Luận Văn Tìm hiểu và tích hợp các phương pháp dự báo

Thảo luận trong 'Công Nghệ Thông Tin' bắt đầu bởi Mai Kul, 25/11/13.

  1. Mai Kul

    Mai Kul New Member

    Bài viết:
    1,299
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đồ án tốt nghiệp năm 2013
    Đề tài: Tìm hiểu và tích hợp các phương pháp dự báo




    MỤC LỤC
    LỜI CẢM ƠN 1
    MỤC LỤC 2
    DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH VẼ 4
    LỜI MỞ ĐẦU 6
    CHƯƠNG 1: BÀI TOÁN PHÂN TÍCH VÀ DỰ BÁO . 8
    1.1. Khái niệm 8
    1.2. Ý nghĩa và vai trò của phân tích và dự báo trong quá trình ra quyết định kinh
    doanh 8
    1.2.1. Ý nghĩa . 8
    1.2.2. Vai trò 9
    1.3. Phân loại dự báo . 9
    1.3.1. Căn cứ vào độ dài thời gian dự báo: . 9
    1.3.2. Dựa vào các phương pháp dự báo: 10
    1.3.3. Căn cứ vào nội dung (đối tượng dự báo) 11
    1.4. Các phương pháp dự báo 12
    1.4.1. Phương pháp dự báo định tính 12
    1.4.2. Phương pháp dự báo định lượng . 14
    1.5. Quy trình dự báo . 20
    CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG PHÂN TÍ CH VÀ DỰ BÁO 23
    2.1. Dự báo từ các mức độ bình quân 23
    2.1.1. Dự báo từ số bình quân trượt (di động) . 23
    2.1.2. Mô hình dự báo dựa vào lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân . 23
    2.1.3. Mô hình dự báo dựa vào tốc độ phát triển bình quân . 24
    2.2. Mô hình dự báo theo phương trình hồi quy (dự báo dựa vào xu thế) 25
    2.2.1. Mô hình hồi quy theo thời gian . 25
    2.2.2. Mô hình hồi quy giữa các tiêu thức . 26
    2.3. Dự báo dựa vào hàm xu thế và biến động thời vụ 27
    2.3.1. Dự báo dựa vào mô hình cộng 27
    2.3.2. Dự báo dựa vào mô hình nhân 28
    2.4. Dự báo theo phương pháp san bằng mũ . 29
    2.4.1. Mô hình đơn giản (phương pháp san bằng mũ đơn giản) . 29
    2.4.2. Mô hình xu thế tuyến tính và không có biến động thời vụ (Mô hình san
    mũ Holt – Winters) 32
    2.4.3. Mô hình xu thế tuyến tính và biến động thời vụ . 33
    CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM CÁC BÀI TOÁN DỰ BÁO . 36
    3.1. Phần mềm IBM SPSS Modeler 36
    3.1.1. Giới thiệu . 36
    3.1.2. Các chức năng trong SPSS Modeler . 36
    3.2. Áp dụng phần mềm IBM SPSS Modeler vào bài toán dự báo . 39
    3.2.1. Bài toán 1 (sử dụng phương pháp định tính) 39
    3.2.2. Bài toán 2 (sử dụng phương pháp định lượng) . 46
    3.2.3. Bài toán 3 (sử dụng phương pháp định lượng) . 49
    KẾT LUẬN 54
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 55




    LỜI MỞ ĐẦU
    Dự báo luôn gắn liền với cuộc sống của con người, từ các dự báo đơn giản về
    thời tiết, môi trường sống, đến các dự báo quan trọng trong lĩnh vực chính trị, quân
    sự, kinh doanh và trong các lĩnh vực khác. Với chiều dài phát triển như vậy dự báo vẫn
    chưa chính thức là một ngành khoa học độc lập cho đến những năm đầu của thập niên
    60 của thế kỉ trước, khoa học dự báo với tư cách một ngành khoa học độc lập có đầy đủ
    hệ thống lí luận và phương pháp luận.
    Mỗi lĩnh vực có một yêu cầu về dự báo riêng, đối với nhà quản trị khi lên kế
    hoạch, trong hiện tại họ xác định hướng tương lai cho các hoạt động mà họ sẽ thực
    hiện. Bước đầu tiên trong hoạch định là dự báo hay là ước lượng nhu cầu tương lai cho
    sản phẩm hoặc dịch vụ và các nguồn lực cần thiết để sản xuất sản phẩm hoặc dịch vụ đó.
    Dự báo sẽ mở ra một cửa sổ để hướng tới tương lai. Nó là con đường dẫn tới
    việc lập kế hoạch cho sự phát triển của tương lai. Những tầm nhìn từ dự báo sẽ giúp
    mở ra nhiều lựa chọn hơn cho tương lại để ta có quyết định chọn hay không chọn.
    Trong một thế giới thay đổi với nhịp độ nhanh như hiện nay, tương lai sẽ có xu
    hướng rất khác so với thực tế hiện tại với rất nhiều cách khác nhau. Hơn nữa, do sự
    phát triển của những tri thức mới và những tiến bộ trong khoa học (và tiếp theo là sự
    tiến bộ của công nghệ), xã hội học, chính trị, kinh tế và kinh doanh, xã hội toàn cầu của
    chúng ta có khả năng ngày càng tăng để hình thành (theo hương tích cực hoặc tiêu cực)
    tương lai mà chúng ta sẽ phải đạt được.
    Kết quả là xã hội và những tổ chức trong nó phải tìm những kiến thức dự báo về
    tương lai có thể xảy ra và những hậu quả đối với những hành động ngày hôm nay và
    những hành động cần thiết. Do đó việc ngày càng cần thiết là chúng ta có những công
    cụ dự báo tốt hơn và áp dụng chúng theo những cách ta có thể. Điều đó cho thấy dự
    báo là càng quan trọng nhiều hơn, ngành dự báo đã trở thành một công cụ cần thiết để
    mọi người sử dụng trong nỗ lực đưa ra định những quyết, kế hoạch, thiết kế, chỉ đạo,
    quản lý, thực hiện và kiểm soát thay đổi bằng cách xác định tương lai thích hợp hơn
    với những dự báo.
    Xác định được tầm quan trọng của lĩnh vực dự báo như vậy nên em đã chọn
    đề tài “Tìm hiểu và tích hợp các phương pháp dự báo.”
    Xuất phát từ yêu cầu của đề tài, đồ án được chia làm các phần như sau:
    Lời mở đầu: Giới thiệu về dự báo và vai trò
    Chương 1: BÀI TOÁN PHÂN TÍCH VÀ DỰ BÁO
    Trong chương này trình bày các khái niệm và kiến thức cơ bản về dự báo cũng
    như các phương pháp dự báo.
    Chương 2: HỆ THỐNG PHÂN TÍCH VÀ DỰ BÁO
    Tìm hiểu các phương pháp cơ bản để xây dựng hệ thống phân tích và dự báo.
    Chương 3: THỰC NGHIỆM CÁC BÀI TOÁN DỰ BÁO
    Giới thiệu và áp dụng phần mềm SPSS Modeler của hãng IBM giải quyết các
    bài toán dự báo.
    Kết luận
    Tài liệu tham khảo




    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
    [1] Lê Văn Dụy: Mô hình dự báo ngắn hạn, Thông tin Khoa học Thống kêViện Khoa học Thống kê, 2008.
    [2] Lê Xuân Phương: Ứng dụng phương pháp chuyên gia dự báo trong lĩnh
    vực Bưu chính – Viễn thông, Tạp chí Công nghệ Thông tin và Truyền thông, 2004.
    [3] Nguyễn Thị Thanh Huyền, Nguyễn Văn Huân, Vũ Xuân Nam: Bài giảng
    phân tích và dự báo kinh tế, Trường đại học Thái Nguyên, 2009.
    [4] Nguyễn Trọng Hoài, Phùng Thanh Bình, Nguyễn Khánh Duy: Dự báo và
    phân tích dữ liệu trong kinh tế và tài chính, NXB ĐH Thống kê, 2009.
    [5] Nguyễn Văn Cao, Trần Thái Ninh: Giáo trình Lý thuyết xác suất và
    Thống kê toán, NXB ĐH Kinh Tế Quốc Dân, 2008.
    [6] Trần Ngọc Vũ: Giáo trình Hướng dẫn sử dụng SPSS, Hà Nội, 3/2005.
    [7] Sổ tay điều tra viên địa bàn mẫu, Ban chỉ đạo tổng điều tra dân số và nhà
    ở trung ương, Tổng cục thống kê – Cục thống kê thành phố Hải Phòng, 11/2008.
    [8]http://isponre.gov.vn/home/dien-dan/463-tong-quan-ve-phuong-phap-dubao-va-kha-nang-ap-dung-mot-so-mo-hinh-trong-du-bao-bien-dong-tai-nguyen-vamoi-truong-tai-viet-nam
    TÀI LIỆU TIẾNG ANH
    [1] John E.Hanke, at el: Business forecastin, NXB Pearson 2010.
    [2] Thomas L, Saaty, Luis G. Vargas: Prediction - Projection and
    Forecasting, Kluwer Academic Publishers, 1991.
    [3] http://www.forecastingmethods.net/
    [4]ftp://ftp.software.ibm.com/software/analytics/spss/documentation/modeler
    /14.2/en/
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...