Luận Văn Tìm hiểu vai trò của các vị chức sắc, sư cả Chăm tại Bình Thuận trong nâng cao mức sống cộng đồng và

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    .Lý do chọn đề tài (Tính cấp thiết của đề tài.) :

    Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, vừa là một hình thể xã hội. Trong suốt quá trình phát triển của lịch sử nhân loại, tôn giáo luôn chứng tỏ là một hiện tượng xã hội đặc biệt, đa dạng, phức tạp và không ngừng tác động tích cực và tiêu cực lên đời sống xã hội.
    Ở Việt Nam, từ khi ra đời, Đảng và Nhà nước ta luôn coi việc giải quyết vấn đề dân tộc và tôn giáo là một nhiệm vụ có tính chiến lược. Trong công cuộc đổi mới, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm thực hiện những chính sách xã hội nhằm tăng cường vai trò làm chủ của nhân dân. Trong chính sách xã hội có chính sách tôn giáo, Văn kiện Đại hội đại biểu Toàn quốc lần IX viết: “tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng theo hoặc không theo tôn giáo nào, quyền sinh hoạt tôn giáo đúng pháp luật ,phát huy những giá trị tốt đẹp về văn hóa, đạo đức của tôn giáo.”
    Trong thời gian qua, đối với cộng đồng Chăm ở Bình Thuận thì các vị chức sắc, sư cả là người có vai trò đặc biệt quan trọng. Đặc biệt là có sự tín nhiệm rất cao trong mỗi làng, palei Chăm. Nếu như chúng ta biết tranh thủ, vận động phát huy vai trò của họ thì chính họ chứ không phải ai khác là người góp phần quan trọng trong việc nâng cao đời sống cộng đồng và phát triển kinh tế xã hội. Đây là việc làm hết sức cần thiết đối với một dân tộc thiểu số có đời sống tôn giáo phong phú như dân tộc Chăm ở Bình Thuận. Nhận thấy được tầm quan trọng của các vị chức sắc, sư cả Chăm trong sự phát triển cộng đồng mình hiện nay là hết sức to lớn. Xuất phát từ lý do trên, việc nghiên cứu “ Tìm hiểu vai trò của các vị chức sắc, sư cả Chăm tại Bình Thuận trong nâng cao mức sống cộng đồng và phát triển kinh tế xã hội” là cần thiết và có ý nghĩa cả về khoa học và thực tiễn.

    2.Sơ lược tình hình nghiên cứu.
    Ngày nay hầu hết các vấn đề của dân tộc Chăm đã được các nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm khá nhiều. Các vấn đề về tôn giáo, điêu khắc kiến trúc, văn học nghệ thuật, lịch sử, văn hóa, ngôn ngữ đã được nhiều nhà nghiên cứu như: Inrasara, Ngô Văn Doanh, Phan Xuân Biên, Phan Quốc Anh, Tràvija, Phú Văn Hãn, Nguyễn Văn Tỷ nghiên cứu và trình bày. Cùng với sự phát triển của xã hội, ngày càng có nhiều các nhà nghiên cứu đi sâu, tìm tòi tận gốc rẽ và đã đạt được những thành công riêng. Những vấn đề về tôn giáo cũng đã được đề cập đến nhưng lại viết về một khía cạnh riêng lẽ của nó như:
    Đời sống và xã hội người Chăm thành phố Hồ Chí Minh của tác giả Phú Văn Hãn, NXB Văn Hóa Dân Tộc, Hà Nội-2006.
    Lễ hội người Chăm của tác giả Sakaya Văn Món, NXB Văn Hóa Dân Tộc-2003.
    Các vấn đề văn hóa xã hội Chăm của Inrasara, NXB văn hóa dân tộc-1999.
    Ngõ vào palei Chăm của Nguyễn Đăng Tỷ, tiểu luận đăng trên Tập san Văn nghệ Dân Tộc (Hội nhà văn Việt Nam) 14-10-1995.
    . Vì vậy với sự cố gắng cỏn con của mình chỉ hy vọng sẽ làm cho tự liệu về dân tộc Chăm ngày càng phong phú và đa dạng.
    Ngoài ra còn có nhiều các tài liệu khác có thể tham khảo, tra cứu thông tin trên các website :www.gilaipraung.com hay www.vanhoanghethuat.org.vn cũng có nhiều bài đề cập.

    3. Mục đích. Câu hỏi nghiên cứu hay nhiệm vụ nghiên cứu.
    Như đã nói, vì viết trong thời gian ngắn nên bài viết không đặt mục tiêu quá lớn mà chỉ cô đọng, giới hạn trong một vấn đề nhất định mà đề tài yêu cầu.
    -Mục đích của bài viết :
    Bài viết nhằm đưa ra một nét mới về các vai trò, vị trí của các vị chức sắc, sư cả Chăm ở Bình Thuận trong việc nâng cao mức sống cộng đồng và phát triển kinh tế xã hội. Cũng qua đó chúng ta sẽ thấy được một bức tranh về dân cư, đời sống tôn giáo của cộng đồng người Chăm ở Bình Thuận, Việt Nam.
    - Câu hỏi nghiên cứu hay nhiệm vụ nghiên cứu:
    Bài nghiên cứu tập trung trả lời những câu hỏi giải quyết cho mục đích chính như sau:
    Việt Nam có người Chăm sống tập trung tại các tỉnh nào?Người Chăm - Bình Thuận có gì đặc biệt trong đời sống và sinh hoạt cộng đồng? Các tôn giáo Chăm – Bình Thuận được truyền bá từ đâu, vào thời gian nào? Có bao nhiêu tôn giáo?
    Đời sống của họ có bị ràng buộc bởi tôn giáo không? Tôn giáo có chỗ đứng như thế nào trong cộng đồng người Chăm?
    Các vị chức sắc, sư cả Chăm là người ra sao? Có vị trí cao hay thấp? Vai trò họ như thế nào trong nâng cao mức sống cộng đồng và phát triển kinh tế xã hội? Làm thế nào để họ giúp cộng đồng mình phát triển một cách toàn diện?
    -Nhiệm vụ của bài viết là từng bước giải quyết những câu hỏi mà đó sẽ lần lược hiện rõ trong bài viết một cách toàn diện. Cùng với nó độc giả cũng sẽ có được cái nhìn mới, nhãn quan hơn về các vị chức sắc, sư cả Chăm trong sự phát triển của cộng đồng hiện nay.

    4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu:
    -Trên cơ sở thực tế bài viết nghiên cứu tất cả những cộng đồng Chăm đang sinh sống tại Bình Thuận, mà các vị chức sắc, sư cả, trí thức Chăm là chủ yếu.
    Do những vấn đề trên chỉ viết trong phạm vi cộng đồng Chăm ở tỉnh Bình Thuận nên chắc chắn sẽ có sự khác lạ so với cộng đồng Chăm các tỉnh khác. Vì vậy cũng không có gì lạ nếu trong bài viết có thấy xuất hiện những chi tiết, số liệu, thông tin khác biệt. Do điều kiện địa lý, lịch sử hình thành mỗi địa bàn dân cư khác nhau nên cũng dẫn đến sự khác biệt về phong tục tạp quán, tín ngưỡng tôn giáo

    5.Phương pháp nghiên cứu.
    -Phương pháp thu thập thông tin.
    Cùng với việc vận dụng kiến thức có được trong thực tế cộng đồng mình. Bài viết còn được thu thập, tham khảo qua sách, báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu khoa học sẵn có tại Việt Nam.
    Bên cạnh đó, bài viết sử dụng phương pháp quan sát thực tế để đúc kết vấn đề nghiên cứu.
    Cuối cùng, nghiên cứu sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu các vị sư cả và các tín đồ trong cộng đồng Chăm tại Bình Thuận.
    -Phương pháp xử lý thông tin.
    Bài viết có sử dụng các biện pháp phổ biến trong nghiên cứu khoa học như: Tổng hợp, so sánh, phân tích, chọn lọc ,tư duy logic những thông tin đã thu thập được.

    6.Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài:
    Từ một vấn đề có thực trong xã hội bài viết cũng có ý nghĩa riêng của nó.
    -Ý nghĩa khoa học. Nghiên cứu góp phần làm phong phú thêm về thông tin khoa học. Cung cấp những thông tin khoa học bổ ích về dân tộc Chăm ở Bình Thuận. Có thể dùng để làm tài liệu nghiên cứu, tham khảo và phát triển nhân rộng ra các đồng bào dân tộc Chăm cả nước, cũng như các đồng bào dân tộc thiểu số khác có chung đời sống tôn giáo, tâm linh, tín ngưỡng giống người Chăm.
    -Về mặc thực tiễn. Nghiên cứu nhằm giúp các cơ quan, tổ chức, đơn vị giải quyết tốt hơn các vấn đề liên quan đến phát triển cộng đồng của người Chăm. Qua đó thực hiện tốt hơn các chính sách, chủ trương cũng như đường lối của Đảng và nhà nước trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, góp phần làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...