Tiểu Luận Tìm hiểu vai trò của người phụ nữ Việt Nam trong gia đình và xã hội

Thảo luận trong 'Các Môn Khác' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tiểu luận Tâm lý quản lý “ Tìm hiểu vai trò của người phụ nữ Việt Nam trong gia đình và xã hội”.
    I Mở đầu.
    Đời sống của mỗi cá nhân trong xã hội luôn được bắt đầu trước hết từ phạm vi gia đình và trong suốt cuộc đời của họ, gia đình là môi trường sống hết sức quan trọng. Mỗi gia đình luôn là một tế bào của xã hội, vì vậy mà người phụ nữ trong gia đình cũng được ví như những hạt nhân của tế bào đó. Đồng thời, gia đình cũng là nơi thể hiện thực chất sự bình đẳng và nâng cao địa vị của người phụ nữ. Để cảm nhận rõ hơn về tầm quan trọng của người phụ nữ trong gia đình nói chung và ngoài xã hội nói riêng, tôi tiến hành nghiên cứu “vai trò của người phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội’. II Nội dung. 2.1 Khái quát về vị trí và tầm quan trọng của người phụ nữ. 2.1.1 Người phụ nữ trên thế giới nói chung. Nói đến người phụ nữ là nói đến đến một nửa của nhân loại. Nếu như con người là tinh hoa của đất trời thì người phụ nữ sẽ là hương hoa của cuộc đời. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói “muốn giải phóng giai cấp trước hết là giải phóng người phụ nữ”. Như vậy, vai trò của người phụ nữ luôn được xã hội coi trọng và ghi nhận. Tạo hoá dựng nên con người có cả đàn ông và phụ nữ, tuy nhiên họ có những đặc trưng về cá tính, khả năng, đặc điểm khác nhau để mang trong mình những trọng trách khác nhau. Tạo hoá đã ban cho phụ nữ một cơ thể đặc biệt để mang thai và sinh con. Điều đó đồng nghĩa với việc ban cho họ một thiên chức vô cùng quan trọng và cao quý ấy là làm mẹ, làm vợ. Không phải ngẫu nhiên tạo hoá lại trang bị cho phụ nữ một tâm hồn mềm mại, tấm lòng yêu thương và tâm tính dịu dàng. Phụ nữ có quyền tự hào, có quyền hãnh diện khi được tạo hoá ban cho một đặc ân, giao cho một trọng trách vô cùng quan trọng và cao quý ấy. Với những đặc tính và thiên chức đó, vai trò của phụ nữ từ thuở xa xưa đã được khẳng định. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào mỗi giai đoạn lịch sử mà quan điểm giai cấp nhìn nhận về vai trò người phụ nữ khác nhau. Trong xã hội phong kiến hình ảnh người phụ nữ được ví như“Cái cò lặn lội bờ sông, gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non”. Cuộc sống của họ về vật chất thiếu thốn phải“chạy ăn từng bữa toát mồ hôi”, lam lũ đến cùng cực; về tinh thần thì bị ràng buộc trong lễ giáo phong kiến của “tam tòng, tứ đức”. Chế độ “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” đã đẩy vị trí người phụ nữ xuống sâu dưới đáy xã hội. Lịch sử loài người từ trước đến nay, phụ nữ bao giờ cũng là một bộ phận quan trọng trong đội ngũ đông đảo những người lao động trong xã hội. Bằng lao động sáng tạo của mình, phụ nữ đã góp phần làm giàu cho xã hội, làm phong phú cuộc sống con người. Phụ nữ luôn thể hiện vai trò không thể thiếu của mình trong các lĩnh vực đời sống xã hội, cụ thể là: - Trong lĩnh vực hoạt động vật chất, phụ nữ là một lực lượng trực tiếp sản xuất ra của cải để nuôi sống con người. Không chỉ tái sản xuất ra của cải vật chất, phụ nữ còn tái sản xuất ra bản thân con người để duy trì và phát triển xã hội. - Trong lĩnh vực hoạt động tinh thần, phụ nữ có vai trò sáng tạo nền văn hoá nhân loại. Nền văn hóa dân gian của bất cứ nước nào, dân tộc nào cũng có sự tham gia bằng nhiều hình thức của đông đảo phụ nữ. - Song song với những hoạt động góp phần sáng tạo ra mọi của cải vật chất và tinh thần, phụ nữ còn tích cực tham gia đấu tranh giai cấp, đấu tranh giải phóng dân tộc, vì sự tiến bộ của nhân loại. Đến xã hội hiện nay, khi mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ được pháp lý quan tâm, được xã hội lên tiếng đấu tranh cho bình đẳng giới thì vai trò của người phụ nữ không chỉ dừng lại và được khẳng định ở trong gia đình, mà ngoài xã hội họ hoàn toàn bình đẳng với nam giới trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội . Phụ nữ có quyền thể hiện mình, quyền bày tỏ những cảm xúc, những tâm tư tình cảm của mình đối với gia đình và xã hội. 2.1.2 Vai trò vốn có của người phụ nữ nói chung và phụ nữ Việt Nam nói riêng. Ở khu vực Á Đông, hiếm có dân tộc nào phụ nữ lại đóng vai trò quan trọng trong xã hội như ở Việt Nam. Trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc, phụ nữ Việt Nam đã có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước. Ngay từ những buổi đầu lập nước, khi gặp nạn ngoại bang xâm lược, bà Trưng bà Triệu đã dấy binh khởi nghĩa đánh đuổi quân thù. Thế kỷ 20, qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, lịch sử lại ghi nhận hàng vạn tấm gương phụ nữ, các chị, các mẹ không ngại gian khổ, không tiếc máu xương, sẵn sàng chiến đấu, lao động, hy sinh, cống hiến không chỉ cuộc đời mình mà cả con em cho độc lập tự do của Tổ quốc. Phụ nữ không chỉ chiến đấu anh hùng mà đã lao động cần cù, gian khó để vượt lên cảnh đói nghèo và lạc hậu, góp phần xây dựng đất nước ngày càng to đẹp và đàng hoàng hơn. Đảng, Bác Hồ phong tặng phụ nữ Việt Nam tám chữ vàng “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang” trong thời kỳ kháng chiến và “Trung hậu, đảm đang, tài năng, anh hùng” trong thời kỳ đổi mới đất nước không chỉ là sự khích lệ, động viên mà còn là sự thừa nhận và đánh giá vai trò to lớn của phụ nữ Việt Nam. Trong buổi tiếp các trưởng đoàn dự cuộc họp Mạng lưới lãnh đạo nữ lần thứ 11 (WLN) của diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) diễn ra vào tháng 9 – 2006 tại Hà Nội, Chủ tịch Nguyễn Minh Triết khẳng định, Ðảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam nhận thức rõ về vai trò của phụ nữ trong phát triển và hội nhập quốc tế. Chủ tịch nêu rõ: "Ở Việt Nam, vai trò của phụ nữ rất quan trọng. Trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, phụ nữ tham gia rất tích cực trong nhiều hoạt động. Trong thời kỳ hòa bình và xây dựng đất nước, phụ nữ giữ cương vị lãnh đạo ở mọi lĩnh vực kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật Vai trò của phụ nữ hoàn toàn xứng đáng với tám chữ vàng mà Ðảng, Nhà nước và nhân dân dành tặng: Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang". Với truyền thống đó, phụ nữ Việt Nam “giỏi việc nước, đảm việc nhà” tiếp tục vượt qua mọi thành kiến và thử thách, vươn lên đóng góp tích cực vào các hoạt động xã hội, duy trì ảnh hưởng rộng rãi vai trò của mình trên nhiều lĩnh vực như:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...