Tiểu Luận Tìm hiểu vấn đề gìn giữ và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống ở Thừa Thiên Huế

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU​



    Gần đây, hàng loạt các lý thuyết phát triển ra đời, các nhà xã hội học, văn hoá học, tương lai học, kinh tế học đều đưa ra những nhận định chung: dù phát triển quốc gia ở trình độ nào, mục tiêu cuối cùng vẫn là vì hạnh phúc ấy cho con người, văn hoá là nhân tố ngày càng khẳng định vị trí quan trọng của nó. P.Seers - nhà tương lai học đã khẳng định: “Cùng với phát triển kinh tế thì yếu tố văn hoá phải được phát triển song hành”. Vì văn hoá là chất keo kết dính các mối quan hệ chính trị, xã hội, con người tạo nên hình hài và bản sắc dân tộc. Để chất keo đó khẳng định được đặc trưng dân tộc mình, nó không thể bỏ qua yếu tố truyền thống dân tộc - các giá trị truyền thống mà dân tộc đã tạo dựng, giữ gìn, truyền nối trong suốt tiến trình lịch sử dân tộc. Bởi chính các giá trị truyền thống được ví như những hòn đảo cứu nạn trong những cuộc viễn du. Vì vậy, việc khai thác đúng đắn các giá trị truyền thống văn hoá mang một ý nghĩa lớn lao, nó sẽ là động lực thúc đẩy đất nước phát triển theo định hướng chuyên chính. Truyền thống văn hoá của mỗi quốc gia không phải là cái gì đó trừu tượng mà có nhiều nét đặc trưng riêng, là sự kết tinh từ những giá trị truyền thống địa phương. Và Huế là trường hợp như vậy. Huế trải qua hơn 350 năm lịch sử, là thủ phủ của chúa Nguyễn Đàng Trong và là kinh đô nước Việt triều Nguyễn. Huế là nơi tụ hội tinh hoa văn hoá Việt Nam thời kì cận đại, nhưng sắc thái Huế rất riêng. Đó cũng có lẽ là lý do tại sao Huế được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới (1993). Bao nhiêu tinh hoa của mấy thế kỷ đã hội tụ vềmiền núi Ngự sông Hương thơ mộng hữu tình để tạo nên ở đây một vùng văn hoá, rồi đặc tính văn hoá ấy đã lan toả ra ở nhiều địa phương trong nước. Rất nhiều đóa hoa nghệ thuật đã nảy nở trên vùng đất cố đô này để làm đẹp và phong phú thêm cho vườn hoa văn hoá của dân tộc.

    Trong chuyến đi thực tế vào Huế lần này, tác giả muốn tìm hiểu truyền thống văn hoá Huế để hiểu sâu hơn về di sản văn hoá đất nước mình, để ý thức về sự cần thiết, cấp thiết của việc gìn giữ, phát huy văn hoá truyền thống, trong đó có văn hoá Huế. Tác giả chọn đề tài: “Tìm hiểu vấn đề gìn giữ và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống ở Thừa Thiên Huế”. Đề tài cũng được viết với ước vọng văn hoá Huế sẽ còn thắp mãi cho các thế hệ người Việt Nam tự hào dân tộc. Với chuyến đi ngắn ngày và năng lực còn hạn chế, tác giả rất mong được sự chỉ bảo của các thầy cô giáo và các bạn.


    Pasword giải nén: http://trangquynh.net
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...