất nước Triệu Voi. 16
    Tài nguyên động, thực vật của Lào rất phong phú. Lào được mệnh danh là vương quốc của rừng. Điều đó nói lên vị trí kinh tế quan trọng của kho vàng xanh giàu có của Lào. Nếu đất nước Lào là một thiên đường của các nhà thực vật học thì cũng có thể nói rằng đây chính là một vườn bách thú thiên nhiên lý tưởng ở miền nhiệt đới với thành phần đa dạng của các loài động vật, chim chóc có giá trị kinh tế cao. Loại động vật đặc hữu có giá trị nhất của Lào là voi. Sự phong phú của loài động vật ấy khiến cho đất nước này từ xưa đã được mệnh danh là đất nước của Triệu Voi. Ngoài voi, còn có các loại động vật đặc hữu khác như hổ, báo, gấu, hươu, nai, bò rừng và nhiều giống chim quý. Thú rừng của Lào có giá trị kinh tế lớn, chúng cung cấp một khối lượng thịt ngon và bổ đáng kể. 16
    1.2.2. Ảnh hưởng của điều kiện kinh tế - xã hội 16
    Tuy nhiên, chính sách quản lý và khai thác chưa hợp lý của nhà nước chưa mang lại hiệu quả khiến cho bức tranh kinh tế của Lào còn khá ảm đạm. Mức sống của cư dân nhìn chung còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc đáp ứng những nhu cầu sống vật chất (điện, nước, sinh hoạt ), nhu cầu giao lưu văn hóa, tinh thần, hoạt động phúc lợi xã hội cần được nâng cao hơn nữa. Hiện nay, nền kinh tế Lào có rất nhiều khởi sắc với việc thực hiện tốt chương trình kế hoạch 5 năm. Lào đang nắm bắt thời cơ, tạo những bước đột phá và tạo nên những tiền đề kinh tế - xã hội vững chắc. Tăng trưởng GDP năm 2008 đạt 7,9%, thu nhập bình quân đầu người đạt 841 USD/người/năm. Đây được xem là những bước tiến quan trọng nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân, đồng thời có sự ảnh hưởng đáng kể đến nền văn hóa ẩm thực của đất nước. Bên cạnh việc khai thác hiệu quả trữ lượng tài nguyên thiên nhiên phục vụ nhu cầu sống, Lào đã tạo cho mình phong cách ẩm thực riêng trong hệ thống ẩm thực Đông Nam Á. 17
    Ngoài ra một nhân tố quan trọng hình thành nên đặc trưng trong ẩm thực Lào chính là bản chất của một nước nông nghiệp lúa nước. Là một quốc gia cũng xuất phát từ nền nông nghiệp nên nền ẩm thực nơi đây luôn mang đậm dấu ấn của những cánh đồng màu mỡ và những con sông phì nhiêu. Chính điều này đã giúp cho người Lào có thể duy trì được những thói quen trong sinh hoạt văn hoá nói chung và văn hóa ẩm thực nói riêng. 18
    CHƯƠNG 2. ẨM THỰC LÀO – MỘT NÉT ĐẶC TRƯNG TRONG VĂN HÓA CỦA ĐẤT NƯỚC TRIỆU VOI. 18
    2.1. Khái niệm về văn hóa ẩm thực. 18
    2.1.1. Khái niệm văn hóa. 18
    Như vậy, định nghĩa về văn hoá là khá đa dạng và phức tạp. Từ những định nghĩa khác nhau về văn hoá có thể hiểu rằng: Văn hoá là bao gồm tất cả những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra để phục vụ cho chính mình và làm cho con người thực sự người hơn. Văn hoá là một khái niệm thuộc phạm trù giá trị - nó gắn với sự nhìn nhận, đánh giá của con người; văn hoá là sự hoà nhịp với lao động sáng tạo. Như vậy, có thể xem văn hóa là cái còn đọng lại, tinh túy nhất, không dễ thay đổi của một dân tộc, đó là nếp sống của một dân tộc. 19
    2.1.2. Khái niệm ẩm thực. 19
    2.1.3. Khái niệm văn hóa ẩm thực. 19
    2.2. Phong cách ẩm thực Lào. 20
    2.2.1. Nguyên liệu. 20
    Người Lào ăn gạo là chính nhưng rất ít ăn gạo tẻ, họ chủ yếu ăn gạo nếp và được nấu lên thành xôi. Thức ăn cùng với xôi gồm có cá, thịt bò, thịt trâu, thịt heo, thịt vịt và các loại rau khác. Thức ăn quan trọng nhất là "cheo" (một loại nước chấm truyền thống của Lào). Có nhiều loại "cheo" khác nhau nhưng người Lào thích nhất là loại "cheo pa đẹt" (giống mắm nêm của người Việt). Trong mỗi bữa ăn, nếu thiếu "cheo" thì cảm thấy ăn không ngon miệng. "Cheo" dùng để chấm rau. Nếu không có thức ăn, có thể ăn xôi với "cheo" cũng rất ngon và no bụng. 20
    2.2.2. Gia vị 21
    Cũng như rất nhiều các quốc gia trong khu vực, nền ẩm thực của Lào đa dạng không kém, điển hình là ba hương vị đặc trưng: Chua, cay và ngọt đã “hữu ý” kết hợp với nhau làm nên linh hồn và sắc màu riêng trong ẩm thực của người dân Lào. 21
    2.2.3. Phương pháp chế biến. 22
    2.3. Các món ăn tiêu biểu. 23
    2.3.1. Các món ăn hàng ngày. 23
    Rau là một món ăn hàng ngày không thể thiếu với bất kì quốc gia nào ở Đông Nam Á và các món ăn được chế biến từ rau cũng vô cùng đa dạng trong đó rau luộc có thể coi là món ăn làm từ rau đơn giản nhất. Thế nhưng món rau luộc ở Lào lại mang một màu sắc đặc biệt và khiến người ta ấn tượng dù chỉ một lần thưởng thức. Nó đặc biệt không phải ở nguyên liệu mà chính là ở phương pháp chế biến. Nếu như hầu hết rau luộc ở các quốc gia khác đều dùng nước sôi để luộc chín rau thì người Lào lại dùng phương pháp của riêng mình. Họ cho rau vào những nồi hấp cách thủy và dùng hơi nước để rau chin, như thế rau vẫn giữ được màu xanh và vị ngọt nguyên chất. Rau luộc chấm với nước mắm sẽ là một lựa chọn không thể thiếu trong bất kì mộn bữa ăn thông thường của người Lào. 26
    v Các loại nước chấm thường dùng. 32
    Đối với các quốc gia Châu Á, mỗi khi Tết đến lại là một dịp để gia đình sum họp, quây quần quanh bàn ăn ấm cúng. Những món ăn ngày Tết đôi khi cũng có chút khác so với những ngày thường, ẩn chứa trong đó những ý nghĩa sâu xa, những mong muốn tốt đẹp nhất cho gia đình, công việc. Nhắc tới văn hóa ẩm thực của mỗi quốc gia Châu Á không thể không nhắc tới nét văn hóa ẩm thực Tết rất đặc trưng, rất riêng biệt. Và ẩm thực Lào trong dịp lễ tết cũng chính là một nét hấp dẫn khơi dậy trong vị giác mỗi người sự thích thú, trong đó ta không thể không nhắc tới món Lạp và xôi nếp. 33
    2.6. Ẩm thực Lào- nét tương đồng và khác biệt với một số nước trong khu vực. 40
    2.7. Giá trị văn hoá trong ẩm thực Lào. 41
    KẾT LUẬN 42
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 43


    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Tuy là đất nước của miền đất bị thất lạc cuối cùng ở Đông Nam Á nhưng Lào lại được biết đến như một quốc gia với nền văn hóa phong phú, đa dạng, nơi tập trung và hội tụ của những nét đẹp văn hóa nhưng ẩn chứa trong nó vẫn là những đặc trưng văn hóa rất riêng, vô cùng đặc sắc và mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống. Trên nền văn hóa ấy, văn hóa ẩm thực đã góp phần tạo nên một nền văn hóa Lào với những đặc trưng riêng biệt, có sự tương đồng nhưng không bị hòa lẫn với các nền văn hóa khác trong khu vực.
    Trong kho tàng văn hóa ẩm thực của thế giới, Lào được biết đến là đất nước của nhiều món ăn ngon, từ những món ăn dân giã trong đời thường đến những món ăn cầu kỳ để phục vụ cho ngày Tết và lễ hội đều mang những nét tinh túy của linh hồn đất nước Triệu Voi.
    Tới với đất nước Lào chúng ta sẽ được cùng nhau thưởng thức vị thơm dẻo của cơm lam, xôi nếp; vị cay, ngọt rất hấp dẫn của món lạp; của thịt nướng; một chút nồng, tanh của món tép nhảy lẫn với vị cay của ớt và cùng nhau ngây ngất trong hơi men của rượu hay sảng khoái khi được thưởng thức một cốc nước dừa mát lạnh . Tất cả đã tạo nên một hương vị rất riêng, rất Lào. Và hơn hết, đó không chỉ còn là ẩm thực mà nó còn là cả một kho tàng văn hóa lâu đời của đất nước tươi đẹp này.
    Tìm hiểu văn hóa ẩm thực Lào” để qua đó chúng ta thấy được cái hay, cái đẹp và hơn hết là thấy được những đặc trưng trong văn hóa ẩm thực Lào nói riêng và văn hóa đất nước Lào nói chung. Trong đề tài này, chúng tôi đi sâu vào tìm hiểu những món ăn, đồ uống trong văn hóa ẩm thực của người Lào để hiểu sâu hơn những giá trị văn hóa tiềm ẩn bên trong đời sống vật chất cũng như đời sống tinh thần của con người nơi đây.


    2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
    Đất nước, con người, văn hóa Lào với những nét riêng biệt luôn là đề tài thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, nhất là các nhà nghiên cứu văn hóa với những khía cạnh khai thác khác nhau, từ phong tục tập quán, tín ngưỡng, lối sống, cách ứng xử tới những thói quen trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày hay chỉ là những món ăn tiêu biểu.
    Cuốn sách “Lào, Đất nước – con người” của tác giả Hoài Nguyên đã cung cấp cho người đọc những hiểu biết nhất định về lịch sử đấu tranh cũng như quá trình dựng nước, giữ nước và xây dựng một nền văn hóa Lào phong phú, đa dạng nhưng hết sức gần gũi. Cuốn sách cũng giúp người đọc được tiếp cận gần hơn, hiểu hơn những con người chân thật, hiền hòa của đất nước Triệu Voi này.
    Trong cuốn “Văn hóa Đông Nam Á” của tác giả Mai Ngọc Chừ có viết về cách ăn uống của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á trong đó có cách ăn uống của đất nước Lào. Tuy nhiên cuốn sách không đi nghiên cứu sâu về văn hoá ẩm thực của từng dân tộc cụ thể mà chỉ đi khai thác từng phương diện văn hoá khác nhau cho cả khu vực nhưng tác phẩm chính là một bức tranh cô đọng giúp người đọc có cái nhìn khá toàn diện về những nét tương đồng trong văn hoá của các nước.
    Tác giả Nguyễn Thị Hải Yến với cuốn sách “Lào – xứ sở Triệu Voi” đã cho người đọc một cái nhìn tổng quan, bao quát về đất nước Lào tươi đẹp với những thông tin đa dạng từ vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, tính cách con người, tới các yếu tố văn hóa trong đó có ẩm thực Lào.
    Cuốn sách “Tìm hiểu lịch sử - văn hóa Lào” của tác giả Tuyết Đào cũng đã giới thiệu tổng quan về đất nước, con người, về lịch sử hình thành và phát triển của đất nước, của nền văn hóa Lào.
    Trên một số tạp chí cũng các bài viết đề cập tới nội dung liên quan như Tạp chí Văn hoá Nghệ thuật với bài viết “Đông Nam Á và những dấu ấn văn hoá” cũng đã chỉ ra những nét độc đáo trong tổng thể văn hoá chung của các dân tộc Đông Nam Á từ thời xa xưa đê từ đó giúp ta thấy được sự phát triển cũng như đặc trưng văn hóa của các quốc gia theo tiến trình phát triển của lịch sử.
    Ngoài ra, còn có nhiều bài viết trên các tạp chí, nhiều công trình nghiên cứu khác đã viết về văn hóa, trong đó có đề cập tới văn hóa ẩm thực Lào. Tuy nhiên, có một điểm chung là hầu hết các cuốn sách, các công trình nghiên cứu mới chỉ tập trung tìm hiểu, giới thiệu đất nước, văn hóa Lào một cách tổng quan, khái quát chứ chưa đi sâu nghiên cứu văn hóa Lào ở từng nội dung cụ thể, trong đó có cả ẩm thực.
    Với đề tài này, trên cơ sở tìm hiểu các công trình nghiên cứu về văn hóa ẩm thực Lào, chúng tôi sẽ lần lượt đi vào khảo sát những món ăn, thức uống cụ thể từ những món ăn đơn giản, thường ngày tới những món ăn sử dụng trong các dịp lễ Tết, để chỉ ra những nét đặc trưng trong văn hóa ẩm thực Lào.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    3.1. Đối tượng nghiên cứu
    Nghiên cứu văn hóa ẩm thực và những đặc trưng trong văn hóa ẩm thực của người Lào.
    3.2. Phạm vi nghiên cứu
    Đề tài này chúng tôi tìm hiểu những đặc trưng văn hóa ẩm thực của người Lào trong sinh hoạt thường ngày, các dịp lễ Tết được biểu hiện rõ nét qua cách chế biến, trình bày và thưởng thức các món ăn.
    4. Nội dung và mục đích nghiên cứu
    4.1. Nội dung nghiên cứu
    Nhiệm vụ của người viết là đi tìm hiểu văn hóa ẩm thực của người Lào.
    4.2. Mục đích nghiên cứu
    Với đề tài “Tìm hiểu văn hóa ẩm thực Lào” chúng tôi muốn giới thiệu tới người đọc về một đất nước với một nền văn hóa phong phú, đa dạng và hơn hết là giới thiệu về một đất nước với những đặc trưng trong văn hóa ẩm thực, với những cái hay, cái đẹp rất riêng biệt, không thể hòa lẫn với bất cứ một quốc gia, một dân tộc nào khác.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Để tiến hành đề tài “Tìm hiểu văn hóa ẩm thực Lào”, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
    - Phương pháp thu thập tài liệu
    - Phương pháp thống kê – phân loại
    - Phương pháp phân tích – tổng hợp
    - Phương pháp so sánh, đối chiếu.
    6. Bố cục của đề tài
    Đề tài “Tìm hiểu văn hóa ẩm thực Lào”, ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, phần nội dung chính gồm hai chương:
    Chương 1: Văn hóa Lào và những nét đặc sắc trong văn hóa ẩm thực
    Chương 2: Ẩm thực Lào – một nét đặc trưng trong văn hóa của đất nước Triệu Voi.


    NỘI DUNG

    CHƯƠNG 1. VĂN HÓA LÀO VÀ NHỮNG NÉT ĐẶC SẮC TRONG VĂN HÓA ẨM THỰC
    1.1. Đôi nét về đất nước và văn hóa Lào
    1.1.1. Đôi nét về đất nước Lào
    Lào là một quốc gia ở Đông Nam Á nằm sâu trong đất liền và được coi là nơi giao lưu của hai nền văn minh lớn: Ấn Độ-Trung Hoa. Địa thể đất Lào có nhiều núi non bao phủ bởi rừng xanh; đỉnh cao nhất là Phou Bia cao 2.817 m. Diện tích còn lại là bình nguyên và cao nguyên. Sông Mê Kông là con soonh lớn nhất, chảy dọc gần hết biên giới phía tây, giáp giới với Thái Lan, trong khi đó dãy Trường Sơn chạy dọc theo biên giới phía đông giáp với Việt Nam. Khí hậu trong khu vực là khí hậu nhiệt đới của khu vực gió mùa với hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, tiếp theo đó là mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Thủ đô và là thành phố lớn nhất của Lào là Viêng Chăn, các thành phố lớn khác: Louang Phrabang, Savannakhet và Pakse. Lào cũng là quốc gia có nhiều loài động vật quí hiếm trên thế giới sinh sống, nổi bật nhất là hổ, voi và bò tót khổng lồ.
    Mặc dù đã nỗ lực rất nhiều nhưng hiện nay Lào vẫn đang là một trong những nước chậm phát triển với bức tranh kinh tế ảm đạm, thu nhập bình quân đầu người thấp trên thế giới. Để khắc phục tình trạng này, chính phủ Lào đang đề ra các chính sách mới và kêu gọi sự hỗ trợ từ nước ngoài để Lào ngày càng phát triển hơn.
    Và để đưa đất nước đi lên thì sự góp sức của nhân dân chính là một nhân tố vô cùng quan trọng. Dân cư Lào với khoảng 5 triệu người bao


    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    1. Mai Ngọc Chừ (1999), Văn hóa Đông Nam Á, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
    2. Tuyết Đào (1978), Tìm hiểu lịch sử - văn hóa Lào, Nxb Khoa học Xã hội.
    3. Hoài Nguyên (2008), Lào, Đất nước – con người, Nxb Chính trị Quốc gia.
    4. Hoàng Phê (chủ biên) (2009), Từ Điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.
    5. Nguyễn Thị Hải Yến (2007), Lào – xứ sở Triệu Voi, Nxb Thế Giới.
    6. Nguồn: www.google.com
    www.dulichlao.vn
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...