Luận Văn Tìm hiểu và đánh giá hiệu quả chăn nuôi của các giống heo rừng tại tỉnh Bình Định

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU1. ĐẶT VẤN ĐỀ
    Việt Nam là một nước nông nghiệp. Sản xuất nông nghiệp, nhất là ngành chăn nuôi có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế. Đặc biệt đối với nông dân, ngành chăn nuôi đã góp phần rất lớn cho phát triển kinh tế hộ gia đình như: Tăng thu nhập, tạo việc làm, hỗ trợ cho ngành trồng trọt
    Trước tình hình chăn nuôi gặp nhiều khó khăn như hiện nay, người dân đã không ngừng mở ra nhiều mô hình chăn nuôi mới nhằm giải quyết khó khăn cho kinh tế gia đình đồng thời góp phần thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển. Trong đó, nuôi heo rừng cũng là một trong những mô hình chăn nuôi mới. Nghề nuôi heo rừng đang rộ lên ở một số trang trại trên địa bàn cả nước, bước đầu mang lại hiệu quả cao. Với chi phí đầu tư trung bình, không tốn nhiều công chăm sóc, đây có thể là hướng đi mới cho nông dân.
    Thịt của heo rừng có giá trị kinh tế gấp nhiều lần so với thịt heo nhà. Hiện nay, thịt heo rừng được xem là đặc sản, rất được mọi người ưa chuộng vì thịt heo rừng săn chắc nhờ vận động liên tục. Heo rừng có thể hấp thụ những chất bổ dưỡng từ nguồn thức ăn là cây cỏ tự nhiên nên thịt heo rừng nhiều nạc nhưng rất mềm, rất ít mỡ, lớp da dày nhưng rất giòn, không cứng như thịt heo nhà. Thịt heo rừng rất ngọt, thơm, hàm lượng cholesteron thấp, người tiêu dùng rất ưa chuộng nên không chỉ ở Việt Nam mà nhu cầu xuất khẩu đi các thị trường lớn trên thế giới cũng rất lớn.
    Việc nghiên cứu, phân tích thực trạng, có căn cứ khoa học để định hướng và đưa ra giải pháp cho hộ chăn nuôi heo rừng để giải quyết những vấn đề mà họ đang gặp khó khăn có ý nghĩa thiết thực. Đây là vấn đề thời sự đang được xã hội quan tâm.
    Xuất phát từ những lí do trên và được sự đồng ý của khoa Sinh-KTNN trường đại học Quy Nhơn, tôi tiến hành làm đề tài: “Tìm hiểu và đánh giá hiệu quả chăn nuôi của các giống heo rừng tại tỉnh Bình Định” nhằm khảo sát thực trạng và đánh giá về hiệu quả kinh tế của mô hình chăn nuôi heo rừng trên địa bàn tỉnh Bình Định.
    2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
    Khảo sát thực trạng, đánh giá hiệu quả kinh tế loại hình chăn nuôi heo rừng trên địa bàn tỉnh Bình Định. Phân tích những thuận lợi và khó khăn, những vấn đề đặt ra với loại hình chăn nuôi heo rừng và tìm ra phương pháp phù hợp trong chăn nuôi heo rừng. Trên cơ sở đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi heo rừng trên địa bàn tỉnh, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
    Ngoài ra, các kết quả của đề tài còn góp phần hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về hiệu quả chăn nuôi heo rừng.
    3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
    3.1. Ý nghĩa khoa học
    Cung cấp thêm dữ liệu về tình hình chăn nuôi heo rừng trên địa bàn tỉnh Bình Định, giúp làm tài liệu cho việc nghiên cứu tiếp theo.
    3.2. Ý nghĩa thực tiễn
    Giúp cho nhân dân trong tỉnh nắm được một số đặc điểm sinh học cơ bản của heo rừng và quy trình nuôi một cách có khoa học nhằm nâng cao hiệu quả của việc chăn nuôi heo rừng.

    MỞ ĐẦU 1
    1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 2
    3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 2
    3.1. Ý nghĩa khoa học. 2
    3.2. Ý nghĩa thực tiễn. 2
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
    1.1. NGUỒN GỐC VÀ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA HEO RỪNG 3
    1.1.1. Nguồn gốc heo rừng. 3
    1.1.2. Đặc điểm sinh học của heo rừng. 3
    1.1.2.1 Hình thái 3
    1.1.2.2. Khả năng sinh trưởng. 5
    1.1.2.3. Khả năng sinh sản. 6
    1.1.3. Tập tính. 6
    1.1.4. Thị trường về thịt heo rừng. 7
    1.2. QUY TRÌNH KỸ THUẬT CHĂN NUÔI HEO RỪNG 7
    1.2.1. Chuồng trại 7
    1.2.1.1. Yêu cầu kỹ thuật 7
    1.2.1.2. Kiểu chuồng tự nhiên. 8
    1.2.1.3. Kiểu chuồng thâm canh. 8
    1.2.2. Kỹ thuật nuôi dưỡng heo rừng. 9
    1.2.2.1. Thức ăn nước uống. 9
    1.2.2.2. Kỹ thuật chăm sóc heo rừng sơ sinh. 10
    1.2.2.3. Kỹ thuật chăm sóc heo rừng hậu bị 12
    1.2.2.4. Kỹ thuật chăm sóc heo rừng đực giống. 12
    1.2.2.5. Kỹ thuật chăm sóc heo rừng mang thai, trong và sau đẻ. 13
    1.2.2.6. Vệ sinh phòng bệnh cho heo rừng. 13
    1.3. NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ HEO RỪNG 16
    1.3.1. Ngoài nước. 16
    1.3.2. Trong nước. 18
    1.4. TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 19
    1.4.1. Tình hình dân số và lao động. 19
    1.4.2. Tình hình sản xuất nông nghiệp. 19
    1.4.2.1. Trồng trọt 19
    1.4.2.2. Chăn nuôi 19
    1.4.2.3. Lâm nghiệp. 20
    1.4.2.4. Thủy sản. 20
    1.4.2.5. Về chế biến nông, lâm, thủy sản xuất khẩu. 20
    1.4.3. Những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh Bình Định 21
    1.4.3.1. Thuận lợi 21
    1.4.3.2. Khó khăn. 22
    CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
    2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 23
    2.2. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 23
    2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 23
    2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
    2.4.1. Phương pháp điều tra, khảo sát nông hộ. 24
    2.4.2. Phương pháp phỏng vấn. 24
    2.4.3. Phương pháp thu thập tài liệu. 24
    2.4.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu. 24
    CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 25
    3.1. TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI HEO RỪNG CỦA TỈNH BÌNH ĐỊNH QUA CÁC NĂM GẦN ĐÂY 25
    3.1.1. Tình hình chung. 25
    3.1.2. Tình hình sử dụng thức ăn để nuôi heo rừng. 29
    3.1.3. Khả năng sinh trưởng của heo rừng ở tỉnh Bình Định. 31
    3.1.4. Khả năng sinh sản của heo rừng. 32
    3.2. ĐẶC ĐIỂM CÁC GIỐNG HEO RỪNG ĐANG ĐƯỢC NUÔI Ở BÌNH ĐỊNH 33
    3.2.1. Heo rừng Việt Nam thuần chủng. 33
    3.2.1.1. Đặc điểm chung. 33
    3.2.1.2. Đặc điểm sinh trưởng phát triển và sinh sản 33
    3.2.2. Heo rừng Thái Lan. 34
    3.2.2.1. Đặc điểm chung. 34
    3.2.2.2. Sinh sản và sinh trưởng. 35
    3.2.2.3. Thức ăn. 35
    3.2.3. Heo rừng lai 36
    3.2.3.2. Tập tính sinh hoạt và môi trường sống. 37
    3.2.3.3. Chọn giống và phối giống. 37
    3.2.3.3.1. Chọn giống. 37
    3.2.3.3.2. Ghép đôi giao phối 37
    3.3. TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI HEO RỪNG Ở 3 TRANG TRẠI ĐIỂN HÌNH 38
    3.3.1. Trạm chăn nuôi gia súc lớn và đồng cỏ Long Mỹ. 38
    3.3.1.1. Giới thiệu chung về cơ sở nghiên cứu. 38
    3.3.1.2. Tình hình chăn nuôi heo rừng. 39
    3.3.1.3. Tình hình sử dụng thức ăn. 40
    3.3.2. Trang trại heo rừng của ông Phan Đình Chạng. 44
    3.3.2.1. Giới thiệu chung về trang trại 44
    3.3.2.2. Khởi nghiệp. 44
    3.3.2.3. Tình hình chăn nuôi 45
    3.3.2.3. Tình hình sử dụng thức ăn của trại 47
    3.3.2.4. Tình hình dịch bệnh. 47
    3.3.3. Trang trại heo rừng của ông Lê Phước. 47
    3.3.3.1. Giới thiệu chung về trang trại điều tra. 47
    3.3.3.2. Tình hình chăn nuôi heo rừng của trại 48
    3.3.3.3. Tình hình sử dụng thức ăn của trại 49
    3.3.4. Đánh giá chung về tình hình chăn nuôi các giống heo rừng ở 3 trại 49
    3.4. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA VIỆC NUÔI HEO RỪNG 51
    3.4.1. Các chỉ tiêu thu chi 51
    3.4.1.1. Chi phí thức ăn. 51
    3.4.1.2. Chi phí chuồng trại 51
    3.4.1.3. Chi phí quản lý. 51
    3.4.1.4. Khối lượng heo rừng qua các giai đoạn sản xuất 52
    3.4.1.5. Bảng giá bán heo rừng . 52
    3.4.2. Hoạch toán kinh tế việc chăn nuôi heo rừng. 52
    3.4.2.1. Hoạch toán kinh tế nuôi thịt 52
    3.4.2.2. Hoạch toán kinh tế nuôi giống. 55
    KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 59
    1. KẾT LUẬN 59
    1.1. Về tình hình chăn nuôi heo rừng. 59
    1.2. Về cơ cấu giống. 59
    1.3. Về 3 trang trại nuôi điển hình. 59
    4.1.4. Về hiệu quả kinh tế: 60
    2. ĐỀ NGHỊ 60
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...