Luận Văn Tìm hiểu và triển khai các tính năng phòng tránh thảm họa và phục hồi dữ liệu cho SQL sever 2008 R2

Thảo luận trong 'Công Nghệ Thông Tin' bắt đầu bởi Mai Kul, 14/12/13.

  1. Mai Kul

    Mai Kul New Member

    Bài viết:
    1,299
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÌM HIỂU VÀ TRIỂN KHAI CÁC TÍNH NĂNG PHÒNG TRÁNH THẢM HỌA VÀ PHỤC HỒI DỮ LIỆU CHO SQL SERVER 2008 R2


    Mục lục:
    Lời mở đầu .4
    Chương I: Giới thiệu chung về SQL Server 2008 R2 .5

    Chương II: Những điểm mới trong SQL 2008 R2 .9

    Chương III: Các tính năng mới trong SQL Server 2008 R2 .13

    Chương IV: Backup (sao lưu) CSDL trong SQL Server 2008 R2 .15

    Chương V: THIẾT LẬP TỰ ĐỘNG BACUP TRONG MICROSOFT SQL (MSSQL)SERVER DATABASE 2008 TRONG WINDOW SERVER 2008 29

    Chương VI: Restore (Khôi phục) CSDL trong SQL Server 2008 R2 38

    Hướng phát triển trong giai đoạn 2 51
















    LỜI MỞ ĐẦU
    Trong suốt chu kỳ sống của một database (cơ sở dữ liệu), việc xảy ra sự cố làm hư hỏng mất mát dữ liệu là chuyện khó tránh khỏi.
    Các dạng biến cố hay tai họa có thể xảy ra như:
    - Ðĩa chứa data file hay Transaction Log File hay system file bị mất, bị hư hỏng
    - Những thảm họa tự nhiên như bão lụt, động đất, hỏa hoạn
    - Toàn bộ server bị đánh cắp hoặc phá hủy
    - Các thiết bị dùng để backup - restore bị đánh cắp hay hư hỏng
    - Những lỗi do vô ý của user như lỡ tay xóa, thao tác sai làm hư cơ sở dữ liệu
    - Những hành vi mang tính phá hoại của nhân viên như cố ý đưa vào những thông tin sai lạc.
    - Bị hack (nếu server có kết nối với internet).
    Vì vậy phải luôn có biện pháp bảo vệ cơ sở dữ liệu một cách an toàn nhất, bên cạnh đó cũng phải tự hỏi khi các vấn đề trên xảy ra thì phải làm sao để khôi phục lại dữ liệu đã hư, mất và phục hồi một cách nhanh nhất để đưa server trở lại hoạt động một cách bình thường.

    Để tránh và hoặc ít nhất là hạn chế tối đa mất mát dữ liệu do các sự cố nêu trên, là một người quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu cần phải bảo quản cơ sở dữ liệu của mình một cách hợp lý nhất, giảm tối đa số lần phải phục hồi dữ liệu, luôn theo dõi, kiểm tra thường xuyên để phát hiện các trục trặc trước khi nó xảy ra.
    Và để có thể phục hồi dữ liệu khi gặp các biến cố trên phải biết cách backup (sao lưu) và restore (khôi phục) dữ liệu và sắp xếp lịch trình backup dữ liệu một cách hợp lý‎ để bảo quản cơ sở dữ liệu của mình một cách an toàn nhất. Đối với một thư mục hay những tập tin bình thường thì việc sao lưu và copy ngược trở lại là vô cùng đơn giản là chỉ cần copy vào một thiết bị lưu trữ khác, để phòng khi gặp sự cố gây mất mát dữ liệu thì có thể copy ngược trở lại.
    Còn đối với database trong SQL thì việc backup diễn ra có khác hơn, khi hệ thống đang vận hành thì không thể đơn giản copy các data file và log file vì chúng bị khóa hoàn toàn. Phải dựa vào cơ chế backup của hệ QTCSDL.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...