Tiểu Luận Tìm hiểu vấn đề nhận thức luận trong Kinh LăngGià

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài:
    TÌM HIỂU VẤN ĐỀ NHẬN THỨC LUẬN TRONG "KINH LĂNG GIÀ"
    LỜI MỞ ĐẦU


    Phật giáo được truyền trực tiếp từ Ấn Độ vào Việt Nam, sau đó tiếp thu một số ảnh hưởng phật giáo Trung Quốc. Trước thế kỷ V, VI là giai đoạn Việt – Ấn, thời kỳ này các tu sĩ Ấn Độ theo thuyền buôn đến đây truyền giáo. Sau khi Phật giáo Trung Quốc hình thành các tông thì tác động đến Phật giáo Việt Nam.
    Phật giáo truyền vào Việt Nam đã trở thành một trong những hệ tư tưởng- tôn giáo có sức sống lâu dài, tồn tại cho đến ngày nay và đã có ảnh hưởng sâu sắc đến tinh thần của người Việt. Với quan niệm và tư tưởng độc đáo của mình phật giáo đã trở nên gần gũi và không thể thiếu trong nền văn hoá Việt Nam. Ngày nay, trong bối cảnh đổi mới đất nước, do bối cảnh của nền kinh tế thị trường, cùng với những học thuyết và tư tưởng tôn giáo khác, Phật giáo đã có những thay đổi lớn. Điều đó tác động không nhỏ cả về mặt tích cực lẫn những mặt tiêu cực tới đời sống đạo đức của người Việt.


    Tuy nhiên cũng cần phải thấy rằng, cả Phật giáo Ấn Độ và Phật giáo Trung Quốc là hai nguồn gốc chính của Phật giáo Việt Nam. Phật giáo Ấn Độ phân thành Tiểu Thừa và Đại Thừa. Bản thân Đại Thừa ngay tại ấn Độ cũng đã thành nhiều bộ phái. Sau khi người Trung Quốc tiếp thu nhuần nhuyễn được phật giáo thì chia thành nhiều tông phái mang màu sắc Trung Quốc. Để tìm hiểu được nội dung tư tưởng Phật giáo Việt Nam cũng như thấy được đặc điểm Phật giáo Việt Nam. Trước hết ta cần tìm hiểu những nội dung trực tiếp trong các kinh của Phật giáo.


    Trong tiểu luận này, bước đầu em tìm hiểu vấn đề nhận thức luận trong kinh Lăng Già.
    Lăng Già kinh có vai trò ý nghĩa như là tuyên ngôn độc lập của Phật giáo Trung Hoa. Từ đây Phật giáo Trung Hoa không phải phụ thuộc vào Phật giáo Ấn Độ cũng như không phải dựa vào Lão- Trang để tồn tại trong xã hội.


    NỘI DUNG


    1. Giới thiệu một vài nét về kinh Lăng Già


    Lanka tên gốc của srilanka hiện nay. Nơi đây đức Phật từng giảng giáo lý Đại thừa cho Bồ Tát Mahamati, do vậy kinh đại thừa này được gọi là Lankavatara-sutra.


    Song thực tế Lăng Già không phải do đức Phật trực tiếp thuyết giảng mà nó được biên soạn muộn hơn về sau, khi tư tưởng Đại Thừa bắt đầu hình thành ở Bắc và Nam Ấn Độ.


    Có nhiều ý kiến khác nhau về niên đại chính xác của Lăng Già, song chắc chắn là trước năm 443SCN( đời Tống). Đây là mốc thời gian cụ thể khi bản dịch sang tiếng Hán ngữ được hoàn tất. Song các bản dịch muộn hơn có thêm một số chương mà bản dịch 443 không có và cả những sự thay đổi trong nội dung một số chương.
    Văn bản học có nhận định rằng ban đầu Lăng Già không được viết thành văn bản hoàn chỉnh như hiện nay. Có phần đã được viết từ trước, có phần, có đoạn viết thêm. “Lăng Già là một bản giác thư mà bậc thầy Đại Thừa cất giữ. Trong đó có lẽ ông ghi lại hết tất cả giáo lý quan trọng mà những người theo Đại Thừa của thời ông chấp nhận” (Thích Chơn Thiện và Trần Tuấn Mẫn (dịch), Lăng Già Đại Thừa Kinh, Nxb Thành Phố Hồ Chí Minh, 1998,tr. 15).


    Có thể nói niên đại của Lăng Già muộn hơn cả các bộ Nikaya và Ahàm- là các bộ kinh biên soạn sau thời đức Phật.


    1.1. Nguồn gốc, niên đại, bản dịch
    1.2. Vị trí kinh điển
    2. Nội dung của kinh Lăng Già


    KẾT LUẬN
     
Đang tải...