Báo Cáo Tìm hiểu tục đi sim của thanh niên dân tộc vân kiều ở miền núi tỉnh quảng trị

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÌM HIỂU TỤC ĐI SIM CỦA THANH NIÊN DÂN TỘC VÂN
    KIỀU Ở MIỀN NÚI TỈNH QUẢNG TRỊ

    AN INVESTIGATION IN TO THE CUSTOM OF “GOING SIM” OF VAN KIEU
    THE YOUTH IN THE HIGHLANHD OF QUANG TRI PROVINCE

    GVHD : ThS LưƠNG VĨNH AN
    Khoa Ngữ văn, Trường ĐHSP Đà Nẵng
    SVTH : DưƠNG THỊ THU TRANG
    Lớp : 04CVH1, Khoa Ngữ văn, Trường ĐHSP Đà Nẵng

    TÓM TẮT
    Mùa xuân là khoảng thời gian lãng mạn của thanh niên nam nữ người dân tộc Vân Kiều. Đi
    Sim là một phong tục truyền thống, là cách đi tìm người yêu của con trai con gái Vân Kiều ở
    miền núi tỉnh Quảng Trị. Thanh niên Vân Kiều khi đến tuổi dựng vợ, gả chồng, họ được phép
    đến ngủ ở những ngôi nhà Xu. Trong những buổi đi Sim ấy, họ trao cho nhau những câu hát
    giao duyên đầy tình cảm lãng mạn. Họ có thể ngủ lại ở những ngôi nhà rẫy trong rừng. Khi đã
    phải lòng nhau, chàng trai sẽ tặng cho bạn gái mình một chiếc vòng bạc để thay lời yêu
    thương. Tuy nhiên, luật tục người Vân Kiều cũng qui định, khi chưa thành vợ chồng, nếu có
    quan hệ tình dục thì sẽ bị phạt và trục xuất ra khỏi cộng đồng. Đi Sim đã trở thành một nét
    thuần phong mỹ tục của người Vân Kiều ở Quảng Trị từ bao đời nay. Chúng tôi mong rằng,
    những nhà quản lý có trách nhiệm xây dựng nên những ngôi nhà Xu cho các bạn trẻ Vân
    Kiều, để những đêm Sim của họ ngày càng tao nhã, lành mạnh hơn.
    SUMMARY
    Spring is the time of love for romantic Van Kieu teenagers. “Going Sim”, a traditionl nocturnal
    custom of Van Kieu people, is the occasion for teenagers to find their partners. When Van
    Kieu boys and girls reach the age of maturity, they are allowed to sleep in the communal
    house. On “going Sim”, they exchange romantic and sentimental songs. They could aslo spend
    a night in forest cabin and when they fall in love, the young men had to offer his sweetheart a
    sliver bracelet to prove his love. However according to the law Van Kieu community, people
    involved in sexual intercourse before marriage must be expelled as a punishment from the
    community. “Going Sim” has become a fine Van Kieu custom in Quang Tri province. I hope
    local administrators should be built to make the night sounder, more decent, and romantic with
    the building of the communal houses for young Van Kieu people.

    MỞ ĐẦU
    1.Lý do chọn đề tài

    Đi Sim là một nét văn hóa lãng mạn của nam nữ thanh niên người Bru – Vân Kiều nói
    chung và người Vân Kiều ở Quảng Trị nói riêng. Đó cũng chính là truyền thống đáng tự hào
    của họ. Đi Sim là cách đi tìm người yêu của con trai, con gái dân tộc Vân Kiều từ bao đời nay.
    Cái gì có thể mất đi nhưng tình yêu của con trai, con gái Vân Kiều thì xanh mãi như rừng
    Trường Sơn và chảy mãi như sông Đakrông. Những đêm Sim lãng mạn trong cảnh núi sông
    trữ tình là nền tảng đầu tiên cho hạnh phúc lứa đôi của người Vân Kiều. Nếp sống hiện đại
    kèm theo những luồng văn hoá không lành mạnh đang dần xâm nhập vào đời sống sinh hoạt
    của người Vân Kiều. Tục đi Sim với những giá trị truyền thống tốt đẹp đang đối diện với
    nguy cơ có thể mai một.
    Tìm hiểu về tục lệ đi Sim của thanh niên Vân Kiều ở vùng núi Quảng Trị, chúng tôi
    muốn tìm về những giá trị tốt đẹp của truyền thống văn hoá này, đồng thời thấy được những
    nét đặc sắc trong tục đi Sim. Qua đó, mong muốn tất cả nam nữ thanh niên Vân Kiều biết trân
    trọng, gìn giữ và phát huy giá trị truyền thống, đừng để hoen ố, mai một đi những nét văn hoá
    độc đáo, những giá trị đã làm nên bản sắc của dân tộc mình.
    2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
    Đề tài tập trung tìm hiểu về tục đi Sim của người Vân Kiều ở miền núi tỉnh Quảng Trị,
    với những nét văn hoá tiêu biểu được thể hiện trong tục lệ này.
    Trong khuôn khổ cho phép của một đề tài khoa học, phạm vi nghiên cứu được giới
    hạn:
    - Phạm vi không gian: tập trung chủ yếu ở hai huyện Huyện Đakrông và Hướng Hoá,
    tỉnh Quảng Trị
    - Phạm vi nội dung nghiên cứu: đề tài đi sâu nghiên cứu về những luật lệ của tục đi
    Sim; cách thức và quá trình đi Sim như thế nào; những làn điệu dân ca và những nhạc cụ
    truyền thống đi kèm với những làn điệu dân ca hát giao duyên trong những buổi đi Sim; thời
    gian, địa điểm diễn ra buổi đi Sim.
    3. Lịch sử nghiên cứu
    Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu về tục đi Sim của thanh niên dân tộc Vân Kiều
    ở Quảng Trị, chúng tôi đã tiếp cận được một số bài viết và công trình nghiên cứu đáng lưu ý.
    Bức tranh văn hoá các dân tộc Việt Nam, của tác giả Nguyễn Văn Huy (Chủ biên)
    ,Truyện kể về phong tục, truyền thống văn hoá các dân tộc Việt Nam, Tập 1 của Nguyễn Trọng
    Báu, Tình yêu và hôn nhân của người Vân Kiều của tác giả Côn Giang, Lễ cưới của người Bru
    – Vân Kiều” của Hồ Côn, Tập tục hát Sim – khát vọng tự do yêu đương của dân tộc Bru –
    Vân Kiề của tác giả Nguyễn Hữu Quý, “Âm nhạc cổ truyền Quảng Trị” của Sở văn hoá
    thông tin Quảng Trị,
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Phương pháp điền giã, khảo sát thực địa;Phương pháp điều tra, phỏng vấn; Phương
    pháp so sánh; Phương pháp phân tích, tổng hợp
    5. Cấu trúc đề tài
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục đề tài chúng tôi được chia
    làm các chương chính sau:
    - Chương một: Quan niệm về tình yêu và hôn nhân của người Vân Kiều ở Quảng Trị
    - Chương hai: Đi Sim - một phong tục mang bản sắc truyền thống của nam nữ thanh
    niên Vân Kiều ở Quảng Trị
    NỘI DUNG
    Chương một : QUAN NIỆM VỀ TÌNH YÊU VÀ HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI VÂN
    KIỀU Ở QUẢNG TRỊ

    1.1 Đôi nét về người Bru – Vân Kiều
    Người Bru – Vân Kiều được xem là dân tộc cư trú lâu đời ở Trường Sơn. Xưa kia
    người Vân Kiều đã từng sinh tụ ở miền Trung Lào, sau do những biến động lịch sử họ phải di
    cư đi các nơi, một bộ phận đi theo hướng tây bắc sang Thái Lan, một bộ phận đi về hướng
    đông tụ cư ở tây Quảng Trị, họ dựng làng ở xung quanh hòn núi Viên Kiều, về sau gọi là
    người Vân Kiều. Dần dần với tục lệ du canh du cư, họ di chuyển dần về miền núi hai tỉnh lân
    cận là Quảng Bình và Thừa Thiên Huế[10.77]. Hiện nay tổng số dân của đồng bào Bru – Vân
    Kiều khoảng 40.132 người. Có người cho Bru là tên tự gọi của dân tộc này. Tên gọi khác là
    Bru, Vân Kiều. Với các nhóm địa phương bao gồm Vân Kiều, Trì, Khùa, Ma Coong[4.21].
    Trải qua bao thăng trầm của lịch sử người Vân Kiều đã sáng tạo nên những nét văn hoá riêng
    trong đời sống vật chất cũng như tinh thần của mình, đó chính là những cái làm nên bản sắc
    độc đáo của tộc người này. Những nét văn hoá đó thể hiện qua đời sống tâm linh, các nghi lễ
    thờ cúng, những luật tục truyền thống và các mùa lễ hội. Được sự quan tâm của Đảng, Nhà
    nước và các cấp chính quyền, đến nay, người Vân Kiều nơi nơi đã không còn tập tục du canh,
    du cư mà dần đi vào ổn định, an cư lạc nghiệp, ai cũng có cơm ăn, áo mặc trẻ em được cắp
    Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008
    sách đến trường, sức khoẻ của đồng bào được chăm sóc đảm bảo, thông tin đại chúng đều
    được cập nhật mỗi ngày.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...