Luận Văn Tìm hiểu và đánh giá tình hình thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra,giải quyết khiếu nại, tố cáo,

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 20/11/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    PHẦN 1.MỞ ĐẦU 1
    1.1. Đặt vấn đề 1
    1.2. Mục đích, yêu cầu của đề tài 2
    1.2.1 Mục đích 2
    1.2.2.Yêu cầu 2
    PHẦN 2.TỔNG QUAN CÁC VẪN ĐỂ NGHIÊN CỨU 3
    2.1. Cơ Sở lý luận về vấn đề nghiên cứu. 3
    2.1.1. Các khái niệm. 3
    2.1.2. Hệ thống tổ chức thanh tra nhà.nước: 3
    2.2. Cơ Sở thực tiễn Của Vấn đề nghiên cứu 8
    2.2.1. Sơ lược về pháp luật đất đai hiện nay. 8
    2.2.2. Nguyên nhân xây ra tranh chấp đất đai. 8
    2.2.3. Tính cần thiết phải tiến hành thanh tra, kiểm tra, việc quản lý và sử dụng đất 9
    2.2.4. Căn cứ pháp lý 10
    PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11
    3.1. Đối tượng nghiên cứu 11
    3.2. Phạm vi nghiên cứu 11
    3.3. Nội dung nghiên cứu 11
    3.4. Phương pháp nghiên cứu 11
    PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 13
    4.1 . Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội. 13
    4.1.1. Điều kiện tự nhiên 13
    4.1.2. Các nguồn tài nguyên 16
    4.1.3 Điều kiện phát triển kinh tế- xã hội: 19
    4.2. Thực trạng tình hình quản lý sử dụng, đất trên địa bàn huyện Hòa Vang 28
    4.2.1.Thời kỳ trước luật đất đai 1993 . 28
    4.3. Tình hình sử dụng đất trên địa bàn huyện Hòa Vang 36
    4.3.1 Hiện trạng sử dụng đất 36
    4.3.2. Cơ cấu sử dụng đất theo đối tượng sử dụng đất và theo đối tượng quản lý 36
    4.3.3. Tình hình biến động đất đai trên địa bàn huyện Hòa Vang 37
    4.4. Tình hình công tác thanh tra, kiểm tra,giải quyết khiếu nại tố cáo, tranh chấp đất đai trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. 39
    4.4.1. Hệ thống thanh tra, kiểm tra đất đai ở huyện Hòa Vang 40
    4.4.2. Tình hình thanh tra, kiểm tra đất đai ở huyện Hòa Vang 40
    4.4.3. Tình hình thực hiện công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân. 43
    4.5. Một số vụ việc điển hình và cách giải quyết. 52
    4.5.1. Vụ khiếu nại của ông Nguyễn Sửu trú tại thôn Thôn Giáng Nam, xã Hòa Phước, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. 52
    4.5.2.Vụ việc của ông Tống Phước Xảo trú tại xã Hòa Phong huyện Hòa Vang. 56
    4.5.3. Về việc giải quyết đơn tranh chấp của bà Trần Thị Hồng 60
    4.5.4. Vụ việc bà Trần Thị thông khiếu nại UBND huyện Hòa Vang cấp giấy chứng nhận số BC 782580 ngày 31 tháng 08 năm 2010 cho ông Trương Đình Dũng, trú tại phường Hòa Thọ Đông thành phố Đà Nẵng, trong đó có phần diện tích bị chồng lên diện tích đất nông nghiệp mà gia đình bà đã khai hoang. 64
    PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 67
    5.1. Kết luận 67
    5.2. Kiến nghị 68
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 69

    PHẦN 1: MỞ ĐẦU

    1.1. Đặt vấn đề

    Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, nó được hình thành và phát triển cùng với quá trình phát triển kinh tế- xã hội,là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng của mổi quốc gia và mỗi con người trên trái đất. Nó là môi trường sống, sinh hoạt và sản xuất của con người, là tư liệu sản xuất đặt biệt, là địa bàn phân bố dân cư, xây dựng các cơ sở văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng Cùng với quá trình phát triển của xã hội và sự gia tăng không ngừng của dân số khiến cho dất đai ngày càng thu hẹp trong khi nhu cầu của con người thì ngày càng tăng.
    Để giải quyết tốt các mối quan hệ đất đai, thực hiện công khai, minh bạch, tăng cường tính pháp lý, kỷ luật, kỷ cương trong quản lý đất đai. Nhằm bảo đảm sự công bằng,bình đẳng và đoàn kết trong nội bộ nhân dân, tạo được động lực mới để phát triển, đáp ứng yêu cầu của công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Vì vậy dòi hỏi chính sách, pháp luật về đất đai phải được quan tâm sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình mới.
    Hiện nay nước ta đang trên đường hội nhập nên gặp rất nhiều rắc rối trong quá trình thực thi luật đất đai, nhiều sai sót trong quá trình thực hiện do các yếu tố chủ quan và khách quan chi phối. Điều này đã tạo nên sự thiếu công bằng trong mối quan hệ giữa đối tượng này và đối tượng khác. Nó là nguồn gốc phát sinh của quá trình khiếu nại và tố cáo của các cá nhân , tổ chức và các đoàn thể tạo nên áp lực rất lớn đối với cơ chế quản lý nhà nước. Để cho đất nước ngày càng phát triển, quỷ đất được sử dụng một cách hiệu quả,hợp lý, những bất cập và hạn chế trong cơ chế trong cơ chế sớm được phát hiện và giải quyết thì cần phải đẩy mạnh công tác thanh tra và kiểm tra.
    Hòa Vang là huyện ngoại thành duy nhất nằm trên phần đất liền của thành phố Đà Nẵng có 11 xã. Huyện chiếm gần hết diện tích của thành phố Đà Nẵng trong đó có một phần nhỏ diện tích dành cho các quận nội thành. Vì vậy Hòa Vang có vị trí và vai trò hết sức quan trọng đối với thành phố Đà Nẵng. Tuy vậy, ở đây vẫn còn gặp rất nhiều bất cập trong công tác quản lý và sử dụng đất. Điều này đã tạo nên sự mâu thuẫn trong xã hội và là nguồn gốc của khiếu nại và tố cáo. Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề này,cộng với sự phân công của khoa Tài nguyên đất và Môi trường nông nghiệp trường đại học Nông Lâm Huế và sự hướng dẫn của thầy giáo TH. Đinh Văn Thóa tôi thực hiện đề tài” Tìm hiểu và đánh giá tình hình thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra,giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai ở huyện Hòa Vang TP Đà Nẵng”.
    1.2. Mục đích, yêu cầu của đề tài
    1.2.1 Mục đích

     Cũng cố lại kiến thức đã học ở nhà trường.
     Tìm hiểu các lý luận cơ bản về công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai ở địa phương .
     Đánh giá công tác quản lý và sử dụng đất trên địa bàn huyện Hòa Vang.
     Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, tiềm năng đất đai của huyện Hòa Vang từ đó đề xuất những phương hướng và giải pháp thiết thực, thích hợp nhằm hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý sử dụng đất.
     Rút ra kết luận, kinh nghiệm trong công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại và tố cáo, tranh chấp đất đai ở huyện Hòa Vang.
    1.2.2.Yêu cầu
     Tìm hiểu các văn bản vi phạm pháp luật về đất đai.
     Nắm rõ được điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội ở địa phương.
     Nắm vững được nội dung về luật đất đai 2003 và những văn bản dưới luật liên quan đến công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai.
     Thực hiện đúng chủ trương, chính sách của trung ương và địa phương về công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai.
     Đưa ra kiến nghị, đề xuất phải phù hợp với quy định của pháp luật và thực tiễn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...