Thạc Sĩ Tìm hiểu và phân tích cụ thể về cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài và thực tiễn

Thảo luận trong 'Kinh Tế' bắt đầu bởi Bích Tuyền Dương, 26/9/12.

  1. Bích Tuyền Dương

    Bài viết:
    2,590
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU

    Quan hệ kinh tế quốc tế cùng với mối quan hệ về chính trị, ngoại giao, văn hoá . là những nhân tố quan trọng cấu thành nên bức tranh tổng thể về quan hệ quốc tế ở mỗi thời kỳ lịch sử nhất định. Nó ra đời và phát triển trên cơ sở phân công lao động quốc tế, bao gồm một hệ thống đa dạng và phong phú các hoạt động như: thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế, chuyển giao công nghệ . Cùng với xu thế toàn cầu hoá trong quan hệ quốc tế nói chung, hoạt động kinh tế quốc tế đang đạt được bước phát triển mạnh chưa từng thấy mang tính thời đại sâu sắc và sẽ còn tiếp tục được bổ sung, phát triển hơn nữa bởi những nhân tố mới trong tương lai. Trong bối cảnh đó, các tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh tế quốc tế nói chung và các hoạt động thương mại nói riêng có xu hướng gia tăng và diễn biến phức tạp đòi hỏi phải có những phương thức giải quyết nhanh chóng, hiệu quả nhằm bảo đảm cho các hoạt động đó được diễn ra một cách liên tục và thuận tiện.
    Tuy nhiên, giải quyết tranh chấp thương mại là vấn đề vô cùng phức tạp do tham gia vào các quan hệ này có nhiều chủ thể với những địa vị pháp lý không giống nhau, thuộc những hệ thống pháp luật khác nhau . Do đó, việc lựa chọn được một phương thức giải quyết tranh chấp hợp lý là một vấn đề có ý nghĩa quyết định trong việc đảm bảo và thúc đẩy các hoạt động thương mại quốc tế phát triển thuận lợi. Trên thực tế, toà án là cơ quan có đủ chức năng để thực hiện những cơ sở pháp lý trong việc giải quyết tranh chấp nói chung. Song các đặc tính gay gắt, phức tạp và sòng phẳng của các hoạt động thương mại thì bên cạnh toà án còn có những biện pháp giải quyết tranh chấp khác có hiệu quả hơn nhiều. Một trong những biện pháp đó là "Trọng tài".
    Là một thành viên trong cộng đồng quốc tế, Việt Nam không thể đứng ngoài xu thế phát triển chung của thế giới. Đảng và Nhà nước ta chủ trương mở rộng quan hệ hợp tác và phát triển về kinh tế với các quốc gia khác và hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu. Năm 1986, Nghị quyết Đại hội VI của Đảng đề ra đường lối đổi mới, nền kinh tế nước ta chuyển từ cơ chế quản lý tập trung, bao cấp sang nền kinh tế sản xuất hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Sự chuyển đổi tư duy kinh tế có ý nghĩa lớn lao này đã đặt nền móng cho sự phát triển, tăng trưởng kinh tế liên tục của nước ta hơn 15 năm qua.Từ khi chúng ta thực hiện chính sách mở cửa, Việt Nam đã có quan hệ thương mại với hơn 100 nước trên thế giới, ký kết hàng loạt các Hiệp định thương mại song phương và đa phương trong đó tiêu biểu là Hiệp định thương mại Việt - Mỹ, Hiệp định về buôn bán hàng dệt may Việt Nam - EU, Hiệp định về khu vực mậu dịch tự do AFTA . Việt Nam là thành viên chính thức của ASEAN, tham gia tổ chức kinh tế Châu á - Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn hợp tác kinh tế á - Âu (ASEM). Hiện nay Việt Nam đang là quan sát viên của tổ chức thương mại thế giới WTO.
    Bối cảnh đó đặt ra cho Việt Nam nhiều thời cơ để phát triển nhưng cũng không ít thách mà chúng ta phải đối mặt, đặc biệt là việc giải quyết các tranh chấp thương mại. Điều đó đòi hỏi chúng ta phải có một chế định pháp luật hiện đại về trọng tài vì đây là một trong những phương thức giải quyết tranh chấp hữu hiệu nhất hiện nay.
    Trong khuôn khổ bài tiểu luận này, em xin tìm hiểu và phân tích cụ thể về cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài và thực tiễn ở Việt Nam về vấn đề này. Về bố cục, bài tiểu luận gồm có: Lời nói đầu, 3 chương và lời kết luận. Cụ thể là:
    Chương I: Một số khái niệm chung
    Chương II: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài ở Việt Nam.
    Chương III: Đánh giá chung về pháp lệnh trọng tài thương mại 2003 và một số đề kiến nghị. Doanh nghiệp Việt Nam đón nhận trọng tài như thế nào trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Xu hướng phát triển văn hoá trọng tài thương mại quốc tế.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...