Luận Văn Tìm hiểu tỷ lệ béo phì ở người lớn Phường Vĩnh Ninh - Thành phố Huế

Thảo luận trong 'Y Khoa - Y Dược' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 18/1/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Hiện nay khi nền kinh tế ngày càng phát triển, mức sống ngày một tăng lên thì tình trạng thừa - cân béo phì đang trở thành một mối nguy cơ lớn đối với sức khỏe của cư dân ở tất cả các nước trên thế giới. Tổ chức Y tế Thế giới khẳng định “béo phì là một dịch bệnh toàn cầu”. Tính đến năm 2003 có trên 300 triệu người bị béo phì và 1,7 tỷ người thừa cân trên tổng số 6 tỷ dân cư trên thế giới [18]. Trong những năm gần đây béo phì đang có khuynh hướng gia tăng nhanh chóng ở một số nước trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương do sự phát triển kinh tế song hành với lối sống đô thị hóa hiện đại. Ở Việt Nam chúng ta hiện nay theo thống kê mới nhất của Viện dinh dưỡng Việt Nam (2005) tình trạng thừa - cân béo phì ở người trưởng thành độ tuổi 25-64 lên đến 16,8% và còn tăng lên theo thời gian [31]. Nghiên cứu của Trần Đình Toán tại bệnh viện Hữu Nghị cho thấy tỷ lệ béo phì tăng 4,4% năm 1990 lên 6,95% năm 1995 [23], nghiên cứu của Trần Thị Hồng Loan, Phan Nguyễn Thanh Bình (2004) Viện dinh dưỡng thành phố Hồ Chí Minh tại Thành phố Hồ Chí Minh trẻ < 5 tuổi tỷ lệ thừa cân từ 2,1% năm 1999 tăng 5,8% năm 2003 (tăng gấp 2,8% lần trong vòng 5 năm). Học sinh tiểu học tăng gấp đôi từ 12,2% năm 1997 tăng lên 22,7% năm 2003. Phụ nữ 15 - 40 tuổi tăng trọng và béo phì tăng từ 10,2% năm 1999 đến 12,4% năm 2003 [18].
    Béo phì không chỉ là vấn đề liên quan đến thẩm mỹ mà còn là mối nguy cơ đối với sức khỏe và tuổi thọ. Nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới cũng đã khẳng định rằng: béo phì là yếu tố thuận lợi làm tăng tỷ lệ bệnh tật như: Đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh tim mạch [4], [7]. Một báo cáo của chính phủ Braxin cho thấy các ca tử vong trong năm 2003 vì các bệnh do nguyên nhân béo phì gây ra như tiểu đường, tăng huyết áp, đau tim và đột quỵ lớn gấp 10 lần so với các ca tử vong do suy dinh dưỡng [10]. Các bệnh do béo phì gây ra dẫn đến chi phí y tế tăng, hiệu năng sản xuất giảm. Điều này không những là mối nguy cơ lớn đối với sức khỏe cá nhân mà còn ảnh hưởng đến nền kinh tế xã hội.
    Trước thực trạng đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài "Tìm hiểu tỷ lệ béo phì ở người lớn Phường Vĩnh Ninh - Thành phố Huế" nhằm 2 mục tiêu:
    1. Tìm hiểu tỷ lệ béo phì ở người lớn tại Phường Vĩnh Ninh – Thành phố Huế
    2. Tìm hiểu tỷ lệ người béo phì có tăng huyết áp

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Lê Văn Bàng (2004), Tình hình béo phì đối tượng trên 15 tuổi tại Thành phố Huế, kỷ yếu các công trình nghiên cứu nội tiết chuyển hóa lần thứ hai, NXB y học, tr 666 - 674.
    2. Lê Văn Bàng, Lê Văn Chi (2004), Nghiên cứu tình hình béo phì của người lớn tại phường Phú Hòa Thành phố Huế, kỷ yếu các đề tài nghiên cứu khoa học hội nghị nội tiết đái đường miền Trung mở rộng lần thứ IV, tr 304 - 310.
    3. Tạ Văn Bình (2001), Bệnh béo phì-nguy cơ và thái độ của chúng ta, y học thực hành, số 12/2001, tr 16-19.
    4. Ngô Đình Châu, Trần Hữu Dàng, Trần Trung Thông, Trần Thừa Nguyên, Nguyễn Tá Đông (2006), Béo phì và biến chứng ngoài tim mạch, y học thực hành số 548, hội nghị nội tiết và ĐTĐ miền Trung lần thứ V, NXB y học, tr 365-369 .
    5. Trần Hữu Dàng (2005), Béo phì, giáo trình sau đại học bệnh nội tiết chuyển hóa ,tr 202-211.
    6. Trần Hữu Dàng (2005), Cập nhật kiến thức về mô mỡ, y học thực hành số 521- Hội nghị khoa học y dược, Bộ y tế xuất bản, tr 452-455.
    7. Trần Hữu Dàng (2007), Béo phì, bài giảng bệnh học nội khoa, NXB y học, tr 152-153.
    8. Trần Hữu Dàng, Trần Thừa Nguyên (2004), Tỷ lệ đái tháo đường và rối loạn Glucose máu lúc đói ở bệnh nhân tăng cân, béo phì, hội nghị khoa học toàn quốc, chuyên ngành Nội tiết và chuyển hóa lần thứ hai, Hà nội tháng 11/2004, tr 654-658.
    9. Võ Thị Diệu Hiền (2007), Nghiên cứu tình hình thừa cân-béo phì của học sinh từ 11-15 tuổi tại một số trường trung học cơ sở Thành phố Huế, luận án chuyên khoa cấp II trường ĐHYD Huế, tr 1-42.
    10. Hoàng Hữu Hiếu, Dương Tiểu Long (2008), Tình trạng thừa cân béo phì và mô hình bệnh tật ở người béo phì tại một số phường Thành phố Huế, luận văn tốt nghiệp Bác sĩ y khoa trường ĐHYD Huế, tr 1-38.
    11. Nguyễn Đức Hoàng (2000), Nghiên cứu rối loạn Glucose máu ở người béo phì dạng nam, luận văn Thạc sĩ y học, trường Đại học y khoa Huế.
    12. Nguyễn Đức Hoàng, Dương Vĩnh Linh,Trần Hữu Dàng (2001), Có hay không có hội chứng qua 50 trường hợp nghiên cứu béo phì, kỷ yếu toàn văn các công trình nghiên cứu khoa học, tr 281-287.
    13. Nguyễn Hữu Hùng, Phan Phước Duyên (2007), Đánh giá béo phì ở nhóm tuổi 30-60 tại phường Phú Thuận-Thành phố Huế, luận văn tốt nghiệp Bác sĩ y khoa ĐHYD Huế.
    14. Nguyễn Thị Kim Hưng và CS(2002), Tình trạng thừa cân và béo phì các tầng lớp dân cư Thành phố Hồ Chí Minh năm 1996-2001, hội nghị khoa học thừa cân và béo phì với sức khỏe cộng đồng, Hà nội 2002, tr 107-118.
    15. Hà Huy Khôi (2002), Thừa cân và béo phì một vấn đề sức khỏe cộng đồng mới ở nước ta, hội nghị khoa học thừa cân và béo phì với sức khỏe cộng đồng, Hà nội 2002, tr 5-11.
    16. Hà Huy Khôi, Từ Giấy (2005), Dinh dưỡng hợp lý và sức khỏe, NXB y học, Hà nội 2005, tr 309-323.
    17. Nguyễn Thị Lâm, Nguyễn Công Khẩn (2002), Dự phòng béo phì trong cộng đồng, y học thực hành (số 418), tr 43-47.
    18. Trần Thị Hồng Loan, Phan Nguyễn Thanh Bình (2004), [I]Thực trạng thừa cân và béo phì tại TPHCM, kỷ yếu các công trình nghiên cứu [I]Nội tiết chuyển hóa lần thứ hai, NXB y học, tr 675-687.
    19. Bùi Đức Long (2006), [I]Tỷ lệ tăng huyết áp và các yếu tố nguy cơ xã Phi Điền, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, y học thực hành số 536, Bộ y tế xuất bản, tr 152-153.
    20. Phạm Vũ Long, Hồ Văn Lý (2008), [I]Nghiên cứu thể trọng và sự hiểu biết của người dân về nguy cơ béo phì tại xã Thủy Xuân, Thành phố Huế, luận văn tốt nghiệp Bác sĩ y khoa trường ĐHYD Huế, tr 1-43.
    21. Huỳnh Văn Minh (2006), [I]Cập nhật hội chứng chuyển hóa và biến chứng tim mạch, hội thảo chuyên đề
    22. Huỳnh Văn Minh (2007), [I]Tăng huyết áp, Bài giảng bệnh học nội khoa, NXB y học, tr 201-202.
    23. Lê Thành Nghi, Nguyễn Đăng Sự (2006), [I]Nghiên cứu thể trọng cán bộ công chức trường Đại học y khoa Huế, luận văn tốt nghiệp Bác sĩ y khoa, trường Đại học y dược Huế
    24. Trần Thừa Nguyên, Trần Hữu Dàng, Ngô Đình Châu, Trần Trung Thông (2006), [I]Rối loạn dung nạp Glucose máu ở người tăng trọng, béo phì có đề kháng insulin, y học thực hành số 548, Hội nghị nội tiết và ĐTĐ miền trung lần thứ V, NXB y học, tr 431-433.
    25. Trần Thị Phúc Nguyệt (2004), [I]Tình trạng thừa cân và béo phì ở trẻ 4-6 tuổi tại quận Ba Đình Hà nội và một số yếu tố liên quan, tạp chí nghiên cứu y học, tr 78-82.
    26. Nguyễn Thị Nhạn (2007), [I]Béo phì, bài giảng bệnh học nội khoa tập 2, NXB y học, tr 192-208.
    27. Hoàng Trọng Thảng (2006), [I]Gan nhiễm mỡ bệnh tiêu hóa gan mật, NXB y học, tr 310.
    28. Nguyễn Đình Toàn, Hoàng Khánh (2006), [I]Một số nhân trắc mới trong chẩn đoán béo phì người lớn, Y học thực hành số 548, Hội nghị nội tiết và ĐTĐ miền trung lần thứ V, NXB y học, tr 15-16.
    29. Trần văn Trường, Lê văn Đạt (2009[I]), khảo sát tỷ lệ béo bụng ở sinh viên hệ 4 năm trường ĐHYD Huế, luận văn tốt nghiệp bác sỹ Y khoa trường ĐHYD Huế.
    30. Doãn Thị Tường Vi, Phạm Quang (2004), [I]Rối loạn Lipid máu và THA ở người thừa cân, kỷ yếu các công trình nghiên cứu chuyên ngành Nội tiết chuyển hóa lần thứ hai, NXB y học, tr 660-665.
    31. Wedsites: http://www.epv.org.vn/prinpreview.apid=btl38[/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I]
     
Đang tải...