Thạc Sĩ Tìm hiểu vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế xã

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 3/12/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
    1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
    Trong xã hội văn minh phát triển, phạm trù giới luôn được đề cập trong
    mọi chương trình phát triển kinh tế xã hội của mọi quốc gia. Phụ nữ Việt Nam
    chiếm 51,48% dân số và 48% lực lượng lao động toàn xã hội và góp phần
    không nhỏ vào phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Ngày nay nhiều phụ
    không chỉ tham gia sản xuất giỏi mà họ còn tham vào các hoạt động xã hội.
    Hình ảnh người phụ nữ hiện đại, năng động, thành công đã không còn quá
    hiếm trong xã hội Việt Nam, thậm chí trong nhiều lĩnh vực phụ nữ lại chiếm
    ưu thế hơn.
    Nhiều phụ nữ nông thôn bình thường đã trở thành nữ công nhân có trình
    độ. Họ không chỉ làm việc ở các nhà máy, xí nghiệp mà ngay cả trên đồng
    ruộng của mình. Đối với phụ nữ nông thôn, ngoài các công việc của gia đình
    như: nội trợ, chăm sóc con cái, họ còn phải đảm đương nhũng công việc sản
    xuất, đối nội, đối ngoại.
    Trong quá trình đổi mới các địa phương thi đua làm giàu trong đó nam
    nữ cũng góp phần làm tốt công tác đó. Tuy nhiên bên cạnh những nam giới
    tham gia sản xuất tại địa phương cũng có những nam giới đi làm ăn xa để
    kiếm thêm thu nhập. Chính vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
    “Tìm hiểu vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế xã ”
    11.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
    1.2.1 Mục tiêu chung
    Tìm hiểu vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế xã hội từ đó đề xuất
    một số giải pháp nâng cao vai trò của phụ nữ đồng thời góp phần phát triển
    bền vững, ổn định kinh tế xã hội
    1.2.2 Mục tiêu cụ thể
    (1) Phản ánh cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về giới trong kinh tế xã hội
    (2) Phản ánh thực trạng vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế - xã hội
    (3) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của phụ nữ
    (4) Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao vai trò của người
    phụ nữ
    PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
    2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
    2.1.1 Một số khái niệm
    a. Khái niệm giới và giới tính
    * Giới và giới tính
    Khái niệm giới lần đầu tiên xuất hiện ở nước Anh vào những năm 60 và
    ở nước ta vào những năm 80 của thế kỉ 20 (UNDP 1997). Sự ra đời của khái
    niệm này nhằm làm rõ hơn sự khác biệt giữa nữ giới và nam giới ở khía cạnh
    xã hội và sinh học, nhằm thực hiện sự phát triển tốt hơn các vấn đề của phụ nữ.
    “Giới” là các mối quan hệ và tương quan về vai trò, trách nhiệm quyền
    lợi mà xã hội quy định cho nam và nữ, bao gồm việc phân công lao động, các
    kiểu phân chia các nguồn lợi ích, khả năng tiếp cận tới nguồn lực.
    “Giới tính” là sự khác biệt về đặc tính sinh học giữa phụ nữ và nam giới.
    Sự khác biệt này chủ yếu liên quan đến quá trình tái sản xuất nòi giống. Vai
    trò sinh học đó là đồng nhất, phổ biến và không thay đổi.
    b. Giới và sự phát triển – Một số luận điểm chính
    2Từ nhiều thập kỉ nay, giới khoa học phát triển đã biết đến các thuật ngữ
    "phụ nữ trong phát triển", phụ nữ và phát triển, và giới và phát triển.
    Quan điểm WID đạt trọng tâm vào phụ nữ, trên cơ sở giải quyết các vấn
    đề của phụ nữ nảy sinh trong quá trình phát triển.Việc vận dụng quan điểm
    này mang lại những thành tựu và tiến bộ trong triển khai các chương trình dự
    án phát triển quan tâm hơn đến các vấn đề của phụ nữ. Tuy nhiên, WID cũng
    bộc lộ một số nhược điểm. Thứ nhất cách tiếp cận này đặt vấn đề phụ nữ một
    cách biệt lập. Phụ nữ coi như là một nhóm đặc thù và những can thiệp đưa ra
    cũng là những giải pháp đặc thù riêng cho phụ nữ. Thứ hai, WID dựa trên
    quan niệm cho rằng các vấn đề phát triển sẽ được giải quyết tốt hơn nếu đảm
    bảo được dự tham gia đầy đủ của phụ nữ vào quá trình phát triển. Thứ ba,
    WID chỉ nhìn nhận vai trò và vị trí của phụ nữ trong quá trình phát triển chưa
    coi phụ nữ là chủ thể của quá trình phát triển.
    Vì thế, đến nửa sau của những năm 1970, thuật ngữ phụ nữ và phát
    triển (WAD) đã ra đời dựa trên quan điểm của nữ quyền Mác-xít cho rằng,
    phụ nữ là chủ thể của sự phát triển phát triển phụ nữ cùng song song tồn tại
    với sự phát triển nói chung. WAD đã khắc phụ được nhược điểm của WID.
    Tuy nhiên, giống như WID thì khi thực hiện các chương trình phát triển, nhất là
    phát triển nông thôn, WAD vẫn có xu hướng tập trung nhiều vào phụ nữ, nhóm
    gộp các vấn đề của phụ nữ không phân tích đầy đủ các yếu tố tác động đến vị thế
    của phụ nữ trong xã hội như sự phân chia giai cấp, chủng tộc và tư tưởng phụ
    quyền (Evam, 2003).
    Khắc phục nhược điểm này của WAD, thuật ngữ “Giới và phát triển”
    (GAD) đã ra đời vào những năm 1980. GAD có cơ sở lý luận nằm trong
    khuôn khổ nữ quyền xã hội chủ nghĩa. GAD không quan tâm đến phụ nữ một
    cách riêng biệt mà chú ý tới cơ cấu xã hội theo giới và sự phân chia vai trò,
    trách nhiệm và những mong đợi đặc thù giữa nam và nữ. GAD chú ý tác động
    qua lại giữa nam và nữ trong quá trình phát triển. Các vấn đề phát triển được
    3xem tổng hòa và sự lồng ghép đảm bảo sự tham gia đầy đủ giữa nam và nữ,
    không nhấn mạnh một cách biệt lập vai trò của phụ nữ trong cách tiếp cận
    WID (Đỗ Thanh Bình, Trần Thị Vân Anh, 2003) Quan điểm GAD được thể
    hiện nhiều trong việc thực hiện các chương trình và dự án phát triển nông
    thôn. GAD cho rằng phụ nữ là chủ thể chủ yếu của sự đổi mới hơn là đơn
    thuần là người hưởng lợi.
    4
     
Đang tải...