Luận Văn Tìm hiểu và hoàn thiện mô hình sản xuất tinh gọn tại công ty CP may Việt Thịnh

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    Trong nền kinh tế thị trường, mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải có những phương án sản xuất và chiến lược kinh doanh có hiệu quả. Để làm được điều đó, các doanh nghiệp phải luôn tìm cách cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm các yếu tố đầu vào, cải tiến và thu gọn qui trình sản xuất nhằm hạ giá thành sản phẩm mà vẫn đảm bảo được chất lượng sản phẩm. Do đó việc cải tiến qui trình sản xuất, tận dụng triệt để các nguồn lực luôn là một mục tiêu quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp.
    Mỗi doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh thường có rất nhiều sản phẩm khác nhau và ngày càng có xu thế đa dạng hóa sản phẩm của mình. Để sản xuất một loại sản phẩm yêu cầu một qui trình sản xuất chuyên biệt và theo nó là cả một số lượng các chi tiết bộ phận, nguyên vật liệu rất đa dạng. Vì thế yêu cầu tinh gọn, giảm thiểu các quá trình các công đoạn dư thừa nhằm tối ưu hóa qui trình sản xuất luôn là mục tiêu được đặt lên hàng đầu tại mỗi doanh nghiệp. Bên cạnh đó trong ngành công nghiệp may mặt ở nước ta thì việc áp dụng các qui trình sản xuất hiện đại vẫn chưa được chú trọng đúng mức không cao, năng lực điều hành sản xuất luôn gặp những khó khăn nhất định. Do dó việc nâng cao nâng lực quản lý và vận hành sản xuất, áp dụng các phương pháp mới nhằm từng bước nâng cao hiệu quả qui trình sản xuất, tinh gọn qui trình sản xuất nâng cao giá trị gia tăng cho khách hàng, rút ngắn thời gian sản xuất là khá cấp bách.
    Lean Manufacturing được sử dụng rộng rãi nhất trong các ngành công nghiệp thiên về lắp ráp hoặc có quy trình nhân công lặp đi lặp lại. Trong những ngành công nghiệp này, tính hiệu quả và khả năng chú tâm vào chi tiết của công nhân khi làm việc với các công cụ thủ công hoặc vận hành máy móc có ảnh hưởng lớn đến năng suất. Ở các công ty này, hệ thống được cải tiến có thể loại bỏ nhiều lãng phí hoặc bất hợp lý. Với đặc thù này, có một số ngành cụ thể bao gồm xử lý gỗ, may mặc, lắp ráp xe, lắp ráp điện tử và sản xuất thiết bị.
    Vì Lean Manufacturing loại bỏ nhiều vấn đề liên quan đến lịch sản xuất và cân bằng chuyền kém nên Lean Manufacturing đặc biệt thích hợp cho các công ty chưa có hệ thống Hoạch định Nguồn lực Doanh nghiệp (ERP) hoặc chưa có hệ thống để hoạch định yêu cầu vật tư (MRP), lịch sản xuất hay điều phối sản xuất. Điều này đặc biệt quan trọng ở Việt Nam vì nhiều công ty Việt Nam đang hoạt động dưới mức công suất khá đáng kể, hoặc thường giao
    hàng không đúng hẹn do các vấn đề trong hệ thống quản lý và lên lịch sản xuất.
    Lean Manufacturing cũng thích hợp cho các ngành có chiến lược ưu tiên việc rút ngắn thời gian chu kỳ sản xuất tới mức tối thiểu để tạo được thế mạnh trong cạnh tranh cho công ty.
    Với những tầm quan trọng và những vấn đề cấp bách trên tôi chọn đề tài “Tìm hiểu và hoàn thiện mô hình sản xuất tinh gọn tại công ty CP may Việt Thịnh”. Khi thực hiện đề tài này, tôi mong muốn sẽ mang đến cho quý doanh nghiệp một cách nhìn rõ ràng hơn về thực trạng áp dụng qui trình sản xuất tinh gọn tại quý công ty. Qua đó giúp các cấp lãnh đạo và điều hành có cái nhìn rõ ràng hơn về qui trình Lean manufacturing đang được áp dụng tại công ty.
    Bằng phương pháp thực hiện đề tài
     Phương pháp tham khảo tài liệu: Quản trị và vận hành sản xuất, các tài liệu về sản xuất tinh gọn, Quản trị nâng cao chất lượng
     Phương pháp khảo sát thực tế: Tại phòng kỹ thuật công nghệ và QA, xưởng sản xuất
    Bằng những phương pháp luận và công cụ đã học cũng như quá trình quan sát thực tế qui trình sản xuất một mã hàng theo Lean Manufacturing tại xí nghiệp Long Tiến, Công ty CP may Việt Thịnh tôi cố gắng cung cấp một cái nhìn toàn diện về qui trình áp dụng Lean Manufacturing tại xí nghiệp theo góc nhìn của một bài báo cáo, bố cục gồm có bốn chương.

    Chương 1: Giới thiệu tổng quan về công ty cổ phần may Việt Thịnh
    Chương 2: Cơ sở lý luận về sản xuất tinh gọn
    Chương 3: Thực trạng áp dụng sản xuất tinh gọn tại công ty
    Chương 4: Giải pháp và kiến nghị


    MỤC LỤC
    Trang bìa trang i
    Nhận xét của giáo viên ii
    Nhận xét của đơn vị thực tập iii
    Lời cảm ơn iv
    Các từ viết tắt sử dụng v
    Danh sách các bảng sử dụng vi
    Danh sách các đồ thị sử dụng, sơ đồ vii
    Mục lục viii
    LỜI MỞ ĐẦU trang 1


    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VIỆT THỊNH
    1.1. Lịch sử hình thành 3
    1.2. Cơ cấu tài sản và nguồn vốn 4
    1.3. Thị trường 5
    1.4. Lĩnh vực kinh doanh của công ty 5
    1.5. Cơ cấu tổ chức 7
    1.6. Chiến lược phát triển trong tương lai 9
    CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
    2.1 Khái niệm về Lean Manufacturing 9
    2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của quản lý sản xuất 9
    2.1.1.1. Lịch sử của quản lý sản xuất 9
    2.1.1.2. Lịch sử hình thành Lean Manufacturing 11
    2.1.1.3. Đặc điểm hệ thống sản xuất theo Lean 12
    2.1.2. Các khái niệm liên quan 12
    2.1.2.1. Khái niệm 13
    2.1.2.2. Mục tiêu của Lean Manufacturing 14
    2.1.2.3. Các nguyên tắc chính của Lean Manufacturing 16
    2.1.1.4. Các lãng phí theo Lean Manufacturing 17
    2.2. Công cụ & phương pháp trong Lean Manufacturing 20
    2.2.1. Phương pháp trong Lean Manufacturing 20
    2.2.1.1. Chuẩn hoá quy trình 20
    2.2.1.2. Truyền đạt quy trình chuẩn cho nhân viên 21
    2.2.1.3. Quy trình chuẩn và sự linh hoạt 21
    2.2.2. Công cụ trong Lean Manufacturing 22
    2.2.2.1. Quản lý bằng công cụ trực quan (Visual Management) 22
    2.2.2.2. Chất lượng từ gốc (hay “làm đúng ngay từ đầu”) 23
    2.2.2.3. Sơ đồ chuỗi giá trị (Value Stream Mapping) 23
    2.2.2.4. Phương pháp 5S 23
    2.2.2.5. Bảo trì ngăn ngừa (Preventative Maintenance) 24
    2.2.2.6. Bảo trì sản xuất tổng thể (Total Productive Maintenance) 24
    2.2.2.7. Thời gian chuyển đổi/ chuẩn bị (Changeover/setup time) 25
    2.2.2.8. Giảm thiểu quy mô lô sản xuất 25
    2.2.2.9. Quy hoạch mặt bằng xưởng và vật tư tại nơi sử dụng 26
    2.2.2.10. Kanban 26
    2.2.2.11. Cân bằng sản xuất 27
    2.2.2.12. Người giữ nhịp (Pacemaker) 27
    2.2.2.13. Mức hữu dụng thiết bị toàn phần 28

    CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG SẢN XUẤT TINH GỌN TẠI CÔNG TY
    3.1. Thực trạng ứng dụng các công cụ sản xuất tinh gọn 29
    3.1.1. Chuẩn hóa qui trình 29
    3.1.2. Thực trạng ứng dụng các công cụ Sản xuất tinh gọn cho qui trình 32
    3.2. Trình tự các bước áp dụng Lean tại Xí Nghiệp Long Tiến 35
    3.2.1. Khảo sát tại sơ bộ tại xí nghiệp 35
    3.2.2. Truyền đạt qui chuẩn 36
    3.2.3. Thực hiện 38
    3.2.3.1. Giai đoạn chuẩn bị 38
    3.2.3.2. Giai đoạn Áp dụng Lean 45

    CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ
    4.1 Giải pháp về việc ứng dụng các công cụ sản xuất tinh gọn tại công ty 47
    4.1.1 Chất lượng từ gốc hay làm đúng ngay từ đầu 47
    4.1.2 Bảo trì ngăn ngừa 48
    4.2 Giải pháp cải tiến khi áp dụng Triển khai Lean 50
    4.2.1 Tổ chức tuyên truyền và nâng cao nhận thức tốt hơn cho công nhân trước khi áp dụng Lean 50
    4.2.3 Ghi nhận những phản hồi từ công nhân một cách tích cực hơn 52
    KẾT LUẬN 53
    PHỤ LỤC A
    TÀI LIỆU THAM KHẢO B
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...