Chuyên Đề Tìm hiểu tư tưởng triết học pháp quyền của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Thảo luận trong 'TT Hồ Chí Minh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tìm hiểu tư tưởng triết học pháp quyền của Chủ tịch Hồ Chí Minh


    Chủ tịch Hồ Chí Minh được thế giới công nhận là Anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất của nhân loại, là một trong những người tạo nên khuôn mặt và tầm vóc của thế kỷ XX. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chắt lọc những tinh hoa văn hóa của dân tộc và của nhân loại để tạo nên tư tưởng độc lập của mình. Vì vậy, khi tìm hiểu nguồn gốc tư tưởng và tư tưởng triết học pháp quyền của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng ta nhất thiết phải tìm hiểu sự kết hợp hài hòa giữa tinh hoa văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa của nhân loại mà Người đã tiếp thu được không những qua sách vở mà còn qua những ngày tháng bôn ba khắp năm châu, bốn biển.

    Trước hết, phải lý giải tư tưởng triết học pháp quyền là gì và tầm quan trọng của nó đối với việc xây dựng hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia như thế nào.

    Theo Hê-ghen, tác giả của tác phẩm nổi tiếng “Triết học pháp quyền” xuất bản năm 1820 thì triết học pháp quyền nghiên cứu tư tưởng của pháp luật. Nhiệm vụ chủ yếu của triết học pháp quyền là tìm hiểu tư tưởng chủ đạo nằm trong pháp luật1 tạo nên tinh thần pháp luật. Tư tưởng triết học pháp quyền của Hê-ghen thực chất là tư tưởng về nguyên tắc và tính chất pháp luật2.

    Theo cuốn “Từ điển tiếng Pháp” nổi tiếng của Paul Robert3 thì triết học pháp quyền nghiên cứu những nguyên tắc chung, theo đó, một hệ thống pháp luật được xây dựng và thực hiện. Còn theo “Từ điển Bách khoa toàn thư tiếng Pháp” do Nhà xuất bản ALPHA phát hành tại Paris 19934 thì triết học pháp quyền cũng nghiên cứu những nguyên tắc tạo nên nền tảng của một hệ thống pháp luật. Tóm lại, tư tưởng triết học pháp quyền là tư tưởng chỉ đạo cho việc xây dựng, thực hiện một hệ thống pháp luật nhất định.

    Việc xác định tư tưởng triết học pháp quyền có tầm quan trọng đặc biệt đối với xây dựng hệ thống pháp luật của một quốc gia. Chỉ khi nào có tư tưởng triết học pháp quyền độc lập thì khi đó một dân tộc, một quốc gia mới không bị lệ thuộc và không bị đô hộ bởi tư tưởng triết học pháp quyền của một quốc gia khác. Kinh nghiệm lịch sử cho thấy rằng, sở dĩ có hiện tượng sao chép, “nhập khẩu” pháp luật nước ngoài là do các nhà lập pháp không có tư tưởng triết học pháp quyền độc lập. Pháp luật do một quốc gia đặt ra là để điều chỉnh các quan hệ xã hội tồn tại trong quốc gia đó, mỗi dân tộc, mỗi quốc gia đều có những đặc điểm đặc thù của mình. Những đặc điểm đó thể hiện trong những phong tục tập quán, nếp sống, cách giao tiếp, cách ăn mặc, tính cách con người, trong quan hệ mà xã hội phong kiến cho là rường cột như quan hệ vua tôi, cha con, vợ chồng, anh em, bạn bè, trong tiếng nói chữ viết, trong cách thiết lập mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng. Nói tóm lại, mỗi dân tộc đều có nền văn hóa của mình. Khi một dân tộc đánh mất bản sắc văn hóa của mình thì dân tộc đó đã bị dân tộc khác mạnh hơn đồng hóa. Việc “nhập khẩu” pháp luật, sao chép y nguyên pháp luật nước ngoài làm pháp luật của Nhà nước mình là biểu hiện của sự lệ thuộc tư tưởng triết học pháp quyền nước ngoài.

    Tuy nhiên cần phải phân biệt sự sao chép máy móc, photocopie nguyên bản với sự học tập, nghiên cứu, tiếp thu những tinh hoa, những hạt nhân hợp lý trong pháp luật nước ngoài. Một tư tưởng triết học pháp quyền đúng đắn là tư tưởng về xây dựng một hệ thống pháp luật Việt Nam vừa tiếp thu những tinh hoa của khoa học pháp luật hiện đại của nhân loại, vừa mang bản sắc của khoa học pháp lý Việt Nam. Với quan điểm chủ đạo này, chúng ta thử tìm hiểu một số tư tưởng triết học pháp quyền của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

    1. Tư tưởng “nước lấy dân làm gốc”

    Tư tưởng “nước lấy dân làm gốc” có nguồn gốc từ Khổng Tử và Mạnh Tử. Khổng Tử sinh dưới đời vua Linh Vương nhà Chu ở Trung Hoa (năm 551 trước Công nguyên), là người đề xướng thuyết “Tôn quân quyền”. Theo ông, quân quyền (vương quyền) là quyền lực tối cao của một nước cần phải dành riêng cho một người để đảm bảo sự thống nhất trong xã hội. Người nắm quyền tối cao này là đế hay là vương. Vì quân quyền hay quan hệ đến vận mệnh của xã hội, của cả dân tộc nên người nắm quyền lực tối cao này phải là người chính nghĩa, là người được mệnh trời. Muốn được mệnh trời nhà vua cần cư xử có đức độ và trong phép trị nước phải lấy dân làm gốc. Nghĩa là vua phải biết thương dân như con đẻ của mình, chăm nom đến quyền lợi của dân và hết sức công minh, không thể vì lợi ích của riêng mình, của dòng họ mình, của người thân mình mà làm hại đến lợi ích của dân. Nhà vua không được làm điều gì trái với lòng dân vì ý dân là ý trời. Vì vua
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...